Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân
Nhằm hoàn thiện các quy định của Hiến pháp nói chung và liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Công an nhân dân, chúng tôi có một số ý kiến góp ý về dự thảo.
Đó là bổ sung hai từ “an ninh” vào Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 77) như sau: “Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự, an ninh và tham gia xây dựng quốc phòng, an ninh toàn dân; việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự, an ninh do luật định”. Tương tự, đề nghị bổ sung cụm từ “và trật tự an toàn xã hội” vào Điều 69 ( sửa đổi, bổ sung Điều 44) như sau: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới”. Chúng tôi cũng đề nghị bổ sung cụm từ “phối hợp cùng lực lượng công an xã, dân phòng, bảo vệ…” vào nội dung Điều 72 ( sửa đổi, bổ sung Điều 47) như sau: ” Công an nhân dân Việt Nam được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt phối hợp cùng lực lượng công an xã, dân phòng, bảo vệ… trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Theo chúng tôi, vì trên thực tế lực lượng công an xã, dân phòng, bảo vệ… thường xuyên sát cánh với Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Có thể nói lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.
Bên cạnh đó, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung dự thảo Điều 73 như sau “Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, an ninh, chính sách hậu phương quân đội, công an; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh, đối ngoại với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội của đất nước”. Thực tiễn đã chứng minh việc đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn cả nước trong nhiều năm qua đã tác động và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế đất nước, góp phần đảm bảo mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt…
Sửa Luật Cư trú: Giảm áp lực tăng dân số
Ngày 26-2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú. Một trong những vấn đề được chú ý là các quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại các đô thị lớn.
Theo tờ trình của Chính phủ do Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an trình bày, công dân được nhập cư vào các thành phố lớn trực thuộc Trung ương nếu có một trong các điều kiện: Có nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; có chỗ ở hợp pháp mà không phải là nhà ở thuộc sở hữu của mình và tạm trú liên tục từ 2 năm trở lên; được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của các cá nhân, tổ chức thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP và trường hợp được người cho thuê, cho mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc phòng công chứng. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi tạm trú. Với trường hợp công dân đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội thì thực hiện theo Luật Thủ đô.
Theo cơ quan thẩm tra, so với quy định hiện hành về điều kiện đăng ký thường trú, các điều kiện nói trên được quy định theo hướng chặt chẽ hơn. Luật hiện hành quy định thời gian tạm trú chỉ từ 1 năm, nay tăng lên 2 năm. Luật hiện hành không quy định diện tích tối thiểu khi nhập khẩu, không quy định xác nhận của chính quyền địa phương trong trường hợp người có hộ khẩu cho người ở thuê, ở nhờ nhập khẩu. Còn dự thảo luật bổ sung quy định công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương khi phải bảo đảm cả điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Tại phiên họp, đa số thành viên UBTVQH tán thành sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung dự luật. Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với việc bổ sung về điều kiện diện tích bình quân đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ. Đối với điều kiện "phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng", Ủy ban Pháp luật đề nghị phải quy định rõ ràng hơn. Ủy ban Pháp luật cho rằng, để bảo đảm đầy đủ các quy định của pháp luật về dân sự và nhà ở, cần quy định cụ thể gồm 2 văn bản rõ ràng. Đó là hợp đồng dân sự về cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc công chứng và văn bản của người có sổ hộ khẩu đồng ý cho người thuê, mượn, ở nhờ được đăng ký thường trú tại chỗ ở đó. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, Thường trực Ủy ban tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, với các quan điểm chỉ đạo đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng các quy định thông thoáng của Luật Cư trú để đăng ký thường trú tại nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, gây mất cân đối về phân bố dân cư và an sinh xã hội, tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng, giao thông, trường học, bệnh viện, điện, nước; đồng thời, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cư trú.
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý: "Nguyên tắc là người dân phải được tự do cư trú, đi lại, được chăm sóc y tế, có chỗ học hành... Việc đăng ký thường trú, tạm trú phải thông thoáng, khuyến khích được người dân đến thực hiện các thủ tục này." Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cơ quan soạn thảo phải rà soát lại toàn bộ để đảm bảo quyền tự do cư trú của công dân.
Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, vào tháng 5-2013.
Theo ANTD
Khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước Bộ Công Thương vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do...