Bảo vệ sức khỏe trẻ em trong thời tiết lạnh giá
Ghi nhận từ các bệnh viện cho thấy, khoảng 1 tháng nay, lượng trẻ em vào viện thăm khám do mắc các bệnh đường hô hấp tăng mạnh.
Lạnh sâu và sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này.
Thời tiết lạnh, trẻ em nhập viện do mắc các bệnh đường hô hấp gia tăng. Ảnh: BV Nhi trung ương.
Những ngày vừa qua, miền Bắc trời rét đậm, nhiệt độ thấp nhất ở trung du và đồng bằng phổ biến ở 11 – 13 độ C, vùng núi cao đã xảy ra mưa tuyết và băng giá gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là người già và trẻ em. Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, vừa tiếp nhận bệnh nhi T.G.H. (24 tháng tuổi ở TP Việt Trì) nhập viện trong tình trạng méo miệng, không thể nhắm kín mắt do bị lạnh đột ngột khi được bố mẹ cho đi xe máy buổi tối.
Trước khi bị bệnh 1 ngày, dù trời lạnh nhưng cháu vẫn được gia đình cho đi chơi bằng xe máy đến khoảng 21h mới về. Trước đó trẻ không bị ngã hay có chấn thương, chơi đùa, ăn ngủ bình thường. Sáng sớm hôm sau, người nhà phát hiện trẻ bị méo miệng khi cười hoặc khóc. Trong lúc ăn cháo, uống sữa thì thấy nước cháo, sữa chảy bên mép miệng bên trái, khi ngủ thấy mắt bên trái của bệnh nhi nhắm không kín. Do trẻ khó chịu, quấy khóc hơn mọi ngày nên gia đình đã cấp tốc đưa đến khám bệnh tại khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ). Tại đây, sau thăm khám, các bác sĩ kết luận trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Hiện tại, sau 3 tuần điều trị, trẻ tiến triển tốt, ăn uống tốt, mặt được cải thiện nhiều.
Thực tế, đây chỉ là một trong số nhiều bệnh nhi phải nhập viện bởi ảnh hưởng của thời tiết rét đậm trong thời gian qua. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, từ đầu tháng 12 đến nay, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 100 trẻ mắc cúm A, đồng thời, trẻ nhập viện do các bệnh đường hô hấp cũng gia tăng đột biến. Trong đó có những trường hợp biểu hiện nặng, có biến chứng, được chỉ định nhập viện.
Trong khi đó, trong những ngày rét lạnh gần đây, khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận hơn 150 trường hợp trẻ em đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp, trong đó chủ yếu là cúm A, RSV.
Còn ghi nhận tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Bạch Mai… lượng bệnh nhân là trẻ em tới khám và nhập viện cũng tăng cao.
Theo các chuyên gia, trời lạnh, các loại virus rất dễ phát triển, đặc biệt là virus gây bệnh đường hô hấp. Viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại, viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Viêm đường hô hấp trên gồm các trường hợp viêm mũi – họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Viêm đường hô hấp dưới thường là nặng như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Thông thường, trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, hoặc khàn tiếng, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng sẽ lui dần và khỏi bệnh trong vòng 5 – 7 ngày.
Video đang HOT
Hiện nay, tại khu vực miền Bắc đang vào giai đoạn mùa đông – xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô là nguyên nhân các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế dự báo, thời gian tới là dịp Tết 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
BSCKII Nguyễn Thành Trung – Trưởng khoa Cấp cứu nội (Bệnh viện đa khoa Hà Đông) nhấn mạnh, vào mỗi đợt mùa đông, những cơn rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, kéo theo tình trạng mắc các bệnh mùa lạnh gia tăng khiến nhiều người phải nhập viện thăm khám, điều trị. Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ – những đối tượng dễ bị tác động nhiều nhất.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trong thời tiết lạnh giá hiện nay, các bậc phụ huynh cần lưu ý giữ ấm đầu, mặt, cổ cho trẻ. Tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt trẻ. Nên hạn chế cho trẻ nhỏ ra ngoài vào buổi tối, nếu ra ngoài cần mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn.
Khi cho trẻ đi đường xa phải che ấm hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ ngồi phía trước xe. Khi tắm cho trẻ cần chú ý, nên tắm cho trẻ sớm, tắm, rửa mặt, đánh răng bằng nước ấm. Cha mẹ có thể chọn tắm cho trẻ vào một trong hai khoảng thời gian từ 9h30 – 10h30 buổi sáng, hoặc buổi chiều từ 13h – 16h. Đối với trẻ lớn hơn, buổi sáng bố mẹ thường bận bịu và các bé chuẩn bị đi học nên thường tắm buổi chiều sau khi đi học về nhưng cũng không muộn sau 18h.
Không nên tắm cho trẻ vào buổi trưa khoảng 11h – 13h, hay vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì có thể làm trẻ dễ bị cảm lạnh, ốm sốt… Đồng thời chú ý thời gian tắm gội chỉ khoảng 5 – 10 phút đối với trẻ lớn, và không quá 2 – 3 phút với trẻ sơ sinh.
Người đái tháo đường cần lưu ý gì trong mùa lạnh?
