Bastion diệt mục tiêu tại Crimea sau tuyên bố phong tỏa Bosphorus
Theo RIA Novosti, loạt vũ khí tối tân Bastion, pháo Bereg vừa bất ngờ được Nga huy động vào cuộc tập trận tại căn cứ hải quân Novorossiysk (Nga).
Nguồn tin dẫn lời ông Vyacheslav Trukhachev, phát ngôn viên của Hạm đội Biển Đen Nga cho biết: “Cùng tham gia hoạt động kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên còn có hơn 10 tàu và 100 thiết bị các loại”.
Trong cuộc diễn tập này, kíp vận hành hệ thống Bastion đã thực hiện phóng tên lửa giả định vào các mục tiêu trên mặt nước.
“Ngoài ra, việc huy động các tổ đội pháo tự hành Bereg nhằm thực hành nhiệm vụ động chống đổ bộ trên bờ Biển Đen”, ông Trukhachev nói.
Vị đại diện này còn cho biết thêm rằng, các tàu chiến đã hoàn thành tốt bắn pháo và tên lửa vào mục tiêu trên biển và trên không, các tàu quét thủy lôi huấn luyện rà phá bom mìn, tàu chống hạm cỡ nhỏ thao tác tìm kiếm, tiêu diệt tàu ngầm đối phương.
Nga diễn tập với hệ thống Bastion tại Crimea.
Trước khi thực hiện cuộc diễn tập bất ngờ này, Bộ Quốc phòng Nga đã thực hiện triển khai hệ thống tên lửa bờ Bastion mới nhất đến bán đảo Crimea hồi cuối năm 2016. Đợt triển khai Bastion gồm khoảng 10 xe, trong đó có 4 bệ phóng.
“Bastion sẽ được bố trí tại hai khu vực trên bán đảo. Các tổ hợp Bastion giúp tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ biển tại Crimea”, cơ quan báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Quyết định triển khai này theo Tông Tham mưu trưởng quân đội Nga, Đại tướng Valery Gerasimov, chỉ với hệ thống Bastion, Moskva có thể giữ vững Crimea và kiểm soát toàn bộ eo biển Bosphorus.
Tuyên bố của Tướng Gerasimov được đăng tải trên trang Sputnik. Hạm đội Biên Đen của Hải quân Nga có đủ khả năng tiêu diệt bất cứ kẻ thù tiêm năng tiên vào Crimea, nhờ hệ thông trinh sát và vũ khí hiện đại.
Video đang HOT
“Hạm đội biển Đen có mọi thứ cần thiết để làm vậy: vũ khí và phương tiện tình báo phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 500km. Chỉ riêng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion đã mở rộng phạm vi kiểm soát lên 350km tới và bao quát cả eo biển Bosphorus”, tướng Gerasimov tuyên bố.
Tuyên bố của Tướng Gerasimov được đưa ra sau khi Nga kết thúc cuộc tập trận quy mô cực lớn mang tên Caucasus 2016 diễn ra hồi cuối năm 2016. Cuộc tập trận có sự tham gia của 12.500 binh sĩ. Mục tiêu của cuộc tập trận quy mô lớn này là nhằm “quy hoạch, chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu”.
Caucasus 2016 diễn ra sau khi Nga tuyên bố phá vỡ âm mưu phá hoại trên bán đảo Crimea do lực lượng tình báo Ukraine tiến hành đã khiến nhiều nhà phân tích quốc phòng tin rằng nó thực tế là một cuộc biểu dương lực lượng nhằm răn đe Kiev và các đồng minh phương Tây, khẳng định quyền kiểm soát bán đảo của Moscow.
Đặc biệt, ngay trước đó, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu đã lần đầu tiên công khai vũ khí Moskva đã triển khai tại bán đảo này kể từ khi sáp nhập vào lãnh thổ liên bang.
“Quân khu Nam đã được cung cấp hơn 4.000 mẫu vũ khí mới và trang thiết bị quân sự nâng cấp. Tại đây đã triển khai các hệ thống tên lửa cảnh báo bờ biển Bastion và Bal, các tàu ngầm Novorossiysk và Rostov-na-Donu. Những vũ khí này dễ dàng khiến những cái đầu nóng của kẻ thù bớt hung hăng hơn”, ông Sergei Shoigu tuyên bố.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Những vũ khí Nga khiến phương Tây phải dè chừng
Trong trường hợp xung đột nổ ra giữa Nga và các nước phương Tây, Moscow sở hữu những hệ thống vũ khí uy lực khiến đối phương phải dè chừng, theo bình luận viên Tomas Hirst của Business Insider.
