Bar, vũ trường ở Sài Gòn nhộn nhịp ’sáng đèn, lên nhạc’ trở lại
Ngay sau khi UBND TP.HCM có văn bản cho phép hoạt động trở lại, tối 7-9, các quán bar, vũ trường ở TP.HCM đã sáng đèn, xập xình nhạc đón khách trở lại.
TP.HCM: Quán bar, vũ trường được hoạt động lại từ 18h chiều nay 7-9 TP.HCM đề xuất hỗ trợ 27.500 nhân viên rạp phim, quán bar, người giữ xe…
Tại đường Bùi Viện (Q.1), không khí sôi động của con đường giải trí nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn về đêm dần trở lại khi hàng quán lên đèn, nhân viên kê lại bàn ghế, chuẩn bị thức uống… đón thực khách.
Tuy vậy, các chủ quán bar đều dự báo lượng khách quay lại chỉ cầm chừng bởi tâm lý người dân vẫn còn e ngại dịch bệnh và khách du lịch vẫn chưa trở lại Việt Nam.
Ông Tạ Quang Hùng, giám đốc marketing của Kingdom, cho biết 2 quán bar, pub của doanh nghiệp này tại Bùi Viện (Q.1) và Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình) đã hoạt động trở lại ngay trong tối 7-9.
Theo ông Hùng, việc được mở lại là “niềm háo hức” của các doanh nghiệp bởi sẽ giải quyết được bài toán chi phí cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, mới huy động phân nửa nhân viên so với trước đây do lượng khách trở lại dự đoán chưa đông đúc như trước.
Theo ông Hùng, không chỉ lượng khách đến quán sẽ sụt giảm, mức chi tiêu của khách hàng cũng giảm, do đó công ty phải tung nhiều chương trình khuyến mãi để tìm kiếm khách hàng.
Một quán bar ở đầu đường Bùi Viện hoạt động trở lại sau thời gian dài đóng cửa phòng dịch – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Tại quán bar Miss Saigon, bàn ghế được kê “giãn cách” để đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các bàn và trên mỗi bàn đều trang bị nước rửa tay sát khuẩn cho khách hàng.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Vân – quản lý quán bar Miss Saigon, do khách nước ngoài chưa đến Việt Nam nên doanh thu của các quán dự báo khó phục hồi như trước đây, song việc mở lại sẽ giúp quán bớt đi gánh nặng duy trì chi phí mặt bằng và nhân viên.
Video đang HOT
Trong khi đó, “phố quán bar” trên đường Lê Thánh Tôn (Q.1) dù mở lại song không còn xôm tụ như trước. Rất nhiều quán bar đã đóng cửa, sang quán hoặc trả mặt bằng. Bà Hoàng Thị Thùy Dung, chủ quán bar Peachy, cho biết ngay sau khi biết tin quán được mở lại, bà đã đăng tuyển nhân viên, sửa sang lại quán để ngay trong tối 7-9 có thể phục vụ khách hàng.
“Mừng vì hoạt động sẽ có chi phí để trả tiền mặt bằng, chi phí nhân viên nhưng cũng lo vì dịch còn diễn biến phức tạp, nếu tiếp tục đóng cửa nữa sẽ rất khó khăn vì phân nửa quầy bar ở đây đã dẹp rồi”, bà Dung nói.
Chị Tuyết Vân (quản lý Miss Saigon, bên trái) cùng nhân viên dán khoảng cách lên bàn để đảm bảo khoảng cách cho khách – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Các quán bar tại phố đi bộ Bùi Viện (Q.1, TP.HCM) bắt đầu sáng đèn – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Tương tự, ông Hoàng Việt, chủ quán bar Carmen (đường Lý Tự Trọng), cũng cho biết ngay khi biết tin được mở cửa, quán đã nhắn tin, gọi điện cho khách hàng và huy động nhân viên ở quê trở lại làm việc.
Theo ông Việt, hơn nửa năm qua ông đã rất khó khăn trong việc đảm bảo tài chính để trả tiền mặt bằng, lo các chi phí cũng như lương bổng cho nhân viên.
