Barack Obama bị cáo buộc “phạm tội ác chiến tranh”
Tòa án Quốc tế về Tội ác Chiến tranh ở Venice hôm 13/9 ra phán quyết rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Ukraina Petro Poroshenko, cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso và Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đã gây tội ác chiến tranh ở Donbass, miền đông Ukraina.
Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tòa án Quốc tế về Tội ác Chiến tranh (còn được gọi là Tòa án Russell) được thành lập năm 1966 theo sáng kiến của các triết gia nổi tiếng Bertrand Russell và Jean-Paul Sartre, nhằm tố cáo trước toàn nhân loại những tội ác chiến tranh dã man mà người Mỹ và các đồng minh của họ đã gây ra ở Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ của tòa án là dựng lại toàn bộ sự thật khách quan về cuộc chiến tranh này, không thiên về tình cảm sợ hãi hay cảm thông. Phán quyết của tòa án Russell không mang tính bắt buộc thi hành nên những nhân vật kể trên không bị đe dọa phải ngồi tù.
Để đưa ra được phán quyết trên, bốn thẩm phán đứng đầu là Albert Gardin, Chủ tịch ban tổ chức của Tòa án Russell, đã cố gắng thiết lập sự thật về cuộc chiến tranh ở đông-nam Ukraina.
Theo toàn án Russell, các phương tiện truyền thông phương Tây đã trình bày bức tranh Ukraina méo mó sai lạc về những gì đang xảy ra: ở Kiev dường như đã có cuộc cách mạng hòa bình dân chủ; đội quân do tân chính quyền phái đi dường như đang đấu tranh với bọn khủng bố ở vùng đông-nam nhận tài trợ của điện Kremlin kể cả hỗ trợ quân sự; còn Moskva dường như đang cố gắng sử dụng quân đội chính qui để chia cắt khu vực này khỏi Ukraina và nhập vào Nga theo bước Crưm; một bộ phận lãnh thổ Ukraina dường như đang bị binh lính Nga chiếm đóng bất hợp pháp… Không ít người Mỹ, người châu Âu, và kể cả người Ukraina đang nghe và đọc những điều ngụy tạo giả dối đó trong bối cảnh tù mù thông tin.
Video đang HOT
Do vậy, nhiệm vụ của tòa án Russel là chứng minh rằng với sự ủng hộ tinh thần và tài chính của Mỹ và EU, trong đó có hỗ trợ của lính đánh thuê Mỹ và châu Âu, nhà chức trách Ukraina đang tiến hành cuộc chiến tàn bạo chống các cư dân miền đông-nam. Bằng chứng cho lời buộc tội này là các cuộc triển lãm ảnh di động. Trên những tấm hình là các xác người cháy đen trong tòa nhà Công đoàn tại Odessa bị những phần tử dân tộc chủ nghĩa Ukraina đốt phá, các thị trấn và làng mạc Donbass bị hủy hoại trong cuộc tấn công của pháo binh và máy bay Ukraina, những đứa trẻ nấp trong hầm trú ẩn tránh bom, những thi thể không còn nguyên vẹn trên đường phố…
Sau khi nghe lời khai của các nhân chứng về các sự kiện kinh hoàng trong cuộc nội chiến ở đông-nam Ukraina, Tòa kết luận rằng Tổng thống Ukraina và Mỹ, Poroshenko và Obama, cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso và Tổng thư ký NATO Rasmussen là những đối tượng có tội trong cơn ác mộng này. Bản luận tội và phán quyết khẳng định sẽ được gửi đến Liên Hiệp Quốc, OSCE và Tòa Hình sự Quốc tế.
Năm 2012, Tòa án Quốc tế Tội ác Chiến tranh đã kết án cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và 7 phụ tá dưới chính quyền ông là tội phạm chiến tranh vì đã tra tấn và đối xử phi nhân đạo đối với các nạn nhân tội ác chiến tranh ở các cơ sở quân sự Mỹ.
Theo PetroTimes
Phiến quân IS tung video thách thức Obama
IS tung đoạn video thể hiện sự thách thức rõ ràng đối với Tổng thống Mỹ Obama sau khi Mỹ đe dọa tiêu diệt phiến quân.
Ngày 17/9, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tung một đoạn video ngắn mang tên "Ngọn lửa chiến tranh" lên YouTube để trả đũa việc Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng Mỹ sẽ "đuổi cùng giết tận" IS.
Phiến quân IS trên một chiếc xe tăng chiếm được
Trong đoạn video này, phiến quân IS thể hiện sự thách thức rõ ràng với ông Obama khi ám chỉ rằng các chiến binh của chúng sẽ tiêu diệt lực lượng bộ binh Mỹ được triển khai đến đây.
Đoạn video bắt đầu bằng cảnh chiến binh Nhà nước Hồi giáo sử dụng súng chống tăng tấn công tiêu diệt một xe tăng của Mỹ, trong khi các binh sĩ Mỹ bị hỏa lực bao vây, và lính Mỹ đang đưa một đồng đội bị thương vào xe thiết giáp.
Trong đoạn video, nhiều hình ảnh trôi qua nhanh chóng, trong đó có dòng biểu ngữ "nhiệm vụ đã hoàn thành" được sử dụng trong ngày cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đặt chân xuống một tàu sân bay chỉ 6 tuần sau khi Mỹ xâm lược Iraq năm 2003.
Ngay sau đó là hình ảnh của Tổng thống Obama cùng các quan chức Mỹ đến Nhà Trắng vào ban đêm. Trên phông nền đó, giọng ông Obama vang lên: "Lực lượng chiến đấu Mỹ sẽ không tham chiến trở lại ở Iraq".
Một hình ảnh trong đoạn video
Hình ảnh tiếp theo là một phiến quân IS đang cầm trên tay khẩu súng ngắn chuẩn bị hành quyết những người đàn ông đang quỳ gối dưới mặt đất. Cụm từ "Ngọn lửa chiến tranh" xuất hiện cùng dòng chữ "Chiến tranh chỉ mới bắt đầu" ngay phía dưới.
Theo ông Laith Alkhouri, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn an ninh Flashpoint Global Partners của Mỹ, thông qua đoạn video này, phiến quân IS đang "tỏ ra ngông cuồng hơn bao giờ hết, không chỉ trong việc mở rộng lãnh thổ mà còn sẵn sàng đối đầu với cường quốc số một thế giới".
Ông Alkhouri nói tiếp: "Nói theo cách nào đó, IS đang tìm cách chứng minh với các chiến binh thánh chiến rằng khi Al Qaeda đang &'mất hút' thì IS lại trỗi dậy. Nó thể hiện ý định thực sự của nhóm phiến quân này rằng chúng muốn hoạt động ở cấp quốc tế".
Theo Khampha
Vì sao IS trở thành nhóm khủng bố giàu nhất thế giới? Từ một nhóm phiến quân phải nhận tiền tài trợ, giờ đây IS đã thu về hơn 3 triệu USD mỗi ngày từ các hoạt động phi pháp của chúng. Ngày 16/9, tờ Independent của Anh dẫn lời các quan chức tình báo và chuyên gia quốc tế cho hay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đang kiếm được hơn 3 triệu...