Tàu lửa dẫn đệm khí lớp Bora của Nga là loại tàu chiến nhanh nhất thế giới hiện nay. Với cấu tạo hai thân có tính năng của tàu đổ bộ đệm khí, tàu tên lửa này có thể lướt đi với vận tốc tới 100 km/h. Tàu được trang bị 8 tên lửa diệt hạm Mosquito, 20 tên lửa phòng không cùng thủy thủ đoàn 68 người. Ảnh: Reddit.
Pantsir -S1 là hệ thống tên lửa kết hợp pháo phòng không tầm ngắn - tầm trung, trang bị 12 tên lửa dẫn đường và pháo tự động 30 mm đối phó hiệu quả với các loại máy bay, trực thăng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của đối phương. Ảnh: Wiki Commons.
Novorossiysk, chiếc đầu tiên trong 6 chiếc tàu ngầm tàng hình diesel - điện, được hạ thủy ở nhà máy đóng tàu St. Petersburg năm ngoái. Theo các nhà thiết kế, công nghệ tàng hình giúp tàu ngầm này gần như không thể bị phát hiện khi lặn. Ảnh: AFP.
Tiêm kích phản lực đa nhiệm Mig-35 có thể vừa tấn công mặt đất chính xác và tác chiến không đối không hiệu quả. Nhờ khả năng hành trình ở vận tốc 2400 km/h, Mig-35 có thể vừa không chiến vừa tiêu diệt các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất từ xa cũng như tiến hành các nhiệm vụ trinh sát trên không. Ảnh: Wiki Commons.
Hệ thống Buk-2 sở hữu các tên lửa 9M317, mang theo đầu đạn nặng gần 70 kg, có tầm bắn 14 km với vận tốc Mach 3 (1020 m/s). Ảnh: Wiki Commons.
RS-24 Yars, hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa, có thể mang theo các đầu đạn hạt nhân tấn công nhiều mục tiêu độc lập với tầm bắn trên 16.000 km. Được thiết kế để thay thế tên lửa đạn đạo Topol-M và được biên chế từ năm 2010, mỗi tên lửa này có sức công phá bằng 100 quả bom nguyên tử "Little Boys" mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, tháng 8/1945. Ảnh: Sputnik.
Oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tupolev Tu-160, được Liên Xô thiết kế trong thập niên 1980, sở hữu động cơ mạnh mẽ nhất từng trang bị cho máy bay chiến đấu, giúp nó có thể mang theo 40 tấn vũ khí. Hiện Nga có 16 chiếc trong biên chế. Ảnh: Wiki Commons.
Tăng chiến đấu chủ lực T-90 trang bị vũ khí chính là pháo nòng trơn 125 mm có khả năng chống tăng cùng hệ thống chế áp điện tử hiện đại. Ảnh: Wiki Commons.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Borei có lượng giãn nước 14.700 tấn, nhẹ hơn một chút so với tàu ngầm tiền nhiệm lớp Typhoon, nhưng có thể mang 16 tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi quả mang theo 6-10 đầu đạn tầm bắn 8.300 km. Ảnh : Wiki Commons.
Trực thăng tấn công Mi-28 Havoc, loại vũ khí được trang bị phổ biến cho không quân và lục quân Nga, được gắn pháo tự động Shipunov 30 mm và các giá treo mang tới 4 tên lửa chống tăng, ống phóng rocket hoặc pháo. Ảnh: Sputnik.
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 là một mối đe dọa thực sự với các máy bay. Hệ thống này có thể phóng đồng loạt nhiều quả tên lửa, tiêu diệt 6 chiến đấu cơ cùng lúc, đe dọa bất kỳ vật thể bay nào ở phạm vi 300 km. Ảnh: Sputnik.
Duy Sơn
Theo VNE
Huấn luyện dã ngoại với tên lửa ở Lữ đoàn 681 Hải quân Nhờ được huấn luyện bài bản trước đó nên bộ đội đã quen với các tình huống tác chiến có tần suất cao, tình huống phức tạp Để công tác huấn luyện bảo đảm "cơ bản, thiết thực, vững chắc", Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 681 Tên lửa bờ, Vùng 2 Hải quân đã luôn coi trọng huấn luyện chuyên sâu. Việc...