Bảo vệ sức khỏe ngày tết
Tết là dịp để mọi người vui chơi và tham dự hội hè. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý bảo vệ sức khỏe để có thể trở lại làm việc và học tập sau đó. Dưới đây là một số hoạt động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà bạn có thể “phạm phải” trong những ngày tết.
Chè chén liên miên
Đây là chuyện thường xảy ra vào dịp lễ, tết. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp nhập viện và tử vong trên khắp thế giới. Thường xuyên bia rượu về lâu dài còn gây ra các vấn đề sức khỏe như các bệnh về gan, cùng những tác hại trước mắt như tăng cân, chóng mặt và mệt mỏi.
Chè chén liên miên trong ngày Tết sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn (Ảnh: Internet)
Tết là thời điểm bạn rất hay đi ngủ trễ. Thiếu ngủ khiến bạn có có cảm giác ngầy ngật vào ngày hôm sau. Nếu duy trì thói quen này đến sau tết, cơ thể của bạn sẽ “lãnh đủ”, bởi việc không ngủ ngon giấc từ 6-8 giờ/đêm sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu và không sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để chống lại những tác nhân gây bệnh.
Nhiều phụ nữ ưa mang giày cao gót đi chơi tết. Loại giày này giúp chị em có dáng đi đẹp nhưng cũng ảnh hưởng đến tư thế vì chúng tạo nhiều áp lực lên các khớp, gây viêm khớp, đau lưng, bong gân và một số vấn đề khác. Không “chống chỉ định” đối với giày cao gót nhưng phụ nữ cần cẩn thận khi mang chúng ra đường.
Video đang HOT
Đeo túi xách nặng
Đây cũng là nguyên nhân gây đau lưng, đau vai hoặc cổ và có thể làm xấu vóc dáng. Tốt nhất nên sử dụng vali kéo khi đi chơi.
Để nguyên son phấn đi ngủ
Khi ngủ, lớp son phấn có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến da không “thở” được, dẫn đến nổi mụn. Ngoài ra, các loại mỹ phẩm dành cho mắt cũng có thể gây kích ứng, ảnh hưởng đến mắt.
Hút thuốc
Hút thuốc dù chỉ 1 điếu/ngày cũng có thể khiến máu vón cục, làm nghẽn dòng chảy của máu và hình thành các mảng bám trong động mạch, có thể dẫn tới đau tim và đột quỵ.
Không ăn sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày mà nếu bỏ qua, bạn vô tình làm tổn hại khả năng dự trữ năng lượng và quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, việc không ăn sáng còn khiến bạn ăn nhiều hơn vào các bữa ăn khác, dẫn đến tăng cân. Lời khuyên là bạn phải ăn uống điều độ, cả trong những ngày lễ, tết.
Dùng nhiều thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đường, gia vị và các chất bảo quản, vì thế dùng nhiều thức ăn nhanh sẽ làm cho vòng eo ngày càng phình to và dẫn tới nhiều căn bệnh như mỡ trong máu cao, tim mạch và tiểu đường. Tốt nhất là đừng “tranh thủ” dùng thức ăn nhanh để có thêm thời gian đi chơi tết.
Hoãn “nghĩa vụ”
Tình dục tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, vừa giúp ngủ ngon và tăng cường hệ miễn dịch, vừa cải thiện quan hệ vợ chồng. Nên tranh thủ những ngày tết để “làm ngoài giờ” chứ đừng bỏ bê hoạt động hấp dẫn này.
Theo dantri
Tết vẫn vui khỏe với đái tháo đường
Dịp Tết là lúc mọi người trở về bên người thân, cùng tận hưởng không khí ấm áp của sự sum vầy. Riêng đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), vẫn còn đó một nỗi lo về việc làm sao để có thể cùng người thân của mình ăn Tết vui khỏe mà vẫn ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng.
Theo các chuyên gia về ĐTĐ, để có được một dịp Tết vui khỏe, người ĐTĐ cần tiếp tục duy trì được một chế độ sinh hoạt điều độ hàng ngày, không nên lơ là trong việc quản lý và kiểm soát đường huyết, nhất là trước những món ăn ngon miệng và hấp dẫn.
Trao đổi về vấn đề này, anh Trương Văn Hữu (ngụ tại TP.HCM) chia sẻ: "Tôi phát hiện mình mắc ĐTĐ cách đây 2 năm. Mỗi dịp Tết, tôi thường kiểm soát bệnh và tránh tăng đường huyết sau tết bằng cách tuân thủ theo sự tư vấn của các bác sỹ như sử dụng thuốc điều trị đúng giờ, duy trì tập thể dục, hạn chế các chất có chỉ số đường huyết cao như đường mía, trái cây khô, sữa đặc có đường, mật ong, chocolate...Tết còn là dịp anh em, bạn bè tụ hội đông đủ, vui vẻ, dễ "thả ga" khi ăn uống nhưng tôi vẫn chủ động hạn chế bia rượu, thuốc lá. Bia thì tôi chỉ nhấm nháp 1 lon là vừa đủ".
