Bảo vệ trẻ hay hành hạ trẻ?
Trẻ em như búp trên cành. Nhà nước và các cơ quan đoàn thể, các bậc cha mẹ đều hết sức quan tâm đến trẻ em vì trẻ em là tương lai của đất nước. Để thuận lợi cho các bà mẹ được chăm sóc trẻ và cho trẻ bú, mới đây Chính phủ đã cho phụ nữ được nghỉ sinh đến 6 tháng.
Tổ chức Y tế thế giới còn xây dựng hẳn một bộ quy tắc quốc tế về tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ và khuyến khích các nước chuyển thành các văn bản luật.
Mục tiêu tốt như vậy, nhưng việc áp dụng bộ quy tắc quốc tế ở một số nước đã bị biến tướng đi nhiều. Dự thảo Nghị định “Quy định về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ” của Bộ Y tế mới đưa ra cũng đang bị đặt câu hỏi: Đây là bảo vệ trẻ hay hành hạ trẻ?
Trẻ bị “hành” từ khi mới sinh ra
Ai cũng phải công nhận sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ em bị thiệt thòi khi mẹ không có sữa, hay mẹ bị bệnh không cho con bú được, đành phải ăn sữa ngoài. Bú là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, dự thảo của Bộ Y tế lại quy định phải “hướng dẫn cách cho trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa…”.
Bác sĩ Hướng Tâm cho biết, việc ép trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa quá sớm sẽ ảnh hưởng sự phát triển tâm thần kinh của trẻ, vì trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi cần được ngủ 20 giờ mỗi ngày thì sức khỏe chung và đặc biệt là sức khỏe trí não mới phát triển bình thường.
Vừa lọt lòng ra không được bú sữa mẹ đã là một thiệt thòi, nay đang ngủ mà lại bị đánh thức dậy để cho thìa sữa vào miệng thì thật là tội cho trẻ. Việc ngủ đủ giấc đối với trẻ sơ sinh còn quan trọng hơn ăn đủ.
Một nghiên cứu độc lập cho biết, những trẻ mất sữa mẹ chỉ dùng cách ăn bằng cốc và thìa đã có tỉ lệ bị rối loạn tâm trí từ 18-22% do thiếu ngủ sinh lý. Bởi thế, bộ quy tắc quốc tế không có khuyến cáo trẻ phải ăn bằng cốc, thìa.
Tuy vậy, các nhà làm luật của Bộ Y tế vẫn cho rằng phải cho trẻ nhỏ ăn sữa “bằng cốc, thìa” để trẻ không quen với ti giả, sau này sẽ trở về bú ti thật.
Video đang HOT
Phải chăng căn bệnh thành tích quá nặng rồi nên chỉ để nhằm nâng tỉ lệ bú mẹ lên một chút thôi, một số người sẵn sàng ép trẻ sơ sinh phải ăn bằng cốc, thìa, bất chấp nguy cơ trẻ bị khuyết tật về sức khỏe tinh thần, nguy cơ sặc sữa…
4 đến 6 tháng: Nhịn đói chờ sang 7 tháng!
Về sinh lý, các bác sĩ và các bà mẹ đều biết trẻ từ 4-6 tháng tuổi đã bắt đầu tóp tép đòi ăn them, vì lúc ấy sữa mẹ đã ít đi cả về chất và lượng. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cũng cho biết, rất ít bà mẹ có đủ sữa để nuôi bé khi bé được 7kg trở lên.
Bộ quy tắc quốc tế đã quy định cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu và khẳng định “rất quan trọng cho trẻ ăn thức ăn giặm phù hợp khi được 4 đến 6 tháng tuổi”.
Vậy mà dự thảo nghị định cắt ngoéo ngay mức 4 tháng đi, quy định cho bé bú mẹ hoàn toàn trong suốt 6 tháng đầu và 7 tháng tuổi mới cho ăn giặm, không theo bất cứ một cơ sở khoa học nào.
Như vậy, mẹ của các bé lớn nhanh đòi ăn giặm từ 4-5 tháng – nếu tuân theo đúng quy định của Bộ Y tế, sẽ phải để bé nhịn đói mấy tháng trời vì không đủ sữa cho bé, đến khi bé được 7 tháng mới cho ăn giặm. Chắc chắn các bé này sẽ bị suy dinh dưỡng.
May mà các bà mẹ Việt Nam vốn thương con vô bờ bến, chẳng nỡ lòng nào thấy con đói mà không cho ăn chỉ vì cái lệnh vô lý của Bộ Y tế, do đó tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt mới giảm đi.
6 đến 24 tháng: “Biến” bổ sung thành thay thế!
Bộ quy tắc quốc tế đã quy định các sản phẩm cho trẻ 0-6 tháng (Infant formula) là sản phẩm thay thế sữa mẹ, còn các sản phẩm khác cho trẻ ngoài lứa tuổi này chỉ là thức ăn bổ sung, không được gọi là thay thế sữa mẹ, chỉ khi chúng được giới thiệu để thay thế sữa mẹ cho trẻ đến 24 tháng tuổi thì mới phải cấm quảng cáo.
