Bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trong thời điểm ‘bình thường mới’
Mẹ bầu nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn quán vỉa hè, rửa tay với xà phòng, củng cố hệ miễn dịch… để nâng cao sức đề kháng, phòng dịch bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, thời điểm “bình thường mới” không có nghĩa Covid-19 biến mất. Khi nguy cơ gây bệnh vẫn còn có khả năng tấn công, mẹ bầu cần nâng cao chăm sóc sức khỏe để tạo ra “hàng rào” bảo vệ cho bản thân và bé yêu sắp chào đời.
Tăng cường giữ vệ sinh cá nhân
Trước khi Covid-19 xuất hiện, một số người, kể cả mẹ bầu chưa có thói quen rửa tay vào nhiều thời điểm trong ngày. Tiếp xúc, chạm vào các bề mặt không vệ sinh rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng… là những hành vi rất dễ bắt gặp.
Trong trạng thái “bình thường mới”, mẹ bầu càng thấy rõ sự quan trọng của việc nghiêm khắc tuân thủ thói quen vệ sinh để bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn gây bệnh. Mẹ bầu đừng quên rửa tay với xà phòng trong 20-30 giây hoặc sử dụng gel rửa tay khô khi không có nước và xà phòng.
Mẹ bầu cũng nên súc họng thường xuyên, hạn chế đi đến nơi đông người và đeo khẩu trang đúng cách. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người đang bị ho, sốt, khó thở… giúp phòng nguy cơ nhiễm bệnh.
Đảm bảo thực đơn dinh dưỡng và vệ sinh
Thai nghén khiến cảm giác thèm ăn xuất hiện nhiều hơn ở các bà bầu. Trước khi Covid-19 xuất hiện, một số thai phụ vẫn có thói quen ăn hàng quán lề đường, vỉa hè mà chưa quan tâm mấy đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong thời điểm “bình thường mới”, bên cạnh bổ sung cân bằng các nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần đảm bảo các nguyên tắc ăn uống cơ bản như luôn chọn thực phẩm tươi mới, ưu tiên ăn các món chế biến tại nhà. Sử dụng thức ăn đun sôi nấu chín và duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ cũng rất quan trọng.
Mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, giữ vệ sinh để phòng bệnh. Ảnh: Shutterstock.
Video đang HOT
Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể
Căng thẳng có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu hơn trong thai kỳ. Ngoài nguy cơ nhiễm nCoV, mẹ bầu còn có khả năng bị cảm cúm, các bệnh giao mùa, bệnh đường hô hấp… nếu không biết cách bảo vệ cơ thể.
Trong giai đoạn “bình thường mới”, thay vì lo lắng bất an, mẹ bầu nên xây dựng thói quen sống lành mạnh để củng cố hệ miễn dịch. Bạn có thể tìm đến các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… Giữ tâm trạng bình an, thư thái bằng cách ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế căng thẳng thông qua thiền, đọc sách, nghe nhạc… Bên cạnh đó, theo bác sĩ chuyên khoa I Hoàng Quốc Tưởng (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM), mẹ nên tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai, kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ để tạo ra hệ miễn dịch thụ động cho trẻ những năm đầu đời.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng cũng cho rằng, để “áo giáp” bảo vệ cơ thể được nâng cao trong giai đoạn “bình thường mới”, mẹ nên quan tâm đến đề kháng da – “hàng rào” giúp ngăn chặn virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Đề kháng da là khả năng đề kháng tự nhiên của da – một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch sẵn có – được cấu thành từ ba lớp hàng rào vững chắc gồm vật lý, hóa học và sinh học.
Hàng rào vật lý tạo ra sức mạnh để đề kháng của da chống chọi lại tia cực tím, thay đổi nhiệt độ, sự xâm nhập của các chất hóa học và các vi khuẩn gây bệnh. Hàng rào hóa học từ các peptide và lipid kháng khuẩn giúp đề kháng da chống lại vi khuẩn có hại, kích thích các thành phần trong hệ miễn dịch hoạt động. Cuối cùng, lớp hàng rào sinh học trong đề kháng của da được tạo nên bởi hệ vi sinh ổn định sống thường trú trên da, góp phần thúc đẩy quá trình tiêu diệt các tác nhân có hại.
Ba lớp hàng rào này tạo thành “lá chắn” đề kháng da, mà nếu không có nó, cơ thể sẽ dễ dàng mắc các bệnh như nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy, cảm cúm hay nghiêm trọng hơn là viêm khớp, thấp tim, nhiễm trùng máu… Đề kháng da đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe của mẹ bầu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé về sau.
Tăng cường đề kháng da là một trong những biện pháp nâng cao hệ miễn dịch mà mẹ bầu thường ít chú ý. Ảnh: Shutterstock.
Trước đây, nếu chỉ nghe nhắc đến đề kháng da thì giờ là lúc mẹ nên tìm hiểu sâu hơn về chức năng thiết yếu này cũng như cách bảo vệ đề kháng da. Tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể bằng các biện pháp kể trên cũng có tác dụng củng cố “áo giáp” đề kháng da.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng cũng đưa ra lời khuyên, mẹ cần vệ sinh cơ thể đúng cách hàng ngày bằng sữa tắm phù hợp, không làm ảnh hưởng đến đề kháng da. Sữa tắm có chứa các hợp chất kháng khuẩn tự nhiên như ion bạc , thymol và terpineol, có khả năng kết hợp cùng đề kháng da, bảo vệ cho cơ thể là một trong những gợi ý dành cho mẹ bầu.
