Bảo vệ sức khỏe công nhân lao động trong mùa nắng nóng
Hà Nội đang bước vào những ngày nắng nóng kỷ lục, công việc của những công nhân lao động ngoài trời vốn đã vất vả, nay càng trở nên nhọc nhằn hơn.
Thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, làm việc thường xuyên trong môi trường nhiệt độ không đảm bảo sẽ gây ra mối nguy hại lớn cho sức khỏe và có thể gặp biến chứng khó lường.
Công nhân điện lực kiên cường “phơi mình” trong “chảo lửa” khổng lồ để dòng điện đến mỗi gia đình không bị gián đoạn (Ảnh: Diệu Linh).
Những nhọc nhằn, vất vả khi trời nóng
Trong thời gian vừa qua, thời tiết diễn biến thất thường, nắng nóng kéo dài có nơi lên đến hơn 40 độ C, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, dẫn tới những nguy cơ quá tải cục bộ gây sự cố, mất an toàn cho lưới điện.
Do đó, những người thợ điện có công việc thường xuyên phải làm việc hiện trường lại càng thêm vất vả. Họ luôn phải bảo đảm để dòng điện an toàn liên tục, ổn định phục vụ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
Anh N.T.H – công nhân điện, Công ty điện lực Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ: “Công việc thợ điện vốn đã vất vả, nhất là trong cái mùa nắng nóng này. Tình trạng điện quá tải khiến công việc gia tăng, chưa kể đến việc nổ chập dây điện, việc sửa chữa càng mệt dưới cái nóng cháy da, cháy thịt.”
Công nhân xây dựng tại các công trường luôn phải làm việc trực tiếp dưới cái nắng chói chang như đổ lửa (Ảnh: Diệu Linh).
Ngoài công việc nặng nhọc, những người công nhân trên các công trường, nhà xưởng hay dưới hầm mỏ… luôn phải làm việc dưới nóng gay gắt. Nhiệt độ khắc nghiệt nhưng họ vẫn đảm bảo thời gian lao động đến 11h trưa và bắt đầu từ 14h chiều, hoặc “ngày nghỉ đêm cày” nếu đợt nào nắng nóng quá.
Ở nơi làm việc đã vậy, khi về nhà vì kinh tế ít dư dả nên phần đông các gia đình công nhân hay những công nhân phải sống trong các khu nhà trọ mà đặc biệt là những công nhân xây dựng làm việc tại các công trường phải ăn, nghỉ trong lán chứa vật liệu đơn sơ, ô nhiễm được dựng tạm bợ giữa trời đất đang phải chịu đựng cuộc sống chật chội, nóng bức. Làm việc đã mệt mỏi về đến nhà cũng không có cơ hội hồi sức gây ảnh hưởng xấu về lâu dài đến sức khỏe và tâm lý của người công nhân.
Video đang HOT
Chăm lo sức khỏe cho công nhân
Theo các chuyên gia nghiên cứu vấn đề chung về khoa học và bảo hộ lao động thì làm việc trong điều kiện nóng bức sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước thường xuyên bởi lượng lớn mồ hôi bị thoát ra trong quá trình làm việc nên người lao động phải uống nước bổ sung, điều này làm cho dịch vị loãng ra, mất cảm giác thèm ăn và ăn uống mất ngon, chức năng thần kinh bị ảnh hưởng làm giảm sự chú ý, sự phản xạ, kéo dài thời gian phản ứng nên dễ dẫn tới tai nạn.
Nơi ở của nhiều công nhân xây dựng chỉ là những chòi chõng sơ sài, lụp xụp (Ảnh: Hồng Thương).
Điều kiện này cũng chính là cơ hội cho các bệnh gia tăng lên gấp đôi so với lúc bình thường. Rối loạn bệnh lý do khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật, làm con người bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và đau thắt lưng. Thân nhiệt có thể cao tới 30 – 40 độ C, mạch nhanh, nhịp thở nhanh. Trường hợp nặng cơ thể bị choáng, mạch nhỏ, thở nông…
Để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ngày càng nắng nóng cực đoan, các cơ quan doanh nghiệp cần phải tiếp tục gia tăng nhiều biện pháp cần thiết để hạn chế thấp nhất tác động xấu đến sức khoẻ người lao động.
Một số lưu ý cần thiết đối phó với nắng nóng
Các chuyên gia khuyến cáo, những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng nên bố trí thời gian làm việc vào những lúc trời mát mẻ nhất trong ngày như vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút.
Hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.
Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió.
