Barack Obama tận dụng truyền thông trong tranh cử
Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ ngày 15/8 công bố kết quả nghiên cứu cho biết êkíp vận động tranh cử của Tổng thống Barack Obama đang tranh thủ tối đa sức mạnh của truyền thông – cụ thể là Internet và các trang mạng xã hội như Twitter để thu hút sự ủng hộ của cử tri.
Video tranh cử của ông Obama trên mạng YouTube. (Nguồn: seoandy.com)
Nghiên cứu trên cho biết ông chủ đương quyền của Nhà Trắng đang thống trị trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Trong khi mỗi ngày tài khoản của Tổng thống Obama trên Twitter nhận được 29 lời bình luận từ các cử tri thì trang mạng của ứng cử viên đảng Cộng hòa chỉ có vỏn vẹn 1 bình luận.
Tương tự như vậy, số bài viết của ông Obama trên trang blog của mình nhiều gấp đôi so với đối thủ Cộng hòa Mitt Romney. Thậm chí, các video clip của đương kim Tổng thống trong quá trình vận động tranh cử trên YouTube cũng xuất hiện nhiều hơn so với cựu Thống đốc Romney.
Êkíp tranh cử của Tổng thống Obama đang sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số để tiếp cận nhóm cử tri mục tiêu như cử tri gốc Tây Ban Nha, nữ cử tri và giới trẻ – những nhóm được đánh giá là quyết định sự thành bại của ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới.
Theo ông Tom Rosenstiel, Giám đốc Pew, công nghệ kỹ thuật số không làm gia tăng số phiếu bầu nhưng biết khai thác công nghệ này sẽ mang lại lợi thế cho ứng cử viên./.
Theo TTXVN
Nghịch lý "văn hóa súng đạn"
Đã 5 ngày trôi qua nhưng cả nước Mỹ vẫn còn chưa hết sốc sau vụ xả súng tại một rạp chiếu phim ở thành phố Aurora, bang Colorado đêm 19-7, làm 71 người thương vong, trong đó có 12 người thiệt mạng.
Súng đạn được bán thoải mái trong các quầy hàng ở Mỹ
Cả Tổng thống Mỹ B. Obama và đối thủ đảng Cộng hòa, cựu Thống đốc M. Romney đều tạm ngừng chiến dịch vận động tranh cử để bày tỏ đau buồn sâu sắc về thảm họa này. Ông B. Obama đã bay đến Aurora để gặp thân nhân của các nạn nhân. Các hoạt động để tưởng nhớ các nạn nhân và chia buồn với gia đình những người vô tội bị sát hại đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.
Tại Washington, Cục An ninh nội địa đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để bàn về các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự. Cảnh sát đã được tăng cường ở rất nhiều rạp ở New York. Khán giả tới các quầy vé ở Washington đều bị kiểm tra túi xách và các vật dụng mang theo trước khi vào phòng chiếu.
Động cơ của kẻ giết người James E. Holmes, 24 tuổi, hiện còn chưa rõ. Nhưng có điều rõ ràng là lạm dụng súng đạn đang là vấn đề lớn của nước Mỹ. Dù vụ xả súng hôm 19-7 được coi là một trường hợp bạo lực nhất trong thời gian gần đây, thì đó chỉ là một ví dụ trong số nhiều vụ việc tương tự tạo nên những vết nhơ cho xã hội Mỹ. Theo một thống kê vẫn đang diễn ra do Chiến dịch ngăn ngừa bạo lực từ súng Brady, trung bình mỗi năm có khoảng 20 vụ xả súng giết chết nhiều người diễn ra ở Mỹ.
Người ta không khỏi lo ngại khi chỉ trong hai tháng qua, James E. Holmes đã mua tới 6.000 băng đạn trên internet mà chẳng làm ai ngạc nhiên. Khi gây án, kẻ sát nhân mang theo súng AR-15, mặc áo giáp, đội mũ, đi giầy chống đạn, đeo mặt nạ và găng tay. Còn khi bị bắt, tên này vẫn ăn mặc nguyên xi như lúc gây án và trong người trang bị tới 3 khẩu súng khác nhau với hơn 100 viên đạn.
Sự trang bị súng đạn đến "tận răng" của James E. Holmes buộc dư luận Mỹ phải đặt câu hỏi: Liệu quy định mua súng đạn ở Mỹ có quá dễ dàng hay không? Nó cũng làm dấy lên những lời kêu gọi về việc phải tăng cường kiểm soát súng tại Mỹ, vấn đề gây nhiều tranh cãi và thậm chí ảnh hưởng đến cả kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng của các ứng cử viên tổng thống.
Trở lại với quá khứ. Năm 1994, Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ chi phối đã triển khai một lệnh cấm dài 10 năm với 19 loại vũ khí tấn công tiêu chuẩn quân sự. Kết quả là Đảng Dân chủ bị "đá" khỏi thế đa số ở Hạ viện vài tháng sau đó. 5 năm sau, Phó Tổng thống Al Gore dẫn đầu một nỗ lực vận động tại Thượng viện Mỹ nhằm thông qua một quy định hạn chế việc bán súng tại các buổi triển lãm, sau khi xảy ra vụ thảm sát trường Trung học Columbine 1999. Hậu quả là ông Al Gore thua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000.
Chính vì thế mà hiện giờ, cả phe Cộng hòa lẫn Dân chủ đều lảng tránh đề cập đến việc tăng cường quản lý súng. Theo ông H. Wilson, một giáo sư ở Đại học Roanoke, bất kỳ chính đảng hoặc chính khách nào nêu vấn đề kiểm soát súng trong giai đoạn hiện nay, sẽ là kẻ thua cuộc trong các chiến dịch vận động tranh cử chính trị. Khi chẳng ai muốn nhận lấy bất lợi về phía mình thì hệ quả sẽ là mạng sống của những người vô tội.
Theo ANTD
Cuộc chiến tỷ đô Không chỉ cạnh tranh về cương lĩnh dẫn dắt nước Mỹ mà cuộc bầu cử Tổng thống tại quốc gia giàu có nhất thế giới này còn là cuộc chiến trị giá hàng tỷ USD mà ứng cử viên nào nhiều tiền hơn sẽ chiếm lợi thế. Ông Obama (bên trái) đang thua ông Romney về khả năng gây quỹ Kết quả cuộc...