“Bar” về làng quê
Không cần các DJ (người đánh nhạc) chuyên nghiệp, ánh đèn, sân khấu hào nhoáng, giới trẻ ở nông thôn đã tận dụng chính phòng hát karaoke, đám cưới thành sàn nhảy.
Từ phòng karaoke
Phòng karaoke đúng nghĩa sẽ là nơi ca hát, giao lưu và giải tỏa căng thẳng với những đồ ăn và thức uống đơn giản, không say. Nhưng hiện nay do công tác quản lý các quán hát chưa được chặt chẽ, nên hiện tượng có đồ uống có cồn trong phòng vẫn tồn tại.
Cộng với việc sau mỗi bữa nhậu, các cô cậu thanh niên lại rủ nhau đi hát để “sả” hơi rượu. Nhưng một nghịch lý, rượu lại tiếp rượu, sẵn có trong phòng các bạn không ngừng mở nắp, mời và chúc tụng nhau. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ muốn được nhảy.
Quán karaoke đã trở thành sàn nhảy cho các bạn trẻ. (Nguồn Internet)
Chị Nga, ở thôn Đức Quân, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: “Mình đang làm ở Hà Nội và thỉnh thoáng có về quê, có lần về mình cũng đi hát rồi nhảy với bạn bè, bọn mình nhảy trong phòng karaoke vì ở đây không có “bar”, mà nhảy cũng chỉ là thú vui, giải trí bình thường và bắt kịp với cuộc sống hiện đại, tùy thuộc vào bản thân mình mà cuộc chơi trở nên lành mạnh hay không. Bọn mình hay chọn những dịp nghỉ lễ, tết, họp lớp hoặc lúc có bạn bè đông vui thì đi nhảy”.
Video đang HOT
Mỗi lần các bạn trẻ hát chán sẽ được thay bằng đĩa nhạc sàn, nonstop với nhịp độ nhanh, mạnh, âm thanh lớn và bắt đầu nhún nhảy. Theo từng giai điệu nhạc mà những thanh niên trong cuộc sẽ có những điệu nhảy khác nhau, đôi khi lại hét lên các từ ngữ kỳ lạ “huây, huây…” hay “hú, hu…” và thậm chí có những tình huống va chạm vào nhau gây mất đoàn kết.
Đến đám cưới quê
Giới trẻ nông thôn không chỉ biến karaoke thành quán “bar” mà đám cưới cũng trở nên “sôi động” một cách lạ lùng. Khác xa với nét văn hóa trong đám cưới làng quê, vào buổi tối giữa 2 ngày lễ sẽ là những bài hát của bạn bè, câu thơ của người cao tuổi chúc mừng hạnh phúc.
Nay là nơi các cô cậu thanh niên thi nhau nhảy nhót, tiệc rượu. Không khác gì trong sàn, bởi các cô cậu cũng uốn lượn, reo hò theo điệu nhạc và đôi khi còn có những cử chỉ gây phản cảm.
Chị Hồng Duyên (26 tuổi) đang là giáo viên tại huyện Yên Bình: “Mình đi dự nhiều đám cưới ở đây và đám cưới nào, các bạn thanh niên cũng nhảy nhạc sàn. Nó không thích hợp với ở quê lắm nhưng theo mình thì nó rất vui, sôi động và tạo không khí trong hôn lễ, thể hiện được sự năng động, các tính của mọi người.
Còn với bác Trần Nhật Ký, thôn Tân Tiến I, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, Yên Bái lại có quan điểm rằng: “Về nếp văn hóa thì sẽ có nhiều góc nhìn tế nhị, nhiều mặt. Ở làng quê vốn yên bình, thuần túy nhưng rồi một ngày nào đó cũng sẽ du nhập nền văn hóa nước ngoài, hiện đại nên một bộ phận thanh, thiếu niên cho rằng phải nhảy mới là hiện đại. Đám cưới ở làng quê trước đây sử dụng loa đài để hát vui nhất là ở tuổi trẻ.
Thanh niên chọn nhảy nhót thì nếu thực sự hiểu biết về nét nghệ thuât này tôi thấy tế nhị, rất đẹp. Nhưng ở nông thôn, thanh niên nhảy không ra bài bản, không đẹp, có khi cầm trai cầm cốc lại trở thành nhố nhăng, không nhảy thì uống ít, nhảy thì uống nhiều hơn. Nhảy nếu biết nhảy phải có giai điệu, bài bản các kiểu nhảy chứ không lộn xộn, va chạm vào nhau cộng với hò hét, rượu chè làm xuống cấp văn hóa làng quê. Nếu có một tổ chức mở lớp dạy khiêu vũ, nhảy thì rất đẹp và tốt, chứ giờ nó chẳng ra ngoại lai mà là bắt trước, không có gì là đẹp cả”.
