Bảo vệ sức khỏe cho bé với hướng dẫn sử dụng gia vị từ chuyên gia
Ngoài các lưu ý về chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhỏ, việc sử dụng gia vị của bé cũng cần được dùng với liều lượng cẩn trọng nhằm bảo vệ sức khỏe trong tương lai.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khoa học hơn về việc sử dụng gia vị liên quan đến sức khỏe bé.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
- BS có thể cho biết việc sử dụng gia vị trong chế biến thức ăn cho trẻ như hiện nay có thật sự tốt hay không?
Về cơ bản, việc cho thêm gia vị giúp món ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên, vì phần lớn các loại gia vị đều có thành phần là muối (natri), và nếu ăn nhiều muối hơn so với nhu cầu của cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Hơn nữa, mỗi độ tuổi cần một lượng muối nhất định, trẻ em sẽ có nhu cầu muối thấp hơn người lớn, và mức độ tuổi càng nhỏ nhu cầu càng ít đi, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi thì muối/gia vị gần như là không cần thiết.
Thực trạng trẻ ăn mặn từ nhỏ không chỉ gây nên các vấn đề sức khỏe trước mắt, mà về lâu dài hình thành khẩu vị ăn mặn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên các nguy cơ về bệnh tim mạch và đột quỵ.
Theo khuyến nghị của WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn ít hơn 5g muối/ngày để giảm thiểu nguy cơ về bệnh tim mạch, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, theo nghiên cứu điều tra của Bộ Y tế năm 2015, dân ta ăn trung bình 9,4g muối ăn/ngày (gấp 2 lần so với mức cần thiết).
Con số này cho thấy thực trạng người Việt Nam ăn mặn đang rất phổ biến, và do quen với khẩu vị nên mọi người đều xem đây là chuyện bình thường. Đây cũng là lý do khiến hiện nay, nhiều trẻ bị ăn mặn thụ động vì đa phần trẻ thường được ăn theo khẩu vị của người lớn và gia đình chưa nắm đủ thông tin, hiểu rõ về tác hại của ăn mặn.
Dưới đây là khuyến nghị về lượng muối theo độ tuổi.
Theo Nhu cầu khuyến nghị Natri của Viện Dinh dưỡng/Bộ Y tế (2016), ở mỗi độ tuổi chỉ cần bổ sung một lượng muối nhất định. Cụ thể:
Trẻ từ 0-5 tháng chỉ nên tiêu thụ 100mg natri (tương đương 0,3g muối ăn). Nếu trẻ được bú sữa mẹ, chúng sẽ nhận được lượng khoáng chất thích hợp, bao gồm cả natri, từ sữa mẹ.
Trẻ 6-11 tháng chỉ nên tiêu thụ 600 mg natri (tương đương 1,5g muối ăn)
Video đang HOT
Trẻ 1-2 tuổi: chỉ nên tiêu thụ
Trẻ 3-5 tuổi chỉ cần
Trẻ 6-7 tuổi chỉ nên tiêu thụ
Trẻ 8-9 tuổi chỉ nên tiêu thụ
Trẻ 10-11 tuổi chỉ nên tiêu thụ
Các nhóm tuổi sau đó thì giống như người trưởng thành: là
Không có ý thức giảm mặn khi nấu ăn cho trẻ có thể khiến cơ thể của trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
- Tác hại của việc ăn mặn so với nhu cầu cơ thể gây những tác hại như thế nào cho trẻ, thưa bác sĩ?
Thực tế thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ trong chế độ ăn uống, và lượng muối này đã có thể bao gồm trong thực phẩm gia đình sử dụng như: bột ăn dặm, bánh mì, bánh quy, sữa, sữa chua, phô mai… nên trẻ ăn vào rất dễ vượt quá lượng muối phù hợp.
Trẻ dưới 1 tuổi việc cho muối vào bột/cháo có thể gây ảnh hưởng đến thận của trẻ. Vì thận trẻ dưới 1 tuổi chỉ có độ lọc bằng 1/3 người lớn, muối được lọc qua thận sẽ khiến cơ thể trẻ không đáp ứng được có thể dẫn tới tổn thương.
