Bảo vệ tảng đá “lạ” bị nhiều người đào bới để tìm kho báu
Ngày 16/4, bà Nguyễn Thị Kim Vân – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai – cho biết đơn vị đang tiến hành kế hoạch bảo vệ tảng đá ở thôn Tư Lương ( Tân An, Đăk Pơ). Tuy nhiên có một số người dân nơi đây đang phản đối việc di dời tảng đá về bảo tàng.
Trước đó, Dân trí đã đưa tin, tại cánh đồng trồng mía của người dân làng Tư Lương có một tảng đá được chôn dưới đất, 2 mặt của tảng đá có nhiều ký tự “lạ”. Nhiều năm qua, sau khi tảng đá được phát hiện, người dân làng Tư Lương nghĩ rằng đây là điểm đánh dấu một kho báu cổ nên mang cuốc xẻng ra chỗ tảng đá để đào bới tìm vàng.
Câu chuyện được đồn thổi tới các địa bàn lân cận, nhiều người sau khi nghe tin đã mang máy móc đến khu vực tảng đá để đào bới tìm kho báu. Sự việc khiến tảng đá có nguy cơ bị hư hại, đổ vỡ.
Ngày 25/3/2015, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 02/KH-BTGL thông báo về kế hoạch di dời tảng đá trên về Bảo tàng tỉnh để bảo vệ và nghiên cứu, giải mã những ký tự trên tảng đá.
Trước sự việc trên, một số người dân Tư Lương đã phản đối việc di dời tảng đá trên ra khỏi khu vực hiện tại, họ cho rằng tảng đá là nơi đánh dấu một kho báu hoặc là một khu mộ cổ có chôn cổ vật dưới đó.
Các ký tự trên bia đá đang bị mờ nhạt theo thời gian
Ngày 14/4, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cuộc họp với người dân thôn Tư Lương để giải thích mục đích của việc di dời tảng đá. Theo ông Đào Ngọc Ngởi- Phó Chủ tịch xã Tân An, cuộc họp có hơn 40 người dân đến tham gia và chỉ có khoảng 5 người phản đối việc di dời tảng đá. Ý kiến của xã là sẽ báo cáo lên UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo.
Ông Ngởi cho biết, người dân thôn Tư Lương sống bằng nghề làm nông, khu vực tảng đá được trồng mía xung quanh. Ở đây chỉ có người dân tộc Kinh sinh sống, không có người dân tộc thiểu số. Từ trước đến nay, xã chưa có kế hoạch bảo vệ tảng đá, vẫn có nhiều người lén lút lợi dụng đêm tối đến khu vực tảng đá để đào bới, mong tìm kiếm được kho báu.
Nhiều người cho rằng xung quanh tảng đá này có vàng bạc hoặc cổ vật.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân- Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai – cho biết, theo luật Di sản Văn hóa thì tất cả mọi di vật, cổ vật trong lòng đất thuộc đất liền và hải đảo khi được phát hiện thì đều thuộc sở hữu nhà nước. Chính vì vậy, việc di dời tảng đá trên về Bảo tàng tỉnh Gia Lai để bảo vệ và nghiên cứu là được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, Bảo tàng muốn có được sự đồng thuận của tất cả những người dân Tư Lương nên đã thông báo và họp dân để giải thích rõ ràng mục đích.
Theo bà Vân, tảng đá trên là một bia đá có chất liệu sa thạch, cao khoảng 1,7m (phần nhô lên khỏi mặt đất); chiều ngang chỗ lớn nhất rộng khoảng 1,5m; bia đá nằm trên một gò đất cao, quay mặt về hướng đông; phần mặt trước trên bia đá có khắc 8 dòng chữ cổ, 3 dòng ở mặt sau, hầu hết đều bị mờ nhạt. Năm 2014, cán bộ Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khảo sát bia đá trên. Thông tin ban đầu từ chuyên gia văn hóa Chăm là Trần Kỳ Phương thì dựa trên bản rập của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Arlo Griffiths- chuyên gia về bia ký Chăm (người Hà Lan, hiện làm việc cho Viển Đông Bác cổ Pháp) đã đọc được một số thông tin ban đầu về bia đá trên như sau: “Chủ nhân của bia là người Chăm; năm lập bia 1438 (tức năm 1360- niên đại Saka), dưới thời của vua Yura Bhadravarman- De va.
