Bar, karaoke tại Hà Nội sẽ được phép mở lại từ 0h ngày 8/4
Quán Karaoke, massage, quán bar, trò chơi điện tử, internet hoạt động trở lại từ 0h ngày 8/4/2022 nhưng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy định liên quan.
Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế- xã hội tháng 3 và quý I năm 2002 tổ chức chiều 6/4, ông Trương Việt Dũng, Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, tối 6/4, UBND thành phố ban hành Văn bản số 1011/UBND-KGVX về việc điều chỉnh một số biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ trong tình hình mới trên địa bàn thành phố.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, các đơn vị, tổ chức và người dân trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới; yêu cầu các sở, ngành, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người dân thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (trong đó thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và khử khuẩn) và các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, thành phố; các cơ quan, đơn vị thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Thành phố tiếp tục thực hiện các nội dung về phòng, chống dịch theo nội dung tại Công văn của UBND thành phố về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn thành phố.
Đáng chú ý, đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ như: Karaoke, massage, quán bar, trò chơi điện tử, internet hoạt động trở lại từ 0h ngày 8/4/2022 nhưng phải bảo đảm các điều kiện theo quy định, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy định liên quan; khuyến cáo khách hàng khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh như ho, sốt, khó thở, mất vị giác… không sử dụng dịch vụ và tham gia các hoạt động tại các địa điểm trên, cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn.
Video đang HOT
UBND thành phố giao các sở, ngành thành phố: Văn hóa và Thể thao, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công Thương, Công an thành phố… căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về nội dung chuyên ngành hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nêu trên bảo đảm đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý các vi phạm phòng, chống dịch Covid-19.
UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm phối hợp các sở, ngành có liên quan kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ nêu trên đủ điều kiện và hướng dẫn, tổ chức các hoạt động nêu trên bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Lai Châu: Hạn chế thấp nhất những rủi ro khi tái đàn
Do số lượng lớn gia súc, gia cầm được xuất bán trong dịp Tết Nguyên đán, nên thời điểm này, các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang tập trung tái đàn, tăng đàn nhằm bảo đảm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để bảo đảm tốt các điều kiện cho việc tái đàn, ngành chức năng Lai Châu đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện việc tái đàn theo hướng có kiểm soát, an toàn và chất lượng, kết hợp với phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất rủi ro khi tái đàn.
Tới thăm khu chuồng nuôi lợn của gia đình chị Hoàng Thị Từ, Tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu, chúng tôi thấy khu vực chăn nuôi của gia đình đều được vệ sinh, khử khuẩn cẩn thận để chuẩn bị nuôi lứa mới. Chị Hoàng Thị Từ cho biết, mấy tháng trước do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, lợn nhà chị bị mắc bệnh nên buộc phải tiêu hủy. Để đảm bảo an toàn cho việc tái đàn lợn, gia đình chị đã rắc vôi, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, sau đó phơi khô chuồng từ 60-70 ngày rồi mới tái đàn trở lại.
Đối với lợn giống, gia đình chị quan tâm, chọn mua những con giống ở những nơi có uy tín và khỏe mạnh. Hiện gia đình chị còn 60 con lợn thương phẩm với trọng lượng từ 60-100 kg/con và hơn 400 con gà, dự kiến giữa tháng 4 chị sẽ xuất bán.
Còn gia đình anh Nguyễn Đăng Cần, Tổ 23, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu là một trong những hộ gia đình có nhiều năm chăn nuôi gia cầm. Hàng năm, gia đình anh bán từ 5.000 - 6.000 con giống gia cầm (gà, vịt). Anh Nguyễn Đăng Cần chia sẻ, hiện nay, gia đình mình đã và đang chuẩn bị tốt các điều kiện như khử trùng, tiêu độc chuồng trại để nuôi và bán giống gà, vịt.
Cùng đó, mình còn áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; tuân thủ chặt chẽ quy trình tiêm phòng vắc xin tránh các bệnh phân trắng, tiêu chảy, cúm gia cầm. Ngoài ra, gia đình sử dụng đệm lót sinh học để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, kích thích đàn gà tăng trưởng, phát triển tốt.
Để công tác tái đàn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường; chuẩn bị vaccine, hóa chất, vật tư phục vụ công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.
Mặt khác, chỉ đạo các địa phương hình thành các chuỗi liên kết, thành lập thêm các trang trại, hợp tác xã chăn nuôi; định hướng mở rộng phương thức chăn nuôi công nghiệp quy mô trang trại, có liên kết gắn với nhu cầu thị trường; ứng dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn để giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả trong chăn nuôi.
Ông Phạm Anh Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lai Châu cho biết, ngay từ đầu năm, Chi cục đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động tái đàn, tránh tình trạng bỏ trống chuồng nuôi; cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố chủ động hướng dẫn các trang trại, hộ chăn nuôi những biện pháp tái đàn, tăng đàn; định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các khu chăn nuôi và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định. Đặc biệt, hiện nay thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, nguy cơ cao gây bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, các trang trại, hộ chăn nuôi cần thận trọng, tuân thủ tốt các điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro khi tái đàn.
Đến nay, tỉnh Lai Châu đã từng bước tái đàn gia súc, gia cầm an toàn, đảm bảo nguồn cung các loại thịt cho thị trường. Hiện tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) toàn tỉnh đến hết tháng 3 ước đạt trên 317.000 con, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thịt hơi 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 4.000 tấn; trong đó, sản lượng thịt trâu, bò đạt khoảng 650 tấn, sản lượng thịt lợn đạt gần 3,5 nghìn tấn, tăng 0,6% so cùng kỳ năm 2021. Tổng đàn gia cầm đạt hơn 1,6 triệu con, tăng 6,3% so với cùng kỳ; sản lượng thịt gia cầm ước đạt hơn 1.000 tấn, tăng 9.3% so cùng kỳ.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu Đặng Văn Châu cho hay, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hàng hóa, bền vững và tăng cường chuyển đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm gia tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi; đẩy mạnh phát triển các giống vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao như lợn Mường Tè, gà HMông... chú trọng phát triển các loại vật nuôi có tiềm năng thế mạnh khác như phát triển đàn ong, ngựa, dê.
Đồng thời, Sở tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tập trung phát triển hợp tác xã, trang trại chuyên sản xuất, cung ứng con giống đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.
Năm 2022, Lai Châu phấn đấu tổng đàn gia súc chính toàn tỉnh đạt 336.100 con với tốc độ tăng trưởng đàn gia súc 5%/năm; tổng đàn gia cầm đạt trên 1,6 triệu con và sản lượng thịt xuất chuồng các loại đạt 16,5 nghìn tấn.
Để đạt được mục tiêu, Lai Châu tiếp tục kiểm soát tốt tình hình chăn nuôi, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên động vật nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế; các địa phương trong tỉnh cần làm tốt khâu tái đàn vật nuôi; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Các địa phương chú trọng xây dựng quy hoạch chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm; xác định những vật nuôi chính để tạo ra khối lượng và gia tăng giá trị sản phẩm.
Bộ Văn hóa đề nghị các địa phương mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường trong điều kiện bình thường mới. Ngày 18/2, Bộ VH,TT&DL có văn bản số 497/BVHTTDL-VHCS về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường trong điều...