Bảo vệ sức khỏe lá gan từ dược liệu của người H’Mông
Dù tiếng Anh không biết nhưng những hộ dân trồng dược liệu người Dao, người H’Mông ở Sa Pa đã nuôi trồng thu hái dược liệu theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, cung cấp dược liệu sạch, chất lượng cao.
Ông Vũ Hùng Dũng, Chủ tịch UBND huyện Sa Pa (Lào Cai) cho hay, gần 10 năm qua, Công ty Traphaco bắt đầu phát triển vùng dược liệu tại Lào Cai, tập trung tại huyện Bắc Hà và Sa Pa. Với phương thức kết hợp 4 nhà: Nhà nước (chính quyền huyện); các nhà khoa học (thuộc các trung tâm nghiên cứu phát triển dược liệu); nhà doanh nghiệp (Traphaco) và nhà nông ở Sa Pa (chủ yếu là người dân tốc thiểu số) đã phát triển thành vùng dược liệu sạch nổi tiếng.
Từ 15 ha ban đầu với 30 hộ tham gia, diện tích trồng Actiso hiện đã lên khoảng 65 ha với 120 hộ trồng; thu nhập trung bình mỗi hộ khoảng gần 200 triệu đồng/ha/năm.
Nhiều hộ dân tại Sa Pa đã trồng Actiso đạt chuẩn GACP của WHO.
“Cán bộ của Công ty Traphaco đến tận vườn actiso để hướng dẫn cách trồng chăm sóc. Trước đây nếu trồng lúa chỉ trồng 1 vụ thôi, bây giờ trồng cây Actiso dược liệu thì có việc làm nhiều, ít uống rượu, có tiền nhiều hơn, dựng nhà mới, mua sắm đồ dùng”, Vợ chồng gia đình anh Mã A Câu (ở xa Sa Pả, huyện Sa Pa), cho biết.
Theo ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Traphaco: tại Sa Pa, với việc triển khai dự án “Nghiên cưu, phát triên bên vưng nguôn dươc liêu Traphaco” (GreenPlan),Traphaco cùng bà con người H’Mông, người Dao đã phát triển vùng dược liệu cho chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới – WHO). Sau gân 10 năm triên khai Dư án GreenPlan, hiên Traphaco có vùng nguyên liêu trên 36.300 ha, trong đó 36.200 ha vùng thu hái đat GACP-WHO (san xuât Chè dây và Rau đăng đât); 104 ha vùng trông đat GACP-WHO (san xuât Actiso, Đinh lăng và Bìm bìm biêc…
Dược liệu sạch, chất lượng cao
Với nhiều năm nghiên cứu về dược liệu, ông Nguyễn Huy Văn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Traphaco chia sẻ, Actiso (thành phần của thuốc bổ gan Boganic) mà công ty này phát triển vùng trồng tại Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) có hàm lượng hoạt chất làm thuốc cao nhất trong cả nước, là một trong 3 dược liệu rất tốt được Traphaco sử dụng sản xuất thuốc bổ gan Boganic.
Video đang HOT
“Bà con người Dao, người H’Mông đã quen và thực hiện tốt quy trình gieo trồng, chăm bón dược liệu theo chuẩn của GACP – WHO (hướng dẫn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới WHO ). Các dược liệu trồng tại đây được chúng tôi kiểm tra thường xuyên, xác định chất lượng ổn định. Nhờ đó, Traphaco luôn có nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc đạt chất lượng cao”, ông Văn đánh giá.
Ông Nguyễn Hữu Thể, Phó chủ tịch tỉnh UBND Lào Cai với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của Công ty Traphaco, bà con người H’ Mông, người Dao đã trồng dược liệu đạt chuẩn, được Công ty Traphaco thu mua ổn định. Sau khi trừ chi phí, thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ha/năm từ trồng actiso. Ông Thể cho hay, Actiso là cây dược liệu dễ trồng có chất lượng làm thuốc tốt và cho thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô. Địa phương khuyến khích Công ty Traphaco phát triển thêm actiso và các dược liệu khác tại Sa Pa.
Thuốc bổ gan Boganic được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành và chính thức có mặt trên thị trường gần 20 năm qua, được chỉ định trong các trường hợp suy giảm chức năng gan, giúp tăng cường chức năng gan, bổ gan, giải độc gan. Boganic được sản xuất hoàn toàn từ dược liệu sạch VN đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Thuốc bổ gan Boganic là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học bài bản, đầy đủ về nhóm dược liệu chữa các bệnh về gan. Sản phẩm này cũng thuộc dự án của Bộ Khoa học – Công nghệ, chương trình Nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng (KC10.DA09/06-10).
Hồng Liên
Theo Dân trí
Lễ cấp sắc 2 ngày đêm của một gia đình "có điều kiện"
Thông thường 18 tuổi mới tiến hành, nhưng em Triệu Xuân Hai (Mộc Châu, Sơn La) mới học lớp 3 đã được bố tổ chức linh đình để cấp sắc theo phong tục của người Dao do gia đình "có điều kiện".
Gần 1 giờ sáng, thầy mo đang chọn tên "âm" cho Triệu Xuân Hai. Lễ đặt tên "âm" vô cùng quan trọng trong lễ cấp sắc. 3 ngọn nến được đặt trên vai và đỉnh đầu của em.
Gia đình đã tổ chức trong 2 ngày, 2 đêm với 3 con lợn (tổng cộng 500kg).
Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái. Lễ này thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng hàng năm bởi đây là khoảng thời gian nhàn rỗi của bà con dân tộc.
Nhân vật chính trong lễ trưởng thành là em Triệu Xuân Hai (8 tuổi). Lễ cấp sắc không phân biệt tuổi tác, miễn là gia đình có điều kiện về kinh tế.
Hai bộ ảnh với 6 tấm tượng trưng cho hình ảnh các thầy mo đi làm lễ được treo giữa nhà theo đúng nghi thức. Đồ làm lễ cũng khá đơn giản, chỉ có xôi nếp gói lá dong, rượu và những đồ thầy mo đem đến.
Mặc dù đêm hôm trước đã được ngủ sớm, nhưng do quá mệt và phải thức khuya nên Triệu Xuân Hai thường xuyên ngáp ngủ.
Một nghi lễ quan trọng là cậu bé phải uống rượu và mời thầy cúng làm lễ.
Cỗ được bày cả trong nhà và ngoài sân. Khách chủ yếu là hàng xóm, bạn bè và họ hàng từ xa về dự.
Tiếng chuông vang lên kèm theo những lời thần chú gieo quẻ được các thầy mo đọc lên cả đêm. Múa xòe tập thể là phần nghi thức không thể thiếu trong ngày này. Riêng người được cấp sắc và thầy mo sẽ múa cả đêm.
Sau khi thụ lễ cấp đạo sắc, tên âm của Triệu Xuân Hai được ghi luôn trong 10 điều cấm, 10 điều nguyện để khi chết về được với tổ tiên. Sau khi được cấp sắc, Triệu Xuân Hai sẽ được làm lễ cho người khác. Ngoài ra em còn có thể làm thầy mo, có quyền hơn trong họ hàng.
Theo Danviet
Vụ tiêu hủy hơn 10 nghìn hộp sữa từ thiện: Do hiểu nhầm văn bản (!?) Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, việc hơn 10.000 hộp sữa từ thiện gửi tặng hai trường học tại xã Suối Thầu, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, bị "om" trong kho suốt 4 tháng và phải mang đi tiêu hủy vì sắp hết hạn, là do nhà trường hiểu sai văn bản chỉ đạo của cấp...