Và cái khó của người chủ
Mặc dù các chủ quán không có ý định mở quán để phục vụ giới trẻ, thanh niên nhảy nhưng vì ở nông thôn và các thị trấn nhỏ rất vắng khách, chỉ làm ăn theo thời vụ những dịp lễ lớn, tết tư nên họ đành lòng chiều khách hàng.
Thấy được tính bất tiện từ việc kinh doanh loại hình này, gia đình ông Vũ văn Cường, xã Xuân Ái huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã bỏ quán karaoke sau 3 tháng kinh doanh và chấp nhận thua lỗ so với vốn đầu tư, mặc dù thu nhập rất cao so với mức thu nhập của những người làm nghề nông.
Bởi trước đó, ông cũng dùng nhiều biện pháp nhắc nhở, quy định cấm thay đĩa, bật nhạc sàn và nhảy trong phòng hát nhưng đâu vẫn vào đấy, những vị khách trẻ coi như chưa nghe thấy gì từ chủ quán.
Ông Cường cho biết: “Phòng hát nhà tôi ở khu trung tâm, nên rất gần các hộ gia đình khác. Mỗi lần thanh niên, chúng nó nhảy, thì âm thanh lớn qua nên làm ảnh hưởng đến hàng xóm, nhất là người cao tuổi. Vì chúng nó hay nhảy khuya và nhà mình xây cách âm nhưng với phòng hát thì cũng được chứ với nhạc nhảy thì không hạn chế âm thanh được. Có khi chúng nó nhảy, bật nhạc to quá, mà nhà tôi sát ngay bên cạnh còn rung cả tưởng lên. Đi làm cả ngày mệt nên muốn tối nghỉ ngơi cũng khó cùng với việc hàng xóm phản ánh nên tôi bỏ không kinh doanh loại hình này, chuyển sang hình thức khác còn giữ được tình làng, nghĩa xóm”.
Còn với những phụ huynh có con lấy chồng lấy vợ, cũng không thể cấm được các vị khách mời trẻ, bạn bè của con cái mình mở nhạc và nhảy nhót. Dù họ biết sẽ ảnh hưởng tới xóm làng và mất đi nét văn hóa của đám cưới xưa, những vẫn phải chấp nhận và dùng giải pháp hạn chế bằng cách chỉ cho nhảy 1 tiếng hay đến 10 giờ là phải kết thúc.
Là ngày hạnh phúc cả đời của con cái mình, họ đồng ý như vậy nhưng lại lo lắng và mong sẽ không có chuyện gì xảy ra khi thanh niên nhảy bởi trong một số đám cưới đã từng xảy ra xích mích, đụng độ.
Theo VietNamnet
Hoạt động mại dâm tại xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Kỳ 3: Những hệ lụy nhức nhối từ "xóm cave"
Những cô gái làm cave ở biển Hòn Câu, xã Diễn Hải đi bán thân vì nhiều hoàn cảnh khác nhau mà phần lớn là do thói ham chơi, lười lao động. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị lừa bán xuống làm gái "vào thì dễ, mà ra thì khó"...
Muốn "giải nghệ" phải trả tiền "vôi ve"
Mang chuyện xuống Hòn Câu kể cho Nam, một người cũng thuộc dạng có bản lĩnh, quen biết nhiều dân chơi ở dưới đó, anh ta liền kể cho tôi nghe những chuyện "hấp dẫn" tại đây. Đặc biệt là vụ "giải cứu" một cô bé thoát khỏi tổ quỷ năm 2007, mà Nam chính là "tác giả" của phương án đó.
Chuyện là một ngày hè năm 2007, Nam nhận được cuộc điện thoại của người quen trên huyện Con Cuông, vừa bắt máy thì giọng nói dồn dập từ đầu dây bên kia: "Anh ơi! Cứu cháu em với, không nó chết mất". Chưa kịp hiểu ra chuyện gì, đầu dây bên kia nói tiếp: "Con bé nhà chị em vừa gọi điện cho nhà báo là nó bị lừa vào một quán nhậu ở Hòn Câu làm gái. Hôm nay tranh thủ chủ quán không để ý nên nó gọi trộm điện thoại về nói là bị chủ giữ hết giấy tờ, phải nộp tiền son phấn mới cho về". Hiểu ra sự việc, ngay hôm đó Nam cùng bạn bắt xe xuống Diễn Châu và lên phương án "giải cứu".