Hội thảo về chuyên đề dinh dưỡng cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ trong dịp Tết được tổ chức bởi Glucerna (Abbott Hoa Kỳ) phối hợp cùng Hội Dinh dưỡng Việt Nam VINUTAS
Còn cô Nguyễn Thị Minh (ngụ tại TP.HCM), một người bệnh ĐTĐ lâu năm cho biết: "Đối với tôi thì điều khó nhất là chống lại chứng thèm ăn trước những món ăn Tết hấp dẫn như bánh ngọt, kẹo mứt, bánh chưng bánh tét... để có thể giữ được đường huyết ổn định".
Theo ThS. BS Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Nội tiết, BV Đại học Y Dược TPHCM, người bệnh ĐTĐ vẫn có thể ăn Tết như người bình thường, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện điều trị theo quy định của bác sỹ: thời gian, liều lượng, cách dùng, không được tự ý thay đổi khi chưa có ý kiến của bác sỹ điều trị.
- Đảm bảo thực hiện chế độ ăn hợp lý:
- Trong cùng một bữa, nếu đã ăn bánh Tét, bánh Chưng, thì không được ăn thêm Cơm hay các thức ăn giàu chất bột đường khác. Có thể ăn bánh chưng, tức là khoảng từ 100g - 150g. Khi ăn, nên gạn mỡ thịt heo, da heo có trong bánh ra.
- Với các loại hạt "ăn chơi" như hạt dưa, hạt hướng dương..., có thể áp dụng quy tắc "1 nắm tay". Tức là cầm nắm vừa đủ 1 nắm tay để ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo, chỉ nên ăn khoảng 15 hạt trở lại.
- Với bia rượu, vẫn có thể nhâm nhi, nhưng tốt nhất là tránh. Một ngày chỉ nên uống 1 lon bia.
- Nên tăng cường rau xanh trong bữa ăn. Vừa giúp tránh ngấy, vừa giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Với món dưa kiệu, khi ăn nên để ý độ mặn và độ ngọt của nó. Muối ăn và đường trong dưa kiệu không tốt cho những người có triệu chứng bệnh tim mạch, huyết áp cũng như đường huyết.
- Không nên ăn thoải mái những món khoái khẩu mà cần chia nhỏ làm nhiều lần ăn. Ngoài ra, không nên nhịn hoàn toàn hoặc quá kiêng khem làm cơ thể mau đói, thiếu chất. Điều này có thể khiến bạn dễ ăn bù quá nhiều sau đó.
- Sinh hoạt lành mạnh, điều độ, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
- Khi đi chơi xa, người bệnh nên mang theo đầy đủ thuốc, máy đo đường huyết, bánh quy phòng chống hạ đường huyết. Các loại sữa chuyên biệt cũng là một lựa chọn hợp lý và tiện lợi cho người ĐTĐ.
ThS, BS Diệp Thị Thanh Bình phát biểu tại hội thảo
Bác sỹ Thanh Bình cũng nhấn mạnh thêm: "Dinh dưỡng là biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát đường huyết. Dinh dưỡng gắn liền với cả cuộc đời con người chứ không thể một sớm một chiều thấy ngay hiệu quả". Vì vậy, dịp Tết qua đi nhưng người ĐTĐ vẫn cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý sao cho vừa cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc vừa quản lý tốt ĐTĐ.
Đặc biệt, với người bị tiền ĐTĐ, liệu pháp dinh dưỡng cũng góp phần trọng yếu trong kiểm soát hội chứng này phát triển thành ĐTĐ thật sự: "Khi phát hiện tiền ĐTĐ, bác sỹ vẫn khuyến cáo sử dụng những biện pháp không bằng thuốc trước, gồm có dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể lực. Dinh dưỡng hợp lý gồm có hành vi ăn uống lẫn nhận thức của bệnh nhân là phải chủ động tự quản lý bệnh. Với một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, có thể giúp tiền ĐTĐ chậm phát triển hoặc không phát triển thành ĐTĐ thật sự. Khả năng này có thể là 30% - 50%".
Glucerna Triple Care - Dinh dưỡng đặc biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường với Hệ Triple Care tiên tiến 3 tác động giúp bình ổn đường huyết (với hệ đường phóng thích chậm Sucromalt, Fibersol và Chromium Picolinate), tốt cho hệ tim mạch (giàu MUFA và Omega 3) và kiểm soát cân nặng và vòng eo (chứa Carbonhydrates giải phóng chậm, chất xơ FOS và giàu protein) sẽ là một người bạn đồng hành cho bạn trong Tết này.
Theo dantri
"Bất lực" vì lạm dụng rượu bia Anh Nguyễn Văn Bản (Hà Nội) tới phòng khám nam khoa vì chứng rối loạn cương dương. Được biết, anh Bản uống rất nhiều bia rượu. Anh Bản vốn là nhân viên kinh doanh bất động sản, phải ngoại giao nhiều nên không tránh được việc dùng rượu, bia. Tuy nhiên, anh không mắc các bệnh về gan mà lại bị chứng rối...