Bão Wipha đổ bộ, Trung Quốc cảnh báo xanh da trời
China Daily ngày 1/8 đưa tin, bão Wipha đổ bộ vào khu vực ven biển thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, vào rạng sáng cùng ngày tiếp tục gây mưa lớn, gió giật trên biển. Cảnh báo xanh ra trời đã được khôi phục.
Ảnh: China Daily
Theo Cơ quan Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC), vào lúc 10h00 sáng nay (ngày 1/8, theo giờ địa phương), vị trí tâm bão được xác định nằm ở các khu vực duyên hải phía Đông Bắc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, sức gió mạnh tới 23m/s.
Trước đó, bão Wipha đã đổ bộ khu vực ven biển thành phố Văn Xương rạng sáng cùng ngày, China Daily cho biết.
NMC dự báo bão Wipha sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc với vận tốc khoảng 10km/h; sau khi đổ bộ vào Bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, sẽ vào tỉnh Quảng Tây và khu vực phía Bắc của Việt Nam vào chiều tối 2/8.
Cũng theo dự báo của NMC, các khu vực ven biển tỉnh Quảng Đông, đảo Hải Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, Eo biển Quỳnh Châu (hay còn gọi là Eo biển Hải Nam) có gió mạnh từ chiều 1/8 đến chiều 2/8.
Video đang HOT
Gió mạnh và mưa lớn đã khiến giao thông địa phương bị gián đoạn
NMC khuyến cáo chính quyền các địa phương dự báo chịu ảnh hưởng của bão Wipha có biện pháp phòng tránh thiên tai và các tàu thuyền tại các vùng bị ảnh hưởng trở về bờ.
Từ đêm 31/7, tỉnh Hải Nam đã hứng chịu mưa lớn, lượng mưa tối đa đo được trong vòng 24 giờ ở Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh này, là 276,1mm.
Gió mạnh và mưa lớn đã khiến giao thông địa phương bị gián đoạn. Theo thống kê ban đầu, Sân bay quốc tế Meilan Hải Khẩu đã phải hủy 50 chuyến bay; sân bay ở thành phố Sanya cũng phải hủy 6 chuyến bay trong ngày 1/8.
Trong khi đó, các dịch vụ bến phà tại Eo biển Quỳnh Châu và các dịch vụ đường sắt siêu tốc trong khu vực cũng được yêu cầu tạm ngừng hoạt động.
Theo Congly
Trung Quốc công bố xây căn cứ hậu cần chiến lược ở đảo Phú Lâm
Chính quyền cấp địa phương của Trung Quốc thông báo đã có cuộc họp về phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cái gọi là "thành phố đảo" trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngày 15/3, chính quyền cấp địa phương ở nơi gọi là "tỉnh Hải Nam" ngang nhiên công bố dự định phát triển cơ sở hạ tầng, biến đảo Phú Lâm và hai đảo lân cận là đảo Cây và đảo Duy Mộng trở thành "căn cứ hậu cần và dịch vụ chiến lược then chốt" của Trung Quốc. Cả 3 hòn đảo đều thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng hiện bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
"Chúng tôi sẽ lập kế hoạch kỹ lưỡng cho việc phát triển các đảo và rặng san hô dựa trên những chức năng khác nhau", Zhang Jun, người được chỉ định là bí thư đảng ủy địa phương, cho biết.
Trung Quốc từng bị phát hiện đưa tên lửa phòng không ra đảo Phú Lâm vào tháng 5/2018 làm dấy lên nhiều lo ngại an ninh trong khu vực. Ảnh: ImageSat International.
Ông khẳng định kế hoạch phát triển "Tam Sa" dựa trên một phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2018 và chỉ thị của chính quyền trung ương tại Bắc Kinh vào tháng 4/2018.
Thông báo của ông Zhang không tiết lộ chi tiết kế hoạch, nhưng kêu gọi các quan chức địa phương "có những bước đi chủ động và trình bày sáng kiến" để có báo cáo tốt nhất.
Trung Quốc vào năm 2012 đã ngang ngược thành lập đô thị cấp huyện Tam Sa đặt trên đảo Phú Lâm - đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Nơi được gọi là "Tam Sa" trực thuộc tỉnh Hải Nam.
Bắc Kinh trong thời gian qua tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự trong vùng biển với nhiều cuộc tập trận, tiến hành cải tạo và quân sự hóa trái phép nhiều thực thể trên Biển Đông, đi ngược lại luật pháp quốc tế và sự phản đối của nhiều nước trong và ngoài khu vực.
Shi Yinhong, chuyên gia quan hệ Mỹ - Trung tại Đại học Nhân dân, cho rằng việc thông báo phát triển căn cứ hậu cần được thông báo chỉ bởi một thành phố cấp huyện cho thấy Bắc Kinh không muốn vấp phải phản ứng quá mạnh từ Washington.
Ông cho rằng Bắc Kinh sẽ không dám đẩy nhanh dự án này vì không muốn đối đầu Mỹ - Trung leo thang, đặc biệt khi đàm phán thương mại giữa hai nước vẫn chưa tìm ra giải pháp.
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS McCampell của Mỹ, được trang bị tên lửa dẫn đường, đã tuần tra gần đảo Phú Lâm vào ngày 7/1. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 14/6/2018, Việt Nam đã phát biểu nhiều lần về việc Trung Quốc triển khai các trang thiết bị quân sự ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo bà Hằng, mọi hoạt động được tiến hành tại hai quần đảo này mà không được phép của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp pháp, vô giá trị, và vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Cuộc họp của Trung Quốc về phát triển căn cứ hậu cần trên Biển Đông diễn ra không lâu sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Trung Quốc ngăn chặn các nước trong khu vực phát triển năng lượng và dầu khí trên Biển Đông thông qua "những biện pháp cưỡng ép".
Phát biểu tại Texas ngày 12/3, ông Pompeo mạnh mẽ chỉ trích "hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc tại các tuyến đường biển quốc tế".
Ngày 13/3, hai máy bay ném bom chiến thuật B-52H của Mỹ bay ngang Biển Đông lần thứ hai trong vòng 10 ngày. Đầu năm 2019, tàu khu trục USS McCampell cũng tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Cây, Lin Côn và Phú Lâm (đều thuộc quần đảo Hoàng Sa) nhằm "bảo vệ quyền tiếp cận những tuyến đường hàng hải trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".
Theo Zing.vn
JH-7A Trung Quốc - "Máy bay sinh ra các góa phụ" lại rơi ở Hải Nam Chiều ngày 12.3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận: sáng cùng ngày, 1 chiếc máy bay của hải quân khi bay huấn luyện tại huyện Lạc Đông, tỉnh Hải Nam đã bị rơi và cháy nổ, 2 phi công tử nạn, không gây ra thương vong dưới mặt đất, nguyên nhân vụ việc đang được điều tra. Một chiếc Phi Báo JH-7A...