Bắt 2 cán bộ Hải quan, thu 144 siêu xe trong vụ Dũng “mặt sắt”
Đây là những chiếc “siêu xe” đang được xác minh liên quan đến các đối tượng trong vụ Dũng “mặt sắt” và đồng bọn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Cơ quan Công an đã bắt giữ 2 cán bộ Hải quan liên quan đến vụ việc này.
Cho đến chiều 21/11, các trinh sát, điều tra viên của tổ Cảnh sát đặc biệt thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI) vẫn đang vất vả trong việc vận chuyển, tiếp nhận 144 chiếc xe ôtô do Tổng cục Hải quan thu giữ và chuyển đến.
Đây là những chiếc “siêu xe” đang được xác minh liên quan đến các đối tượng trong vụ Dũng “mặt sắt” và đồng bọn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Chúng tôi thấy có các loại xe như: Audi A8L, Volkswagen Towareg, Mercedes, Range Rover…
Như Báo CAND đã đưa tin, vào đêm 5/5, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục VI, hàng trăm CBCS của tổ công tác đặc biệt của Tổng cục VI, lực lượng Cảnh sát cơ động – Bộ Công an và lực lượng đặc nhiệm phòng chống ma túy – Bộ Tư lệnh Biên phòng đã phối hợp triệt phá đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh do Hà Tuấn Dũng, tức Dũng “mặt sắt” cầm đầu.
Tại thời điểm bắt giữ, cơ quan CSĐT kiểm tra thực tế tại khu vực cửa khẩu, phát hiện và thu giữ 36 xe ôtô hạng sang, hạng “siêu xe” gồm: 1 xe Maybach 62S; 2 xe Ferrari; 1 xe Maserati; 3 xe Porsche Cayenne; 4 xe BMW 750; 5 xe Audi (A6, A8, Q7,S8); 12 xe Range Rover và Land Rover; 7 xe Mercedes (GL450, GL550, S550, S600); 1 xe Toyota FJ Cruser đang để trong chợ và sân trong khu vực cửa khẩu. Trong số này, có nhiều chiếc xe đã gắn biển kiểm soát nước ngoài.
Một số “siêu xe” bị thu giữ trong vụ án.
Tiếp đó, vào những ngày sau đó, cơ quan CSĐT- Bộ Công an đã thu giữ được 19 xe ôtô nữa liên quan đến vụ án, nâng tổng số xe tang vật thu giữ đợt đầu là 55 chiếc. Kiểm tra tất cả 55 xe bị tạm giữ nói trên, cơ quan Công an đều phát hiện số Vin thực tế của các xe không đúng số Vin mà các doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ tạm nhập, tái xuất với cơ quan Hải quan (sai các ký tự, năm sản xuất của xe trong dãy số Vin).
Tất cả các xe trên đều không có tài liệu chứng minh xuất xứ của xe, chỉ có vận đơn của các hãng tàu chuyển cho doanh nghiệp Việt Nam nơi nhận hàng. Kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự- Bộ Công an cũng cho thấy, toàn bộ 55 xe ôtô bị tạm giữ đều là xe đã qua sử dụng.
Theo lời khai của các đối tượng, đặc biệt là lời khai của các đối tượng thuộc các doanh nghiệp đã có các tờ khai tạm nhập, tái xuất các lô hàng “siêu xe” ôtô bị thu giữ nói trên thì tất cả các hợp đồng kinh tế mua bán xe với các pháp nhân nước ngoài (nơi mua và bán) trong hồ sơ kê khai với Hải quan chỉ là hình thức, do họ tự tạo dựng ra để nhập khẩu, xuất khẩu xe ôtô theo hình thức tạm nhập, tái xuất xe mới (chưa qua sử dụng). Nhưng thực tế, việc nhập, xuất này đều thực hiện theo sự điều hành của một số đối tượng người Trung Quốc từ cuối năm 2012.
Tất cả những xe này đều là xe cũ, đã qua sử dụng và các đối tượng đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để sửa chữa xe. Và để phù phép cho các xe ôtô này trở thành ôtô mới, được thông quan (nhập khẩu) và vận chuyển sang Trung Quốc (tái xuất) một cách dễ dàng, các doanh nghiệp trên đã phải viện đến Dũng “mặt sắt” để đối tượng này “bao biên” giúp, hoặc móc ngoặc với một số cán bộ hải quan thoái hóa biến chất…
Video đang HOT
Cho đến thời điểm này, cơ quan điều tra xác định, riêng qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, các đối tượng đã vận chuyển trái phép hơn 1 nghìn xe ôtô các loại, liên quan đến 7 doanh nghiệp đứng ra làm thủ tục mở tờ khai tạm nhập, tái xuất.