Khi thời tiết lạnh, người bệnh đái tháo đường dễ gặp một số biến chứng liên quan đến hô hấp.
Do vậy người bệnh đái tháo đường cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.
Vào mùa lạnh, người bệnh đái tháo đường có các biến chứng như tim mạch, thần kinh sẽ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu thời tiết lạnh khiến huyết áp tăng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu khiến chân tay đau mỏi.
Thời tiết lạnh ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết?
Khi nhiệt độ giảm, khả năng miễn dịch của bệnh nhân đái tháo đường cũng bị suy giảm. Trời lạnh rất dễ khiến bệnh nhân đái tháo đường bị cảm lạnh. Do vậy tình trạng của bệnh nhân có thể sẽ tồi tệ hơn.
Với những bệnh nhân đái tháo đường nhưng ít vận động việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể là yếu tố làm gia tăng việc phơi nhiễm đường hô hấp và sức đề kháng của cơ thể. Do vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên nền bệnh đái tháo đường và thường người bệnh có thể trạng béo phì dễ làm gia tăng các đợt cấp COPD, gia tăng đợt cấp nhiễm trùng hô hấp. Khi sức đề kháng giảm, tình trạng bệnh không chỉ nặng hơn mà còn làm gia tăng các đợt cấp và suy hô hấp nhiều hơn.
Bên cạnh đó, vào mùa đông, yếu tố tác động của thời tiết thường là lý do khiến bệnh nhân ít vận động và có lối sống tĩnh tại nhiều hơn. Hơn nữa trời lạnh, quá trình trao đổi chất được tăng cường sẽ khiến cơ thể cố gắng đốt cháy nhiều năng lượng hơn nhằm ổn định thân nhiệt và giữ ấm.
Điều này cũng là lý do khiến chúng ta tăng cường ăn uống để tăng năng lượng cho việc chống rét. Việc ăn nhiều hơn và ít vận động là nguyên nhân làm tăng đường huyết cao. Và cũng chính việc tăng tỷ lệ đường huyết cao sẽ gây ra bất lợi cho sức khỏe người bệnh.
Khi trời lạnh, người bệnh đái tháo đường dễ gặp tình trạng tăng đường huyết.
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường là cả một quá trình bao gồm bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên khi có những tác động cấp như việc đường máu cao tăng liên tục sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể. Điều này làm giảm sức đề kháng đồng thời gia tăng các tác nhân bội nhiễm, đặc biệt là bội nhiễm liên quan đến đường hô hấp.
Thời tiết lạnh cũng có thể gây co mạch và làm máu chảy chậm hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng tim mạch và mạch máu não ở bệnh đái tháo đường.
5 lưu ý cho người đái tháo đường khi trời lạnh
- Giữ ấm cơ thể khi hoạt động ngoài trời
Nếu phải ra ngoài, người bệnh nên lưu ý mặc ấm để tránh tình trạng sốc nhiệt. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến các mạch máu co lại dẫn tới thiếu oxy - là nguy cơ gây ra các tai biến. Do vậy người bệnh cần giữ ấm cơ thể, bàn tay, bàn chân và vùng đầu.
- Vận động nhẹ nhàng
Người bệnh đái tháo đường cần duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng và nên lựa chọn tập luyện trong nhà, không gian thông thoáng. Khi thời tiết lạnh, người bệnh có thể chia thời gian tập luyện vào cả sáng và chiều.
Người bệnh nên lưu ý khởi động kỹ trước khi tập luyện. Thậm chí thời gian khởi động có thể gấp đôi so với trước kia để cơ thể được làm ấm. Lúc này, cơ bắp sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ.
Nếu ít vận động, tăng khẩu phần ăn khi trời lạnh, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.
- Tập luyện các động tác hít thở
Thời tiết lạnh, khô, độ ẩm thấp thường là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh lý hô hấp nếu phải tập luyện, hoạt động lâu ngoài trời. Các bài tập thở vào mùa lạnh sẽ giúp hệ hô hấp làm quen với sự thay đổi của nhiệt độ. Người bệnh có thể học cách hít thở sâu: hít sâu căng phình bụng bằng đường mũi sau đó thở ra thật chậm.
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Vào mùa đông, dinh dưỡng cần được đảm bảo cân bằng để bù đắp lại thói quen ít vận động. Người bệnh không nên quá lạm dụng việc tăng khẩu phần ăn với mục đích tăng năng lượng. Bên cạnh đó cần lưu ý uống đủ nước, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên
Bất kể thời điểm nào, không chỉ riêng trời lanh, người đái tháo đường vẫn cần duy trì thói quen theo dõi đường huyết. Tuy nhiên khi trời lạnh, người đái tháo đường nhận thấy thói quen ít vận động và ăn nhiều hơn thì nên tăng số lần thử đường huyết để nắm rõ đường huyết của bản thân hơn.
Rét đậm, rét hại kéo dài, gia tăng người già, trẻ em nhập viện Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc giảm sâu, rét đậm, rét hại kéo dài làm gia tăng người già, trẻ em, người có bệnh mạn tính phải nhập viện vì bệnh lý viêm phổi, khó thở, đột quỵ, sốt, ho, viêm họng, cúm... Tăng gấp rưỡi người cao tuổi nhập viện Sáng 26/12, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh...