Bastion-P – tên lửa ‘Lá chắn thép’ bảo vệ biển Đông của Việt Nam
Từ khi có mặt trong biên chế Hải quân VN, tổ hợp Bastion-P với tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm Yakhont đã nhanh chóng trở thành “lá chắn thép” bên bờ Biển Đông.
Mô phỏng cơ chế giám sát và tấn công mục tiêu của Bastion – P.
K-300P Bastion-P (NATO: SSC-X-5) là hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối hải thế hệ mới của Nga được nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới đánh giá cao. Đây là vũ khí phù hợp với hầu hết các quốc gia có đường bờ biển dài và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào biển nhưng lại chưa có điều kiện để xây dựng một hạm đội mạnh cho riêng mình. Từ khi có mặt trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam, tổ hợp Bastion-P với tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm Yakhont đã nhanh chóng trở thành “lá chắn thép” bên bờ biển Đông.
Cấu hình cơ bản của hệ thống Bastion-P gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P SPU (là loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930); xe K-340P SPU có trọng tải 41 tấn và có thể mang theo từ 2 đến 3 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa. Ống phóng kiêm ống bảo quản TPS dạng kín có chiều dài 8,90 m; đường kính 0,71 m; tổng trọng lượng cả đạn là 3.900 kg.
Ngoài ra, tổ hợp còn được trang bị 1 đến 2 xe điều khiển K-380P MBU trọng tải 25 tấn (trên khung xe MZKT- 65273), có khả năng chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; 1 xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD; 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P SPU; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Cấu hình trên của hệ thống có thể tùy biến theo nhu cầu.
Bên cạnh cấu hình tổ hợp, Bastion-P còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như hệ thống radar ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm radar Oko băng sóng dm gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).
Video đang HOT
Xe mang phóng tự hành K-340P SPU của hệ thống Bastion-P
Trái tim của hệ thống Bastion-P chính là tên lửa hành trình đối hạm P-800 Yakhont (NATO: SS-N-26). Đây là một trong những tên lửa đối hạm hiện đại nhất của Nga được phát triển từ các thiết kế cũ hơn như P-120 Malakhit, P-270 Moskit và P-500 Bazalt. Yakhont có chiều dài 8,9 m; đường kính 0,67 m; tổng khối lượng 3.000 kg; tên lửa có 4 cánh delta giữa thân và 4 cánh nhỏ hơn ở đuôi để kiểm soát đường bay.
Tên lửa P-800 Yakhont
Việc nghiên cứu thiết kế P-800 được bắt đầu vào năm 1985 bởi NPO Mashinostroenya. Khi ra mắt năm 1996, Yakhont lập tức thỏa mãn tất cả những yêu cầu đề ra của Hải quân Nga về một loại tên lửa chống hạm mới như: độ chính xác cao; có tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn hành trình; có thể phóng từ hầu hết các phương tiện mang gồm máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe phóng trên đất liền… Đặc biệt, đây là loại tên lửa đối hạm thông minh, có chức năng “bắn và quên”, nghĩa là sau khi được khởi động tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt.
Sau khi rời bệ phóng, ở khoảng cách từ 60 đến 80 km, Yakhont sẽ bật radar của mình để tìm kiếm mục tiêu. Khi phát hiện mục tiêu và tiến sát đến gần ở cự ly từ 25 đến 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.
Một điều đặc biệt nữa đó là để tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu, tên lửa Yakhont thường sử dụng chiến thuật “bầy sói”: Một mục tiêu sẽ phải đối mặt với 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau. Trong nhóm phóng, tên lửa dẫn đầu bay cao cung cấp tham số mục tiêu cho 2 tên lửa còn lại bay ở quỹ đạo thấp. Sau khi đã tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại sẽ hướng đến các tàu chiến khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng 1 mục tiêu.
Được trang bị một động cơ phản lực dòng thẳng nhiên liệu lỏng cực mạnh cùng với một tầng đẩy phụ trội hoạt động bằng nhiên liệu rắn, Yakhont có thể tăng tốc lên đến Mach 2,5 (3.000 km/h). Với tốc độ cao, khả năng bay thấp (cách mặt biển từ 5 m đến 15 m), sẽ không có một hệ thống phòng thủ nào của tàu chiến hiện nay có thể chặn được Yakhont.
Không những thế, Yakhont còn được sơn phủ một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt nhằm giảm tối đa khả năng bị phát hiện; thậm chí tên lửa còn được trang bị hệ thống cảnh báo bị radar khóa cùng với máy tính kỹ thuật số cực mạnh giúp thực hiện các đường bay thao diễn phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương. Cuối cùng, với đầu đạn nặng 200 kg xuyên thép, Yakhont có thể vô hiệu hóa hầu hết tàu chiến cỡ lớn chỉ với một phát bắn duy nhất.