Dinh dưỡng đầy đủ: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin khiến cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Cần ăn đủ chất bột đường, tuy nhiên, cần chọn loại thực phẩm có dạng bột đường hấp thu chậm như ngũ cốc thô, bánh mì đen. Tránh các đường hấp thu nhanh như nước ngọt, bánh kẹo… Ăn đầy đủ cá, thịt, trứng, rau, trái cây… để cung cấp đủ chất béo vitamin và khoáng chất…
5 loại tinh dầu giúp giảm kiệt sức, ngăn ngừa sốc nhiệt ngày nắng
Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng đột ngột lên đến 40C. Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng tới 41C, bạn sẽ cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức để tránh nguy cơ tổn thương nội tạng, tử vong.
Nguyên nhân và triệu chứng sốc nhiệt
Nguyên nhân chính dẫn tới sốc nhiệt là do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài. Ngoài ra, việc thiếu nước, mất nước do tiếp xúc với nhiệt độ cao mà không được bù nước kịp thời cũng có thể khiến bạn dễ bị kiệt sức do nhiệt, sốc nhiệt.
Khi bị sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể có thể tăng đột ngột lên đến 40C. Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng tới 41C, bạn sẽ cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức để tránh nguy cơ tổn thương nội tạng, tử vong.
Tình trạng sốc nhiệt thường có các dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo như: Buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, da ửng đỏ, co giật, người bệnh rơi vào trạng thái vô thức...
Để giảm kiệt sức do nhiệt, ngăn ngừa sốc nhiệt, bạn nên hạn chế ra ngoài trời khi nắng gắt, nhiệt độ cao. Chú ý uống đủ nước, ăn các thực phẩm giúp bù nước cho cơ thể cũng là cách tốt để ngăn ngừa sốc nhiệt. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng một số loại tinh dầu để giảm kiệt sức do nhiệt, ngăn ngừa sốc nhiệt một cách hiệu quả hơn.
Các loại tinh dầu giúp giảm kiệt sức, ngăn ngừa sốc nhiệt
Tinh dầu bac hà
Tinh dầu bac hà nổi tiếng với đặc tính làm mát, làm dịu cơ thể. Do đó, sử dụng tinh dầu bạc hà có thể giúp tăng năng lượng cho cơ thể, giúp giảm cảm giác buồn nôn khi bạn bị kiệt sức do nhiệt, sốc nhiệt.
Bạn có thể thử nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào kem dưỡng da, sau đó thoa lên tay, cổ và chân để ngăn ngừa sốc nhiệt trong mùa hè.
Tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả ngăn ngừa sốc nhiệt. Bạn có thể trộn vài giọt tinh dầu oải hương với dầu nền, sau đó thoa hỗn hợp lên thái dương để cải thiện tình trạng mệt mỏi, kiệt sức do nhiệt. Tinh dầu oải hương cũng có khả năng làm dịu vết cháy nắng khá hiệu quả.
Tinh dầu gỗ đàn hương
Đây là một trong những loại tinh dầu có khả năng giảm kiệt sức do nhiệt, ngăn ngừa sốc nhiệt tốt nhất. Nguyên nhân là bởi tinh dầu gỗ đàn hương có khả năng kiểm soát tình trạng đổ mồ hôi nhiều, từ đó giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Loại tinh dầu này cũng có mùi thơm dễ chịu, giúp làm dịu hệ thần kinh, cải thiện tâm trạng. Do đó, bạn có thể ngửi mùi tinh dầu gỗ đàn hương mỗi khi thấy mệt mỏi.
Tinh dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính làm mát và chống viêm tự nhiên. Tinh dầu khuynh diệp cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu bằng cách làm giãn nở các mạch máu, giúp hạ nhiệt độ cơ thể, từ đó chống sốc nhiệt hiệu quả.
Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào bồn nước để ngâm mình, hoặc xịt tinh dầu bạch đàn (đã pha loãng) lên ga trải giường và gối trước khi ngủ để giúp hạ nhiệt độ cơ thể.
Tinh dầu cỏ hương bài (Vetiver)
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời không chỉ gây sốc nhiệt mà còn làm thúc đẩy tình trạng viêm da. Bạn có thể pha tinh dầu cỏ hương bài với nước tắm để làm dịu da, giảm nguy cơ kiệt sức do nhiệt, sốc nhiệt.
Uống nước đúng cách để bảo vệ sức khỏe Nước đóng vai trò quan trọng ở hầu hết các trao đổi chất xảy ra trong cơ thể chúng ta. Hàng ngày, đặc biệt là những ngày nắng nóng, cơ thể chúng ta không ngừng mất nước qua đường hơi thở, mồ hôi, nước tiểu. Do đó, nhiều người cho rằng, cần phải uống thật nhiều nước để bù lại lượng nước mất...