Quy chuẩn quốc gia của Bộ Y tế ban hành – dựa theo đúng codex quốc tế – cũng quy định các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi chỉ là thức ăn bổ sung.
Luật Quảng cáo cũng rất chính xác khi chỉ cấm quảng cáo các sản phẩm “sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ đến 24 tháng”, tức là sản phẩm nào giới thiệu là để thay thế sữa mẹ cho đến tận 24 tháng tuổi thì phải cấm quảng cáo, chứ luật không cấm quảng cáo các sản phẩm có mục đích làm thức ăn bổ sung.
Tuy nhiên, có lẽ với phương châm “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, dự thảo nghị định đã gộp tuốt tuồn tuột các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 6-24 tháng tuổi vào nhóm sữa thay thế sữa mẹ, dù đã ghi rõ là thức ăn bổ sung, để cấm tiệt thông tin, quảng cáo, tiếp thị và bắt bác sĩ phải kê đơn.
Có phải càng cấm thì các quan y tế càng được nhiều “lộc” do các doanh nghiệp phải “chạy” để “được bệnh viện khuyên dùng” hay “bác sĩ kê đơn”, chứ không thể cạnh tranh sòng phẳng bằng chất lượng và dịch vụ được nữa, nên Bộ Y tế mới thích cấm!
Nhìn ra thế giới, tất cả các nước tiên tiến đều không có nước nào coi các sản phẩm ăn bổ sung là sản phẩm thay thế sữa mẹ, ngược lại họ rất coi trọng nâng cao chất lượng các thức ăn bổ sung và suy dinh dưỡng ở các nước này là rất ít.
Trong khi đó ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng cho biết 51,7% thức ăn bổ sung không đủ dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, các nguồn thức ăn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sản xuất theo công thức quốc tế lại bị dự thảo nghị định coi là thay thế sữa mẹ và tìm cách cấm đoán.
Bài học từ những nước nghèo áp dụng việc cấm tiếp thị sữa cho trẻ đến 24 tháng tuổi như Ấn Độ hay Campuchia – buồn thay – lại đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ suy dinh dưỡng, vẫn còn đó.
Những thập kỷ sau, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng có hại đến thế hệ tương lai của đất nước nếu dự luật phản khoa học và bóp méo khuyến cáo quốc tế này được thông qua?
Trẻ cần được nuôi nấng đúng khoa học, chứ đừng áp đặt những điều cực đoan vì căn bệnh thành tích hay lợi ích nhóm để làm khổ trẻ từ lúc mới lọt lòng!
Theo Ladong
Một thiếu nữ bị cha ruột giam cầm hơn 2 tháng
Chiều 18.10, ông Thái Thế Trung, cán bộ Tư pháp xã Tân Văn, H.Lâm Hà (Lâm Đồng), xác nhận với Thanh Niên Online, chị H.T.D (21 tuổi, ngụ thôn Tân Lợi, xã Tân Văn) bị cha ruột là Hoàng Văn Minh giam cầm trong nhà hơn 2 tháng nay.
Ảnh minh họa
Bà N.T.M (cùng xóm với ông Minh) cho biết cách đây 2 tháng, ông Minh thuê thợ hàn tới hàn kín cửa để nhốt con gái ruột. Người thợ hàn này sau đó nói cho người dân trong xóm biết chuyện ông Minh giam cầm con gái trong nhà.
Cũng theo bà M., vợ chồng ông Minh bỏ nhau từ lâu. Chị D. được bà nội nuôi từ nhỏ. Thỉnh thoảng D. về thăm ông Minh. Cách đây hơn 2 tháng, khi D. về thăm cha thì ông Minh giữ lại và nhốt luôn trong nhà, không cho tiếp xúc với bất kỳ ai.
Khi hàng xóm biết chuyện, tới thuyết phục ông Minh thả con gái ra thì ông giải thích mình sợ người khác lợi dụng và làm hại con gái, nên phải nhốt kín. Sau khi người dân trình báo vụ việc, các cơ quan đoàn thể của xã Tân Văn có đến làm việc với ông Minh.
Theo ông Thái Thế Trung, cán bộ xã đã nhiều lần tới thuyết phục ông Minh thả con gái ra nhưng ông vẫn không đồng ý và đuổi các cán bộ xã về. Cũng theo ông Trung, ông Minh có biểu hiện của bệnh tâm thần.
Ông Trung cho biết khi tiếp cận với chị D. thì thấy D. đang bị khủng hoảng tinh thần rất nặng, sức khỏe suy yếu.
UBND xã Tân Văn đã báo cáo vụ việc cho UBND H.Lâm Hà và các cơ quan chức năng để xin ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết.
Lâm Viên
Theo TNO
Thu thuế đường xe máy, địa phương án binh bất động Mặc dù đã được Bộ Tài chính hối thúc nhưng hiện các địa phương trên cả nước vẫn chưa thực hiện việc thu phí... Thực tế nhiều UBND cấp xã vẫn chưa nhận được bất kỳ hướng dẫn, chỉ đạo nào từ cấp trên đối với việc thu phí sử dụng đường bộ với xe máy trên địa bàn. Khoảng 35 triệu xe...