Bia đá trên không phải là bia mộ, mà chỉ là mốc đánh dấu bước đường của người Chăm khi lên đến vùng đất làng Tư Lương bây giờ. Chính vì vậy, nơi đây không hề có vàng bạc hay cổ vật như lời đồn thổi của người dân. Bia đá này không có giá trị về mặt vật chất, chỉ có giá trị về mặt văn hóa lịch sử.
Video đang HOT
Bia đá đã bị đào xuống rất sâu phía dưới.
Vì vậy, trước việc bia đá đang bị xâm hại, dẫn đến hư hỏng không thể phục chế, việc di dời bia đá về Bảo tàng tỉnh là việc làm cấp thiết, đây cũng là con đường ngắn nhất để bia đá được các nhà khoa học tiếp cận, đọc và dịch toàn bộ nội dung, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu một giai đoạn lịch sử còn rất thiếu vắng của Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Bà Vân cho biết thêm, tại cuộc họp với người dân Tư Lương, một số người dân có ý kiến bày tỏ về việc tâm linh vì nó đã tồn tại ở khu vực đất của làng lâu nay, còn một số người thì yêu cầu Bảo tàng tỉnh phải làm cho người dân con đường từ làng tới bia đá trên. Trước những ý kiến trên của một số người dân, Bà Vân bày tỏ, làm một con đường là việc làm ngoài khả năng của Bảo tàng tỉnh. Song bà Vân cũng rất tôn trọng ý kiến của người dân và đặt vấn đề nếu người dân không di dời tảng đá trên thì người dân phải có bản cam kết sẽ đứng ra bảo vệ bia đá để bia không bị con người xâm hại.
Trước yêu cầu bà Vân đưa ra, người dân đã thẳng thừng từ chối việc bảo vệ bia đá. “Mục đích của việc làm trên của Bảo tàng là giữ gìn và phát huy tác dụng của bia đá. Bia đá trên chỉ là hiện vật chứ không phải di tích. Bảo tàng sẽ làm thêm văn bản để xin ý kiến của UBND tỉnh”, bà Vân cho biết thêm.
Thiên Thư
Theo Dantri
Đang mang thai mười sáu tuần, sản phụ nguy kịch vì suy gan cấp
Không có tiền chữa trị cho vợ, người đàn ông dân tộc Thái đứng trân trân nhìn mọi người gạt nước mắt. Vợ đang ở tuần thứ mười sáu của thai kì và hoàn toàn có khả năng cứu sống nhưng trong túi không có tiền, anh bảo đành chấp nhận đưa vợ con về nhà chịu chết.
Vào khoa Điều trị tích cực của Bệnh viện Bạch Mai những ngày này, các bác sĩ ai cũng lo lắng và xót thương cho hoàn cảnh của bệnh nhân Vi Thị Ăm bởi khả năng cứu sống có thể lên đến 100% nhưng vì không có tiền nên gia đình chấp nhận về nhà chịu chết. Điều càng trăn trở và ái ngại hơn đó là trong bụng bệnh nhân còn một sinh linh bé bỏng nữa đang ở tuần thứ mười sáu của thai kì, như vậy nếu như chấp nhận phải "đầu hàng" thì không chỉ là một người mất mạng mà là cả hai mẹ con.
Đang mang thai ở tuần thứ mười sáu, chị Ăm bị suy thận, suy gan khiến tính mạng nguy kịch.
"Con còn chưa chào đời nữa, xin mọi người cứu hai mẹ con nó"- Người đàn ông Vi Văn Ẩn với vốn tiếng kinh còn chưa sõi khóc nấc lên van xin khi có ai hỏi. Anh bảo vay mượn cả bản tất thảy được 5 triệu nhưng đã tiêu tốn gần hết cho việc đi lại và điều trị ở bệnh viện Sông Mã, tỉnh Sơn La nên khi nhập bệnh viện Bạch Mai trong túi còn đúng hai, ba trăm ngàn.
Phải tiến hành lọc gan, lọc thận và truyền các chế phẩm máu, chi phí của chị Ăm lên đến hơn 10 triệu đồng/ ngày
"Bác sĩ bảo đóng tạm ứng vào viện 8 triệu nhưng chịu thôi, không có ai để vay cả, giờ vợ chữa bệnh phải tốn nhiều tiền nữa mà không biết phải làm sao. Không có tiền chữa bệnh là mẹ con nó chết mất, ở nhà còn 2 đứa con nữa cơ, chúng nó sống sẽ không hạnh phúc, không có ai để chăm sóc chúng nữa" - Anh Ẩn tiếp lời với hai mắt đỏ hoe, đầy nước.
