Bảo vệ thương hiệu mật ong bạc hà
Sản lượng mật ong Bạc Hà sản xuất ra hiện tại không đủ cung cấp cho nhu cầu tại địa phương và khách du lịch, dẫn đến tình trạng khan hiếm mật ong. Tuy nhiên, việc mở rộng đàn ong, giá cả lại do một HTX ong thao túng. Đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cấm con ong ngoại vào nuôi tại tỉnh Hà Giang.
Biển cấm các tổ chức, các nhân đưa ong vào huyện Quản Bạ (Hà Giang) được cắm tại xã Quyết Tiến. Ảnh: Việt Tùng
Hiện Hà Giang có khoảng có khoảng 16.000 đàn ong nội, hàng năm, cho sản lượng hơn 80 tấn mật ong bạc hà, tập trung chủ yếu ở 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh.
TTXVN cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có khoảng 1,5 triệu đàn ong, trong đó 1,2 triệu đàn là giống ong ngoại và chỉ có 300.000 đàn là ong nội gồm 2 phân loài Apis cerana cerana và Apis carana indica. Riêng ong nội Apis cerana cerana chỉ có tại 4 huyện trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc). Giống ong nội này có khả năng chịu rét tốt, phù hợp với khí hậu vùng cao. Với đặc tính cần cù, có khả năng khai thác mật hoa kể cả tại những vùng hoa nhỏ lẻ, giống ong này có thể cho sản lượng 10-15 lít mật/đàn/năm với chất lượng tốt. Đây cũng là một lý do mà tỉnh Hà Giang quyết bảo vệ đàn ong nội của địa phương.
Video đang HOT
Cục Chăn nuôi – Bộ NNPTNT đã lưu ý người nuôi ong nếu được phép nuôi giống ong khác ở địa bàn 47 xã tại 4 huyện trên Cao nguyên đá Đồng Văn (theo chỉ dẫn địa lý mật ong bạc hà Mèo Vạc) thì sản phẩm mật ong của giống ong đó không được ghi thương hiệu mật ong bạc hà.
Theo Danviet
Sản xuất lúa theo VietGAP, nông dân hưởng lợi kép
Chuyển đổi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) giảm chi phí, tăng năng suất, mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Chi phí giảm, năng suất tăng
Hợp tác xã (HTX) Đông Thôn, xã Yên Thái là một trong hai đơn vị được Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình chọn làm điểm để xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp theo hướng VietGAP trong năm 2016. Mới thử nghiệm nhưng vào vụ thu hoạch vừa qua, bà con rất phấn khởi vì lúa được mùa.
Nông dân thu hoạch lúa đông xuân 2016 trên cánh đồng xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Ảnh: Hải Đăng
Trò chuyện khi đang lội ruộng thăm lúa, chị Vũ Thị Bích ở xóm 1 cho biết: "Thời gian đầu thấy cán bộ xã đi vận động gia đình cũng băn khoăn nhiều, nhưng vẫn mạnh dạn làm. Đến giờ thấy bông lúa to, đều, lại không bị bệnh bạc lá nên tôi an tâm".
Chị Bích cho biết thêm, khi tham gia mô hình, các hộ được cán bộ địa phương xuống tận ruộng hướng dẫn áp dụng các biện pháp thâm canh lúa tổng hợp, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, gieo cấy tập trung, cấy mạ non, bón phân cân đối nên cây lúa cứng, ruộng thông thoáng. "Cái được nhất khi làm lúa VietGAP là tỷ lệ, mật độ sâu hại thấp và giảm hơn rất nhiều so với việc cấy lúa thường. Nhờ đó, nông dân không chỉ giảm được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm chi phí sản xuất mà còn bảo đảm được sức khỏe, có thêm thời gian làm việc khác" - chị Bích chia sẻ.
Cùng tham gia mô hình cây lúa VietGAP với hộ gia đình chị Bích, ông Phạm Văn Được ở xã Khánh Thành (Yên Khánh) cho rằng: "So với việc cấy lúa thường, sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP giảm được khá nhiều chi phí. Riêng vụ mùa năm nay, nhờ giảm lượng giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăm sóc, lúa đã giúp gia đình tôi giảm từ 30 - 40% chi phí".
Là vụ mùa đầu tiên áp dụng mô hình sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP, xã Yên Thái, huyện Yên Mô triển khai trên diện tích 10ha với hơn 300 hộ tham gia. Ông Phạm Văn Thận - Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Đông Thôn, xã Yên Thái cho biết: "Ban đầu triển khai làm, nông dân còn khá lúng túng. Song đến nay, bà con đã quen dần với phương pháp sản xuất mới. Đáng nói, việc xây dựng mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP đã giúp nông dân trong vùng biết cách quản lý đồng ruộng bằng cách ghi chép nhật ký sản xuất an toàn, vệ sinh đồng ruộng sạch phần bảo vệ môi trường sinh thái".
Nói về hiệu quả việc áp dụng phương pháp sản xuất mới, ông Thận cho hay: So sánh giữa ruộng mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP và ruộng cấy truyền thống thì ruộng trong mô hình đẻ nhánh tập trung và kết thúc đẻ nhánh sớm hơn so với ruộng cấy truyền thống, tỷ lệ bông hữu hiệu cao hơn so với ruộng cấy truyền thống là 6,5%. Mật độ sâu, tỷ lệ hại của các đối tượng sâu bệnh hại ở ruộng mô hình cũng thấp hơn. "Đặc biệt, ở ruộng trong mô hình chi phí giống, thuốc BVTV thấp hơn trong khi năng suất lại cao hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng cấy truyền thống khoảng gần 7 triệu đồng/ha" - ông Thận nhấn mạnh.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Ông Vũ Khắc Hiếu - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NNPTNT Ninh Bình) cho rằng: Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm gạo ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2016, Chi cục đã xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp theo hướng VietGAP tại 2 đơn vị là xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) và xã Yên Thái (huyện Yên Mô) với diện tích 40ha/2 vụ và bước đầu mang lại nhiều tín hiệu khả quan.
"Kết quả này sẽ là cơ sở để Chi cục tham mưu với Sở NNPTNT triển khai nhân rộng sản xuất lúa VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, hình thành những vùng sản xuất được ứng dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở của hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, kỹ thuật IPM. Từ đó, đưa nông nghiệp Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững theo hướng tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy công cuộc phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới..." - ông Hiếu cho hay.
Theo Danviet
Bí quyết phân biệt nấm hương xịn Vừa qua, một số đơn vị đã trà trộn nấm hương nhập từ nhiều nguồn khác nhau rồi đóng gói, biến thành nấm hương tươi Việt Nam. Việc nhập nhèm nguồn gốc nấm như vậy không chỉ làm cho người tiêu dùng mất niềm tin vào nấm Việt, mà còn khiến người trồng nấm và cả những doanh nghiệp làm ăn chân chính...