Chăm sóc đề kháng da, kết hợp cùng các biện pháp bảo vệ sức khỏe đã biết là giải pháp cho mẹ bầu trong thời điểm “bình thường mới”. Chị em có thể an tâm hơn khi chính mình và bé yêu được bảo vệ mỗi ngày.
Ăn dưa hấu thường xuyên cực tốt, lương y bày cách sử dụng ruột, vỏ, hạt dưa hấu chữa bệnh
Dưa hấu là loại quả mát, thanh nhiệt vào mùa hè. Theo đó, dưa hấu không chỉ ngon ngọt mà còn có tác dụng rất tốt. Ngoài ra, vỏ và hạt dưa hấu cũng được tận dụng làm bài thuốc.
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp- Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM cho biết, dưa hấu (watermelon) là một loại trái cây ít năng lượng, cung cấp nhiều nước và các chất dinh dưỡng thiết yếu như: vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa (antioxidant).
Dưa hấu là một loài thực vật thuộc họ Cucurbitaceae, có xuất xứ từ Tây Phi với hơn 1000 loại khác nhau. Dưa hấu được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dưa hấu thường có màu từ hồng đến đỏ đậm nhiều hạt màu đen. Hiện nay, đã có nhiều giống dưa không hạt, giống dưa hấu kháng bệnh. Có nhiều giống dưa hấu có thể cho quả trưởng thành trong vòng 100 ngày kể từ khi gieo trồng.
Dưa hấu tốt cho sức khoẻ, vỏ và hạt của dưa hấu có thể làm thuốc
Thành phần dinh dưỡng của dưa hấu bao gồm: carbohydrate (8g), protein (0.6g), lipid (0.2g), vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C, tiền vitamin A, kali, natri, manganese, fluoride, kẽm, sắt, phospho và chất xơ. Dưa hấu còn có có các acid amin như: tryptophan, leucine, lysine, arginine và các chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng với sức khỏe.
Theo bác sĩ Diệp, ăn dưa hấu thường xuyên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
1. Cung cấp vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa tự nhiên từ thực phẩm
2. Nâng cao sức đề kháng
3. Cải thiện chức năng tiêu hóa
4. Cải thiện sức khỏe làn da
5. Hỗ trợ kiểm soát huyết áp, phòng ngừa hội chứng chuyển hóa
6. Hỗ trợ giảm cholesterol xấu
7. Dưa hấu được xem như 1 phương pháp nhuận trường, lợi tiểu tự nhiên nhờ thành phần nhiều nước, chất xơ.
8. Dưa hấu là loại trái cây có năng lượng thấp chỉ 30 Kcalo/100 g nên ăn không không sợ tăng cân.
Tương tự trong Đông y, Lương y Vũ Quốc Trung - Hội Đông y Hà Nội cho biết, dưa hấu cũng được xem là một loại quả dùng để chữa bệnh.
Có nhiều loại dưa hấu, thông thường trong Đông y dưa hấu vỏ xanh, ruột đỏ được sử dụng làm thuốc.
Theo quan niệm của y học cổ truyền dưa hấu vị ngọt, tính hàn, vào các kinh vị, tâm, bàng quang, có công năng thanh nhiệt, giải nóng, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu... điều trị hiệu quả cho mọi chứng bệnh có tính ôn nhiệt.
Còn vỏ dưa hấu (gọi là tây qua bì, lớp xanh ngoài cùng) có vị ngọt, tính bình, đi vào hai kinh tỳ và thận: công dụng chữa bệnh tương tự phần ruột, có thể thái mỏng phơi khô hoặc tán bột để dùng dần.
Theo Lương y Trung hạt dưa hấu cũng có thể sử dụng để phơi khô và rang ăn. Trong mỗi 100g hạt dưa hấu có chứa 10g protid, 11g lipid, 4g glucid, cung cấp 160 calo. Điều đặc biệt là loại hạt này chứa nhiều acid béo không bão hòa như: acid linoleic, giàu acid amin thiết yếu.
Hạt dưa hấu có tác dụng kiểm soát đường huyết. Hạt dưa dấu cũng được xem là tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì trong hạt dưa hấu chứa lượng lớn magiê có tác dụng bảo vệ tim trái tim.
Bác sĩ Diệp khuyến cáo, mỗi người không nên ăn quá nhiều dưa hấu nên ăn 200 gram/ngày. Cách sử dụng ăn dưa hấu tốt nhất chúng ta nên ăn tươi, có thể dùng nước ép. Phần vỏ có thể sử dụng như: làm gỏi, nấu canh.
"Điểm danh" những thói quen tốt cho sức khỏe, bạn nên làm mỗi ngày Một người có sức khỏe tốt sẽ làm việc hiệu quả hơn, có tinh thần sảng khoái hơn. Tuy nhiên để có một cơ thể khỏe mạnh trong thời buổi hiện nay thì không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là những thói quen bạn nên duy trì hàng ngày để có một sức khỏe tốt. Bắt đầu một ngày mới hiệu...