Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ tai nạn do chó cắn
Trong Tuần lễ Quốc gia Phòng chống Chó cắn ở nước Mỹ (20/5-26/5), Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cùng với Hiệp hội Y tế Thú y và Dịch vụ Bưu Điện Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều hướng dẫn để giáo dục mọi người về an toàn khi nuôi chó.
Sau đây là những hướng dẫn cụthể cho các bậc phụ huynh bảo vệ con cái của mình không bị chó cắn.
- Nếu gia đình bạn đang có kế hoạch nuôi một chú chó, hãy chọn giống phù hợp. Loại chó Collie và chó tha mồi Labrador là một trong những giống nhìn chung là an toàn với trẻ em. Nên trò chuyện với bác sỹ thú y để biết thêm thông tin về sự khác nhau giữa các giống chó.
- Chó cần được xã hội hóa. Bạn có thể làm điều này bằng cách để cho chú chó dần dần tiếp xúc với nhiều người và nhiều loài vật. Duy trì từ bé đến khi chúng lớn lên.
Video đang HOT
- Đào tạo là điều cần thiết. Mệnh lệnh tạo ra sự gần gũi, vâng lời và lòng trung thành, tin tưởng giữa người và chó.
- Không chơi trò chơi mạnh, hung hăng và tấn công với chú chó.
- Khi được thiến, chú chó sẽ có ít khả năng cắn người khác hơn và cần phải tiêm chủng cho chó nhà bạn để chống lại bệnh dại và một số bệnh khác.
- Không bao giờ để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Dạy cho trẻ không nên chọc phá chúng lúc đang ngủ, đang ăn hoặc đang tha đồ vật nào đó.
- Nếu bị một con chó đe dọa, hãy giữ bình tĩnh, tránh tiếp xúc bằng ánh mắt và đứng im cho đến khi chó chạy đi chỗ khác. Nếu gặp phải con chó quá hung hăng đòi cắn, thậm chí vật bạn xuống, hãy cuộn thành quả bóng và dùng tay che mặt để bảo vệ.
- Nếu bị chó cắn, làm sạch vết thường bằng xà bông và nước. Gọi ngay nhân viên y tế nếu các vết thương nghiêm trọng. Tìm gặp bác sỹ thú y và người nhà để xem chúng đãđược tiêm phòng chủng bệnh dại hay chưa. Nếu chưa, bạn nên đi tiêm phòng ngay lập tức.
Quách Vinh
Theo HealthDay
Xử trí khi bị chó cắn để phòng bệnh dại
Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.
Xử lý vết thương
Khi bị chó cắn, cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn.
Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương để tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập.
Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vắc-xin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày.
Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm vắc-xin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vắc-xin.
Tiêm huyết thanh hay vắc xin?
Phải tiêm đồng thời cả vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại đối với các trường hợp bị chó cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại, có vết chó cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ và có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu.
Một điều cũng cần chú ý là tiêm ngay vắc-xin sau khi bị chó cắn trong những trường hợp như có vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó; vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm chó cắn, con chó đang bị ốm.
Việc đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm vắc-xin.
Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như các cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với vi rút dại cũng cần phải tiêm vắc-xin phòng dại để bảo đảm an toàn.
Khi tiêm vắc-xin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại vắc-xin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.
Vắc-xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC. Trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng các thuốc nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo Dân trí
Bé trai bị chó cắn chết vào đúng ngày sinh nhật 1 tuổi Bé trai 1 tuổi ở Mỹ bị chó cắn chết đúng vào ngày sinh nhật. Jeremiah Eshew-Shahan, 1 tuổi ở Henderson, Nevada, Hoa Kỳ, đã có một ngày sinh nhật bi thảm khi cậu bé bị con chó của gia đình cắn chết trong buổi lễ sinh nhật. Theo gia đình của em bé xấu số này thì con chó lai Mastiff/Rhodesian của...