Quỹ đạo bay của tên lửa Yakhont với 2 chế độ cao-thấp và thấp-thấp
Mỗi tổ hợp Bastion-P có thể bao gồm 36 tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa chống hạm tự dẫn siêu thanh này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách 300 km. Một tổ hợp có thể bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích lên đến 200 km2.
Nếu được đặt ở các tỉnh thành ven biển miền Trung ví dụ như Đà Nẵng, hệ thống Bastion-P với tên lửa Yakhont có thể tạo ra một vành đai an toàn trên biển, bao phủ gần như trọn vẹn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để bảo vệ các tàu thuyền tránh được sự đe dọa, đồng thời phát huy sức mạnh ngăn chặn các hành động leo thang hoặc phong tỏa đường xuống phía nam của kẻ địch.
Với những vũ khí, khí tài như hệ thống tên lửa bờ tối tân Bastion-P, hệ thống tên lửa bờ tầm xa đã được hiện đại hóa Redut-M; tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, Molniya 1241.8; tàu ngầm Kilo 636; máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2… chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin tưởng rằng chủ quyền biển đảo thiêng liêng sẽ luôn được giữ vững.
Theo Xahoi
Đàm phán vụ giàn khoan: Hãy nhớ vụ bội ước ở Scarborough!
Quan chức ngoại giao Trung Quốc vu cáo tàu Việt Nam cố tình đâm húc tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố Trung Quốc có thể đàm phán nếu Việt Nam rút tàu.
Giàn khoan HD-981 trên thềm lục địa Việt Nam
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, hôm qua, một quan chức Bộ Ngoại giao nước này lại đổ thêm dầu vào lửa khi vu cáo các tàu Việt Nam "cố tình đâm húc vào tàu Trung Quốc" ở khu vực giàn khoan HD-981.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời Yi Xianliang, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng tàu Trung Quốc đã kiềm chế tối đa, và chỉ phản ứng lại bằng vòi rồng, và rằng các tàu Trung Quốc hoạt động ở khu vực này đều là tàu dân sự.
Đây là những lời lẽ hoàn toàn sai sự thật. Trong cuộc họp báo quốc tế do Việt Nam tổ chức chiều 7/5 tại Hà Nội, ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, tính đế thời điểm đó, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường tổng cộng 80 tàu các loại để tham gia bảo vệ và phục vụ giàn khoan 981. Trong đó có 7 tàu quân sự, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh và nhiều tàu khác.
Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra ngăn chặn hành vi trái phép thì các tàu bảo vệ được sự yểm trợ của máy bay có hành động hung hăng đâm thẳng vào tàu của Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước nhằm vào tàu của Việt Nam gây hư tàu và gây thương tích.
Cũng trong cuộc họp báo này, phía Việt Nam đã công bố một video cho thấy các tàu Trung Quốc cố ý đâm húc và tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.
Từ những lập luận vu cáo nói trên, Yi Xianliang cho biết, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Việt Nam phải rút các tàu ra khỏi khu vực giàn khoan HD-981. Tuy nhiên, theo nhận định của The Diplomat, tạp chí uy tín về các vấn đề châu Á- Thái Bình Dương có trụ sở tại Nhật Bản, thì đề nghị này sẽ không hấp dẫn được Hà Nội, vì Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ tự nguyện rút tàu của họ.
Hơn nữa, trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có tiền lệ bội ước, lợi dụng thỏa thuận hai bên cùng rút để kiếm lợi cho mình.
The Diplomat dẫn chứng lại vụ việc ở bãi cạn Scarborough của Philippines. Tháng 6/2012, sau một thời gian căng thẳng, Philippines công bố thỏa thuận với Trung Quốc về việc hai bên cùng rút lực lượng. Trung Quốc xác nhận có thỏa thuận này, và tàu hai bên cùng rút đi trước khi một cơn bão lớn đổ bộ. Tuy nhiên, sau đó, tàu Trung Quốc đã quay lại và hiện diện thường xuyên ở khu vực. Lực lượng Trung Quốc còn cắt đứt tuyến đường duy nhất dẫn vào vùng nước bên trong bãi cạn để kiểm soát hoàn toàn việc ra vào ở đây.
Theo Xahoi
Đại diện Chi đội Kiểm ngư 3: Không khoan nhượng trước hành vi cua Trung Quốc Hai trong số các tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị phía Trung Quốc đâm hỏng là tàu 2012 và 4033 được gấp rút sửa chữa. Tàu cảnh sát biển 4033 đang được sửa chữa ở Đà Nẵng Ông Thu cho biết các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục va quẹt, kè ngăn chặn các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam làm...