Bảo vệ tốt hơn quyền con người
Hôm qua, Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự ( sửa đổi) và báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Đây là lần sửa đổi lớn với mục đích xây dựng Bộ luật Dân sự thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia. Qua đó, ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với 10 nội dung lớn trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), từ ngày 5-1 đến 5-4-2015. 10 vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân đối với dự thảo này, đều có những ý kiến khác nhau. Sau 3 tháng, Quốc hội đã tập hợp được 7,5 triệu ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo Bộ luật sửa đổi. Và tại kỳ họp thứ chín, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được Quốc hội xem xét lần thứ hai.
Theo báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân và tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), đa số ý kiến đánh giá dự thảo Bộ luật được xây dựng công phu, thể chế hóa được đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng đã được xác định tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược cải cách tư pháp; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…
Về hình thức sở hữu, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng: Cần ghi nhận sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu độc lập, bên cạnh sở hữu riêng và sở hữu chung, không tán thành quan điểm cho rằng chỉ có hai hình thức là sở hữu riêng và sở hữu chung. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác, nhiều đại biểu cho rằng, thời điểm chuyển giao vật, tức là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trực tiếp nắm giữ, chi phối vật, trừ trường hợp luật hoặc hợp đồng có quy định khác. Nếu luật quy định việc chuyển giao vật phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Ngoài ra là các vấn đề về quyền nhân thân, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức, bảo vệ người thứ ba trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu, điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, thời hiệu. Đa số đại biểu cũng không tán thành việc đưa vào bộ luật việc đặt tên không được bằng ngôn ngữ nước ngoài, bằng số và không quá 25 chữ cái, quyền được chết êm ái, quyền thay đổi giới tính, hôn nhân đồng giới…
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Bộ luật vẫn còn nhiều lỗi về mặt kỹ thuật văn bản; một số quy định có nội dung hoặc chưa rõ ràng, chưa hợp lý hoặc chưa giải quyết được triệt để các vấn đề phát sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự. Những vấn đề này cần được khắc phục để bảo đảm Bộ luật Dân sự thực sự trở thành những chuẩn mực pháp lý trong ứng xử của người dân, trong hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền; bảo đảm hành lang pháp lý thuận lợi, an toàn, ít rủi ro hơn cho người dân.
Vũ Duy Thông
Theo_Hà Nội Mới
36 luật về quyền con người cần làm mới, sửa đổi
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, để triển khai thực hiện Hiến pháp 2013, Bộ Tư pháp đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới 36 luật, pháp lệnh và 50 văn bản quy phạm pháp luật khác về quyền con người.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận, việc thẩm định văn bản vẫn để lọt những lỗi nội dung thiếu tính khả thi (ảnh: Việt Hưng).
Thông tin này được Bộ trưởng Hà Hùng Cường đưa ra trong báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Về kết quả triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Bộ trưởng Tư pháp cho biết Bộ đã báo cáo Thủ tướng về kết quả rà soát lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013.
Theo đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, dừng thi hành hoặc ban hành mới 282 văn bản/tổng số hơn 102.300 văn bản đã rà soát.
Dựa trên kết quả rà soát tổng số 172 luật, pháp lệnh, hơn 7.800 văn bản quy phạm pháp của Chính phủ, Thủ tướng , Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về quyền con người, Bộ Tư pháp đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới 36 luật, pháp lệnh và 50 văn bản quy phạm pháp luật khác.
Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được nhắc đến với con số 864 văn bản được kiểm tra từ cuối tháng 12/2014 đến hết tháng 3 năm nay. Bước đầu, Bộ Tư pháp phát hiện 62 văn bản có dấu hiệu vi phạm, trong đó 8 văn bản vi phạm về nội dung, 1 văn bản vi phạm về quyền ban hành, 1 văn bản vi phạm về hiệu lực. Trên cơ sở các văn bản đã được kiểm tra, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và thông báo tới cơ quan đã ban hành văn bản để đề nghị xử lý.
Riêng việc rà soát các văn bản quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, Bộ Tư pháp đã phân loại, thực hiện kiểm tra 249 văn bản của 16 bộ, 276 văn bản của 51 địa phương. Qua kiểm tra đã phát hiện 9 văn bản của các bộ và 20 văn bản của địa phương có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật. Và Bộ Tư pháp đã có kiến nghị Thủ tướng về các văn bản này.
Kết quả xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được khái quát với số liệu tính đến hết tháng 3/2015. Có 95 văn bản nợ đọng thì Chính phủ, Thủ tướngvà các Bộ đã ban hành được 21 văn bản (đạt 22,11%). Còn 74 văn bản nợ đọng đến thời điểm này, trong đó 14/74 văn bản thuộc dạng nợ đọng kéo dài.
Một kết quả còn khiêm tốn khác là trong 86 văn bản quy định chi tiết thi hành 15 luật, pháp lệnh chưa có hiệu lực thì hiện mới chỉ có 1 thông tư ban hành, còn lại 85 văn bản đang được các Bộ nghiên cứu soạn thảo.
Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, theo báo cáo, từ thang 10/2014 đến hết ngày 30/3/2015, Bô Tư phap đa nghiên cưu, tham gia ý kiến đối với 484 thu tuc hanh chinh quy đinh tai 66 dư thao văn bản quy phạm pháp luật. Trong đo, cơ quan "gác cửa" văn bản đã đê nghi bo 89 va sưa đôi, bô sung 256 thu tuc.
Bộ cũng đã tiên hanh thâm đinh 319 thu tuc hanh chinh quy đinh tai 36 văn bản quy phạm pháp luật co quy đinh thu tuc hanh chinh, kiên nghi bo 40 va sưa đôi 245 thu tuc hanh chinh không cân thiêt, không hơp ly.
Đánh giá về những điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, hoạt động rà soát các luật, pháp lệnh chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Việc cụ thể hóa một số nội dung Hiến pháp trong các dự án luật chưa nhận được sự đồng tình, hiểu một cách thống nhất.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết còn chậm. Tình trạng văn bản quy định chi tiết được ban hành không bảo đảm tính kịp thời có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của nội dung được giao quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn diễn ra phổ biến khi còn 74/95 văn bản nợ đọng chưa được ban hành.
Chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tuy đã được cải thiện một bước, nhưng tinh thần và nội dung thẩm định vẫn chủ yếu tập trung về tính pháp lý, còn để lọt nội dung thiếu tính khả thi so với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, báo cáo nêu vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại kỳ họp này.
P.Thảo
Theo Dantri
Người dân gửi thư góp ý về Bộ luật Dân sự không phải dán tem Ông Kiều Đình Thụ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, người dân gửi thư qua đường bưu điện đóng góp ý kiến cho dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ không phải dán tem. Chiều 5/1, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức công bố kế hoạch của Chính phủ về việc tổ...