Barca sắp bị kiện vì Neymar: Đau đầu vì “người thứ ba”
Giám đốc điều hành Roberto Moreno của công ty tiếp thị thể thao DIS vừa khiến Barcelona và Santos lo ngại với tuyên bố: “Tôi sẽ chờ trong vòng một tuần và sau đó sẽ nhờ đến tòa án để có được các thông tin cần thiết”.
DIS chính là công ty sở hữu 40% giá trị của tiền đạo Neymar khi anh còn khoác áo Santos. Những khuất tất trong số tiền chuyển nhượng mà Barca chi trả để mua anh đang tạo nên những tranh cãi mà có thể kết thúc bằng việc kéo nhau ra tòa.
Ăn chia không đều
Hồi tháng 6/2013, Barcelona đã cho ra mắt bản hợp đồng đắt giá Neymar ở Nou Camp. Trong ngày vui đó, Los Blaugrana còn khẳng định với báo giới rằng họ đã mất tới 57 triệu euro vì chân sút 21 tuổi này. Tuy nhiên, đội bóng cũ Santos lại khẳng định họ chỉ nhận được vẻn vẹn 17,1 triệu euro từ Neymar. Thậm chí, còn có hẳn một văn bản xác nhận số tiền chuyển nhượng được chuyển vào két sắt của Santos.
Video đang HOT
Rắc rối ở chỗ Neymar là tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều bên. Theo thỏa thuận, Santos sẽ nhận 55% số tiền chuyển nhượng của Neymar, 40% thuộc về DIS và 5% thuộc Teisa. Thế nên, sự khác biệt một trời một vực về con số chuyển nhượng mà Barca và Santos đưa ra khiến DIS và Teisa nghi ngờ có uẩn khúc trong thương vụ này. Tháng trước, ông Roberto Moreno đã dọa sẽ đưa vụ việc ra tòa.
Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi tờ Globo tiết lộ rằng, theo như thỏa thuận riêng giữa Barca và Santos thì đội bóng Brazil sẽ nhận 2 triệu euro nếu Neymar lọt vào Top 3 cho danh hiệu Quả bóng Vàng và các khoản thu từ hai trận đấu giao hữu được tổ chức giữa các đội bóng với điều kiện đi kèm Barca phải trả 4,5 triệu bảng nếu Neymar không ra sân.
Hay tin này, Roberto Moreno đã vô cùng phẫn nộ và yêu cầu các bên liên quan công bố đầy đủ các tài liệu chi tiết của thương vụ: “Tôi đã không được xem tài liệu cá nhân, vì vậy tôi sẽ đến trụ sở Santos vào ngày mai. Sau đó, chúng tôi sẽ quyết định liệu chúng tôi có cần đến tòa án không”.
“Người thứ ba”, họ là ai?
Những rắc rối trong thương vụ Neymar một lần nữa làm dấy lên chuyện về bên thứ ba như DIS trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ. Những giao dịch có sự liên quan của bên thứ ba rất phổ biến ở các quốc gia châu Mỹ Latinh và bây giờ đang tác động tới nhiều giải đấu châu Âu.
Bên thứ ba thường là các công ty kinh doanh cầu thủ. Họ tiếp cận đối tượng từ khi còn rất trẻ, mua lại hợp đồng hoặc quyền chuyển nhượng, sau đó tạo điều kiện để cầu thủ đó phát triển, có khả năng thu hút được một đề nghị béo bở trong tương lai. Dạng này được gọi là “đầu tư cho tương lai”.
Một kịch bản khác mà bên thứ ba thường sử dụng là mua quyền sở hữu của một cầu thủ đã có tên tuổi. Trường hợp này thường đến với những đội bóng gặp khó khăn về kinh tế. Họ buộc phải san sẻ quyền sở hữu cầu thủ ngôi sao của mình để nhận lấy sự hỗ trợ kinh tế từ bên thứ ba. Sau mùa giải ấn tượng, cầu thủ bắt đầu thu hút sự chú ý từ các CLB châu Âu và bên thứ 3 sẽ thu về lợi nhuận từ việc bán cầu thủ này.
Neymar chẳng phải là ngôi sao đầu tiên cùng một lúc thuộc quyền sở hữu của 1 hoặc 2 công ty. Tại Nam Mỹ, có rất nhiều cầu thủ được sở hữu bởi một bên thứ ba. Điều này gây không ít rắc rối trong nhiều vụ mua bán cầu thủ. Trường hợp của Tevez và Mascherano tại West Ham cách đây 7 năm là một ví dụ. Premier League phát hiện ra rằng bên thứ 3 sở hữu Tevez và là hai công ty MSI và Global Soccer Agencies. West Ham chỉ có quyền đăng kí hai cầu thủ này trên giấy tờ, còn thực chất hai công ty trên mới thực sự sở hữu họ. Vụ việc bị phát giác và West Ham đã phải nộp phạt 6,5 triệu euro.
Theo VNE
Đóng tiền phạt, Tevez thoát cảnh làm lao công
Chỉ mất 3000 bảng, ngôi sao người Argentina đã thoát được án phạt lao động công ích 250 giờ.
Tevez không phải thực hiện nốt thời gian lao động công ích sau khi chuyển tới Juve và đóng khoản phạt 3000 bảng. Ảnh: Mirror.
Tevez hiện là thành viên của Juventus sau khi hoàn tất vụ chuyển nhượng trị giá 12 triệu euro từ Man City. Tuy nhiên, ngôi sao người Argentina vẫn phải hoàn thành nốt án phạt lao động công ích 250 giờ do lỗi lái xe trong lúc treo bằng và không có bảo hiểm trong thời gian khoác áo Man xanh.
Trước tình thế này, Tevez đã ủy quyền cho luật sư của mình làm việc với tòa án để anh không phải thực hiện nốt 222 giờ lao động công ích còn lại. Hôm qua, tòa án Macclesfield ra phán quyết quyết cho phép chân sút 29 tuổi được miễn lao động công ích. Theo đó, thay vì bỏ sức lao động, ngôi sao chỉ phải đóng khoản tiền phạt 3000 bảng, một con số quá nhỏ bé so với mức lương 200.000 bảng của anh hồi còn ở Man City.
"Tôi cám ơn tòa án vì đã hiểu cho hoàn cảnh của tôi. Tôi rất cảm kích vì sự giúp đỡ của họ. Xin cám ơn đội ngũ luật sư của tôi nữa", Tevez vui mừng trả lơi phỏng vấn.
Theo VNE
Trả giá "siêu bèo", Tevez được xóa án 250 giờ lao động công ích Những tưởng Tevez sẽ vẫn phải về Anh để hoàn tất nốt 250 giờ lao động công ích tuy nhiên tiền đạo xứ Tango đã được xóa án. Vì lỗi lái xe trong thời gian bị treo bằng, Tevez đã bị phạt 250 giờ lao động công ích. Trên thực tế, tiền đạo người Argentina mới chỉ thực hiện được thời lượng rất...