Trong câu chuyện với tôi, anh Ẩn cho biết chị Ăm tự nhiên có những dấu hiệu phù nề và đã xuống chữa trị tại bệnh viện Sông Mã của tỉnh Sơn La nhưng không đỡ. Tuy nhiên sau đó gia đình đã tự ý để chị Ăm dùng thuốc nam, lúc này thì tình trạng thực sự nguy cấp nên phải chuyển gấp từ bệnh viện tuyến dưới lên khoa Điều trị tích cực của bệnh viện Bạch Mai.
Không có tiền cứu vợ, anh Ẩn chấp nhận đưa vợ con về nhà chịu chết.
Là người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Ăm, bác sĩ Giang Thục Anh - Khoa Điều trị tích cực, bệnh viện Bạch Mai ái ngại cho hay: "Bệnh nhân vào viện trong tình trạng vô cùng nặng nề với những dấu hiệu của rối loạn đông máu và suy gan. Tình trạng rối loạn đông máu gây chảy máu đường tiêu hóa và chảy máu khắp nơi ở trên da tại những chỗ tiêm truyền, những chỗ làm thủ thuật. Bệnh nhân rơi vào trạng thái thiếu máu và có cả dấu hiệu của suy thận.
Nếu như chị Ăm phải bỏ cuộc thì đứa con đang mang trong bụng cũng không còn.
Với tình trạng suy gan cấp thì từ hôm 19.3 chúng tôi đã phải cho lọc huyết tương và tính đến hôm nay là đã lọc được 2 lần thì thấy bệnh nhân có phần tiến triển hơn, như vậy chẩn đoán suy gan cho tự ý dùng thuốc nam ở bệnh nhân là chính xác. Để tiếp tục điều trị cứu sống bệnh nhân thì phải hỗ trợ gan và chạy thận bằng cách lọc máu liên tục kèmviệc truyền các chế phẩm máu và sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị.
"Xin mọi người hãy cứu vợ và con tôi" - Anh Ẩn khóc van xin.
Bệnh nhân là người dân tộc nên bảo hiểm chi trả là 100%, tuy nhiên việc lọc gan, lọc thận, truyền chế phẩm máu không nằm trong danh mục bảo hiểm nên gia đình phải hoàn toàn tự chi trả. Theo ước tính ban đầu thì số tiền bệnh nhân phải đóng lên đến hơn 10 triệu/ ngày, nếu bệnh nhân được điều trị liên tục trong vòng từ 2 đến 3 tuần thì sẽ thoát khỏi tình trạng nguy kịch, sau đó bệnh nhân được nghỉ ngơi từ 2 đến 3 tháng có thể bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu như thời điểm hiện tại bệnh nhân không được chữa trị thì khả năng tử vong có thể là chắc chắn, đó sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc bởi trong bụng bệnh nhân còn một thai nhi đang ở tuần thứ mười sáu".
Biết vợ con có thể sống để trở về nhà nên bản thân anh Ẩn cũng đã trở về Sơn La để chạy ngược xuôi vay tiền nhưng rốt cục: "Người trong bản thương nhưng chỉ có tiền cho tôi đi xe trở lại Hà Nội với vợ thôi, còn họ không có tiền nhiều cho vay để chữa bệnh".
Tính mạng của chị Ăm đang được tính bằng giờ nếu như không được lọc gan, lọc thận.
Nói rồi gương mặt anh lại xị xuống với cái dáng ngồi thu lu, tội nghiệp một mình ở góc bệnh viện. Biết cứu vợ, cứu con sao khi mà trong túi anh tiền ăn còn không có nổi?. Tạm biệt anh ra về, trong tôi vẫn văng vẳng câu nói của bác sĩ Thục Anh: "Cơ hội sống của bệnh nhân còn rất nhiều em ạ, nếu như để tuột mất sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc và ân hận... Nếu như chúng ta cứu được mẹ thì sẽ cứu được con, cứu được một sinh linh bé bỏng đang lớn lên từng ngày để chờ giây phút chào đời".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1736: Anh Vi Văn Ẩn (Bản Chậy, xã Nằm Mặn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) Số ĐT: 01 6 25.702.5 61 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em Tuấn nhặt được một chiếc ví có chứa số tiền hơn 20 triệu đồng cùng một số giấy tờ có giá trị khác. Ngay sau đó Tuấn đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất. Học sinh đó là em Hà Trung Tuấn, người dân tộc Thanh (một dân...