Đồng thời, khi phát hiện thủ đoạn phạm tội của các đối tượng trong việc lợi dụng chính sách “tạm nhập, tái xuất” của Nhà nước ta, cơ quan CSĐT đã có văn bản gửi Tổng cục Hải quan, yêu cầu kiểm tra, rà soát lại tất cả các cửa khẩu ở Hải Phòng và Quảng Ninh để phát hiện những xe ôtô thuộc diện vi phạm nói trên.
Qua đó, Tổng cục Hải quan đã phát hiện 144 xe ôtô đã được thông quan tại một số cửa khẩu đang chờ tái xuất liên quan đến các đối tượng trong vụ án để chuyển cho cơ quan CSĐT- Bộ Công an xử lý (như phần đầu bài viết đã đề cập đến). Qua giám định, Tổng cục Hải quan đã có kết luận, toàn bộ 144 xe nói trên đều là xe ôtô đã qua sử dụng.
Điều đáng nói rằng, trong vụ án này, để các đối tượng có thể lộng hành, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng nghìn xe ôtô qua biên giới trong một thời gian dài thì không thể không nói đến trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng.
Tất cả các xe ôtô do bọn Dũng “mặt sắt” và các doanh nghiệp liên quan nhập khẩu, tái xuất tại Chi cục Hải quan Cái Lân. Thế nhưng, không hiểu kiểm tra, giám sát kiểu gì mà các cán bộ hải quan ở đây vẫn cho rằng các xe ôtô đã qua sử dụng kia là xe mới, lại không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nhưng vẫn cho thông quan.
Sau khi làm các thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cảng Cái Lân, Chi cục Hải quan nơi này đã làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh để giám sát xuất.
Cống thoát nước tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, nơi các đối tượng vận chuyển trái phép xe ôtô qua biên giới.
Ở cửa khẩu này, đáng nhẽ các hàng hóa tái xuất phải được đưa qua một cửa chính thống (có các cơ quan chức năng giám sát xuất làm việc), thì hơn 1 nghìn chiếc xe ôtô do 7 doanh nghiệp liên quan trong vụ án mở tờ khai đã lần lượt được đi theo đường riêng (qua lòng cống, theo đường mòn) sang Trung Quốc.
Hiện cơ quan CSĐT đang làm rõ sai phạm của các cán bộ liên quan trong vụ việc này. Trước hết, cơ quan Công an đã bắt giữ 2 cán bộ của Đội nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát hàng hóa của Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh vì đồng phạm với hành vi “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. Đó là Triệu Hoài Anh, 39 tuổi, trú tại phường Bạch Đằng, TP Hạ Long và Bùi Quang Anh, 29 tuổi, trú tại Thanh Sơn (Uông Bí, Quảng Ninh.
Thông tin mới nhất chúng tôi nhận được, cho đến thời điểm này, cơ quan Công an đã khởi tố 26 đối tượng về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong đó, 4 đối tượng bị khởi tố thêm tội danh thứ 2 (tội buôn lậu) là Hà Tuấn Dũng; Bùi Tiến Quảng, Giám đốc Công ty Tuấn Đông; Hoàng Đào Xuân Nghĩa; Nguyễn Thành Trung, Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại quốc tế NC.
Trong số 26 đối tượng bị khởi tố nói trên, cơ quan CSĐT đã nỗ lực bắt giữ được 22 đối tượng. 4 đối tượng hiện đang bị truy nã là Hà Tuấn Dũng, Hoàng Đào Xuân Nghĩa, Nguyễn Thành Trung; Hồ Quang Đoàn (cũng là nhân viên của Công ty cổ phần Thương mại quốc tế NC). Cơ quan điều tra đề nghị các đối tượng đang lẩn trốn ra đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật. Ai biết thông tin về các đối tượng trên, liên hệ với Cơ quan CSĐT Bộ Công an để tố giác tội phạm
Theo T. Hòa
Công an nhân dân
Đề nghị truy tố nguyên trưởng công an huyện Khánh Sơn
Nhận được đơn tố cáo của các phu trầm, Công an tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc, sau đó đình chỉ công tác nguyên Trưởng công an huyện Khánh Sơn trước khi đề nghị truy tố bị can về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Ngày 19/11, đại tá Phạm Trọng Cường - Chánh văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, cơ quan này vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thành Trung - nguyên trung tá, Trưởng Công an huyện Khánh Sơn, nguyên Phó giám thị trại giam (PC81B) Công an tỉnh Khánh Hòa về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" trong việc tiêu thụ kỳ nam mà một số Công an huyện Khánh Sơn đã ăn chặn của dân săn trầm kỳ tại xã Sơn Trung (huyện Khánh Sơn) vào cuối tháng 9/2012.