Ông Việt cho biết dù mở lại quán nhưng doanh thu sẽ sụt giảm bởi nhiều khách hàng sẽ tiết giảm chi tiêu, không còn mạnh tay chi tiêu “phóng khoáng” như trước.
“Thời gian qua may mắn chủ nhà giảm 50% chi phí mặt bằng khi đóng cửa nên cũng bớt đi một phần gánh nặng, nay được chính thức mở lại hi vọng sẽ vực lại để cầm cự, sau khi hết dịch mới mong bứt lên được”, ông Việt nói.
Những vị khách Tây hiếm hoi trên phố Bùi Viện chiều 7-9 – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Các hàng quán tại phố đi bộ Bùi Viện (Q.1, TP.HCM) chấp hàng nghiêm việc trang bị nước rửa tay cho khách – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Quán bar tung chương trình khuyến mãi giảm đến 50% – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Nhân viên quán bar tại phố đi bộ Bùi Viện tất bật trang bị bàn ghế đón khách – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Quán bar đo nhiệt độ của khách hàng – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Đúng 18h, các quán bar, vũ trường tại TP.HCM được hoạt động trở lại – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Một số quán vẫn còn vắng bóng khách hàng lúc gần 19h – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Dù các quán bar, vũ trường hoạt động trở lại song phố Bùi Viện vẫn chưa thể trở lại nhịp sống như trước đây do lượng khách quốc tế vẫn chưa đến Việt Nam – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
TP.HCM đề xuất hỗ trợ 27.500 nhân viên rạp phim, quán bar, người giữ xe...
Ông Lê Minh Tấn, giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, cho biết sở đã đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM sử dụng nguồn quỹ vận động để hỗ trợ người lao động tự do bị mất việc làm gặp khó khăn do COVID-19.
Nhiều ngành nghề được bổ sung vào nhóm lao động tự do bị mất việc làm, gặp khó khăn do dịch COVID - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Theo đó, sở đã đề nghị bổ sung một số ngành nghề khác vào nhóm lao động tự do bị mất việc làm, gặp khó khăn do dịch COVID-19 để xem xét hỗ trợ.
Cụ thể là người làm tại các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, vật lý trị liệu, massage, xông hơi; làm tại các tụ điểm vui chơi, giải trí, sân khấu, rạp chiếu phim, nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, vũ trường, quán bar, karaoke, pub, beer pub, hát với nhau; làm tại các địa điểm du lịch, tham quan, di tích, bảo tàng, thư viện; làm tại các cơ sở kinh doanh thể thao (gym, fitness, billiards, yoga...), các trung tâm thể dục thể thao và các khu luyện thể thao công cộng; làm việc tại bến xe, làm thuê tại các hộ kinh doanh vận tải hành khách công cộng...
Ông Lê Minh Tấn cho biết khảo sát bước đầu tại 24 quận huyện ở TP.HCM ghi nhận có gần 27.500 người (trong đó có 6.700 người ngoại tỉnh) thuộc diện trên. Mức hỗ trợ cao nhất là 1 triệu đồng/người, dự kiến được trích từ Quỹ Phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM.
Đây là nhóm lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản đảm bảo an sinh xã hội.
Đồng thời người lao động bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Người lao động sẽ nhận được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện: không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo TP.HCM (dưới 3 triệu đồng/người/tháng); cư trú hợp pháp tại địa phương; làm công việc thuộc các lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động trong tháng 4-2020. Trường hợp tạm trú cần có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận.
Phòng gym, yoga ở Sài Gòn được hoạt động Trừ phòng gym và yoga, các ngành nghề khác như vũ trường, karaoke... tiếp tục dừng hoạt động để phòng chống Covid-19, theo quyết định của UBND TP HCM, chiều 28/4. Các ngành nghề chưa được phép kinh doanh còn có: cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, spa, massage, xông hơi; các khu vui chơi, giải trí, sân khấu, trung tâm...