Khi thống nhất xong, sáng hôm sau, 3 người có mặt tại quán ở bãi biển Hòn Câu mà cô cháu đã mô tả. Vừa thấy chú ruột và người quen bước vào, L., cô bé bị lừa chạy ra ôm chầm lấy chú khóc sướt mướt. Nghe L kể lại sự tình, Nam bảo cô bé vào trong lấy đồ đạc, còn Nam gọi chủ quán ra làm việc với thái độ rất lịch sự xin cho L về. Biết được chuyện, ông chủ đưa ra điều kiện là phải nộp hết tiền son phấn bấy lâu nay mới cho về. Quá vô lý nên Nam không đồng ý, mặc dù người nhà chỉ muốn giải quyết thật nhanh. Sau đó, chủ quán gọi hơn chục thanh niên bặm trợn đến uy hiếp. Cũng không phải tay vừa, Nam lên giọng thách thức và dọa gọi CA đến giải quyết. Biết sẽ gặp rắc rối nếu CA đến nên chủ quán đành cho L về.
Cũng cách đây mấy hôm, khi liên hệ lấy thông tin ở một địa phương gần xã Diễn Hải, tôi được nghe ông Phó chủ tịch UBND xã này cho biết, mới một tháng trước, có một cô gái ở tận Thanh Hóa bị lừa bán xuống biển Hòn Câu làm gái, phải trốn chạy trong đêm. Do bị đuổi, lại không biết đường nên khi thoát ra khỏi xã Diễn Hải, đến xã bên cạnh, cô gái này đã phải chạy vào nhà ông trưởng thôn xin cứu giúp. Nhận được tin, chính quyền xã đã báo lên CA huyện để giải quyết trường hợp này.
Gái mại dâm rót trà mời khách làng chơi. Ảnh: Hoàng Vượng
Dịch vụ ăn theo cave và nỗi lo của gái làngỞ bãi biển Hòn Câu, từ khi xuất hiện dịch vụ cave, các dịch vụ khác cũng được cớ ăn theo để đáp ứng nhu cầu mua sắm, làm đẹp cho các "ả" cave.
Chị Mai, chủ cửa hàng quần áo ở xã Diễn Hải cho hay, mấy năm nay, trong xã có rất đông gái mại dâm nên các cửa hàng quần áo và điện thoại di động mọc lên nhiều, các mặt hàng này tiêu thụ mạnh. Đặc biệt, các "ả" cave xài toàn "hàng hiệu", lại rất ít cò cưa thêm bớt. Mặc dù vậy, đôi khi chị cũng gặp phải tình huống dở khóc dở cười. Chị kể, cách đây một tuần, có "ả" cave vào mua một chiếc áo với giá 600 nghìn đồng nhưng chỉ trả hai tờ mệnh giá 200 nghìn đồng mà cứ khăng khăng khẳng định là 600 nghìn đồng. Đôi co một lúc, chị mới hiểu ra cô ta là người ít học, không biết chữ, cũng không rõ mệnh giá của tiền.
Nhờ các "khách sộp" này mà anh Hoàng, chủ cửa hàng điện thoại di động mấy năm nay cũng có thu nhập đều đều. Anh Hoàng cho biết, có những hôm 3 - 4 "ả" cave vào cửa hàng sửa máy, tải nhạc... ngồi cả tiếng đồng hồ. Qua chuyện trò cởi mở, nên biết có em nhà rất giàu, có xe hơi. Cứ mỗi lần "ả" này đi sắm đồ là lên đến cả chục triệu đồng, có lần vào mua một lúc 3 chiếc điện thoại đắt tiền. Có khi mấy "ả" cave còn kể chuyện tiếp khách mỗi ngày mấy lần, các đòi hỏi "kì quặc" của những ông khách mà mặt cứ tỉnh bơ. Mặc dù bán được hàng, nhưng anh thấy mủi lòng cho những cô gái "vô tư" kia. Anh Hoàng cũng cho biết thêm, vì sợ bỏ trốn nên hễ gái đi đâu là chủ phải cho người đi theo, còn một số trường hợp tự nguyện, làm lâu năm, không có ý định bỏ trốn nên thời gian rảnh rỗi được chủ cho đi chơi thoải mái mà không bị giám sát.
Cũng vì ở làng đi đâu cũng gặp gái mại dâm ăn mặc hở hang lượn lờ nên hầu như con gái "nhà lành" không dám diện những bộ đồ "bắt mắt" mỗi khi ra đường. "Ở cái xóm này cave nhiều hơn cả gái làng. Nên nhà tôi có hai con gái, cứ mỗi lần ra đường tôi đều nhắc các cháu mặc những bộ đồ kín đáo" - Chị Thảo một người dân chia sẻ.
Theo PLXH
Trà đá cổng trường và những hệ lụy buồn Những quán tr á, quán cc cổng trng từ lâu trở thnh im hẹn của "teen" sau mỗi ra chơi tan học. Ngoi th gin, chuyện trò, ây còn l nơt số bn trẻ th hiện " ăn chơ của mình. Nhm bn của Nguyễn Th Hnh, trng THPT Lơng Thế Vinh (Hi) thng l khách quen của quán tr á cổng trng....