Liên quan đến vụ án này còn có ba cán bộ Công an huyện Khánh Sơn gồm nguyên trung tá Nguyễn Hồng Hà - đội trưởng Đội cảnh sát giao thông; nguyên thiếu tá Vũ Anh Trung - đội trưởng đội Cảnh sát kinh tế - môi trường; nguyên thượng úy, đội trưởng đội cảnh sát bảo vệ - hỗ trợ tư pháp Trần Lệ Kiên bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cùng tội danh này, một người dân ở thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn là Luân Văn Nam bị đề nghị truy tố với vai trò đồng phạm.
Từng có hàng ngàn người đổ về huyện Khánh Sơn để tìm vận may
Trước đó, đầu tháng 9/2012, từ một nguồn tin của những phu trầm ở Quảng Nam rằng họ vừa trúng đậm kỳ nam tại rừng Gộp Ngà ở thung lũng Ô Kha thuộc xã Sơn Trung huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), lập tức hàng ngàn người đổ về đây để tìm vận may.
Trước tình trạng quá lộn xộn, gây mất an ninh trật tự tại vùng cao này, UBND huyện Khánh Sơn thành lập Đội liên ngành gồm nhiều cơ quan chức năng trong huyện do Công an huyện Khánh Sơn làm thường trực.
Nhiệm vụ của Đội liên ngành là ngăn chặn dòng người đổ về Khánh Sơn, giải thích cho phu trầm hiểu rõ về các quy định của chính quyền chứ không phải tịch thu trầm của họ. Thế nhưng, một số thành viên của đội này đã "làm khác" với tinh thần chung nói trên.
Để cho giới tìm trầm "an tâm" đào bới, một số thành viên là công an thuộc Đội liên ngành, đã bật đèn xanh với cam kết bằng miệng: "Nếu đào được trầm sẽ ăn chia theo tỷ lệ 50/50". Thấy phương án này có thể "chịu được", các phu trầm đã đồng ý.
Đêm 26/9/2012, nhóm của Thừa đào bới được một cục trầm kỳ, nhưng do lo ngại xảy ra tranh giành, xô xát vì rất đông người tụ tập gần đó nên anh Thừa chủ động giao cho thượng úy Trần Lệ Kiên - thành viên đội công tác liên ngành cất giữ.
Sau đó Thừa và Kiên cùng một số cán bộ trong đội liên ngành bàn chuyện bán cục trầm kỳ lấy tiền chia nhau. Sau nhiều lần bàn bạc, cục trầm kỳ được chuyển giao cho trung tá Nguyễn Thành Trung đưa đến nơi khác tiêu thụ.
Sau khi bán được cục trầm kỳ nêu trên không rõ giá bao nhiêu, nhưng trung tá Nguyễn Thành Trung mang tiền về Khánh Sơn đưa cho Nguyễn Ngọc Thừa 1,6 tỷ đồng; nhóm của công an và huyện đội do thiếu tá Vũ Anh Trung đại diện được chia 1,4 tỷ đồng, nhóm của Luân Văn Nam, Hoàng Xuân Vương - người dân ở thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn có tham gia đào bới trầm kỳ được chia 800 triệu đồng.
Khoản tiền 1,6 tỷ đồng Nguyễn Văn Thừa đã nhận, cả nhóm chia nhau tiêu xài, 1,4 tỷ đồng do thiếu tá Vũ Anh Trung đại diện công an, huyện đội tiếp nhận, cơ quan điều tra đã thu hồi.
Cũng trong tối 26/9/2012, Huỳnh Trung Nghĩa - biệt danh Gồ "em", ngụ ở thôn Trung Dõng 2, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đào bới được một cục trầm kỳ dài khoảng 20cm, nhưng Luân Văn Nam có mặt gần đó đã ập đến buộc Nghĩa đưa cục trầm kỳ đó rồi chuyển giao cho trung tá Nguyễn Hồng Hà - thành viên đội liên ngành.
Cục trầm kỳ này cũng được giao đến tay trung tá Nguyễn Thành Trung đưa về TP Cam Ranh bán được 350 triệu đồng. Số tiền này trung tá Nguyễn Hồng Hà nhận 195,5 triệu đồng đã và đã giao nộp cho cơ quan điều tra, phần còn lại Luân Văn Nam và Hoàng Xuân Vương chia nhau tiêu xài nên không thu hồi được.
Nhận được đơn tố cáo của các phu trầm, Công an tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc, lần lượt ban hành các quyết định đình chỉ công tác đối với trung tá Nguyễn Thành Trung cùng ba cán bộ công an nêu trên để cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can và thực thi lệnh bắt tạm giam về các tội danh nêu trên.
Trịnh Anh
Theo Dantri
Vụ 'ăn chặn trầm': Đề nghị truy tố nguyên trưởng công an huyện Liên quan đến vụ "ăn chặn trầm" ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa), ngày 19.11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết đơn vị này vừa có kết luận điều tra vụ việc. Người dân đổ xô đi đào trầm ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) hồi tháng 9.2012 Đồng thời Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa cũng...