Ăn mặn khiến trẻ khát nước, uống nước nhiều hơn dẫn tới đi tiểu cũng nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài. Điều đáng tiếc là quá trình này cũng thải luôn cả các ion quan trọng khác, trong đó có canxi. Đây là nguyên nhân gây mất canxi ở trẻ nhỏ, làm suy yếu chất lượng xương gây nên chứng còi xương, thấp còi ở trẻ em Việt khi trưởng thành.
Thói quen không tốt này của các mẹ vô tình tạo cho con thói quen ăn mặn khi lớn hơn khiến trẻ dễ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch…
- Như vậy, việc sử dụng gia vị theo khuyến cáo nên được thực hiện như thế nào, thưa bác sĩ?
Ăn giảm mặn bản chất là giảm lượng natri vào cơ thể, nhưng cần hiểu bao quát hơn: chế độ ăn giảm mặn không đơn giản chỉ là giảm muối mà còn là giảm mặn trong mọi loại gia vị và đồ ăn cho trẻ. Căn cứ vào mục tiêu giảm mặn theo khuyến cáo của WHO, trong cách nấu nướng, sử dụng gia vị mặn để chế biến món ăn cho trẻ em trong gia đình, ta cần chú ý:
Đối với trẻ dưới 12 tháng, chúng ta không cần nêm thêm gia vị vì lượng NaCl này có sẵn trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây… chỉ cần chế biến và giữ nguyên các hương vị sẵn có của món ăn. Trong thịt, cá, rau củ cũng đã có sẵn lượng gia vị nhất định để cung cấp cho cơ thể trẻ. Việc nêm muối chỉ làm thận trẻ trở nên quá tải và phải tăng thải muối ra ngoài qua nước tiểu.
Với trẻ ở độ tuổi từ 1- 2, có thể thêm gia vị cho các bé nhưng chúng ta cần nhớ là độ tuổi này các bé vẫn chưa ăn được theo lượng nêm nếm của người lớn. Lượng muối thích hợp với bột gạo hoặc cháo xay là từ 0,5 đến 1g/ngày (chỉ 1/5 so với nhu cầu người lớn).
Với những loại bột đóng hộp hoặc thức ăn dặm đóng hộp, chúng ta nên chú ý thành phần được các nhãn hàng công bố trên bao bì. Nếu những loại đồ ăn này đã có sẵn muối thì không nên cho thêm. Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, nên lưu ý cho muối vào trước dầu ăn và rau.
Khi trẻ lên 3-5 tuổi, dù đã quen thuộc với đồ ăn được nêm gia vị nhưng để đảm bảo sức khỏe cho thận và hệ tiêu hóa của trẻ, chúng ta nên chú ý chỉ cho độ mặn vào các món ăn bằng khoảng 50% so với người trưởng thành (2,8g/ ngày).
Độ mặn các món ăn của trẻ có thể tăng lên dần – tầm 2/3 của người lớn, khi trẻ lên 6-7 tuổi vì giai đoạn này thận của bé đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối ra ngoài cơ thể tốt hơn.
Nhóm trẻ 8-9 tuổi thì nêm nếm độ mặn của món ăn thấp hơn người trưởng thành 1 chút là được. Khi trẻ từ 10 tuổi trở đi, vị giác đã phát triển hoàn toàn, chúng ta có thể cho trẻ ăn cùng chế độ nêm nếm của cả gia đình với lượng muối theo mức khuyến nghị của WHO.
Tuy nhiên, cần lưu ý rất rõ về việc các gia đinh người Việt hiện đa số đang ăn mặn gấp đôi so với chuẩn của WHO, do đó các điều chỉnh trong việc sử dụng gia vị hàng ngày cần điều chỉnh chung nhằm giảm thiểu lượng muối dư thừa cho cả gia đình. Theo đó:
Giảm muối khi chế biến thực phẩm: Khi nấu ăn cho bớt lượng muối nêm vẫn thường dùng (giảm từ từ tiến tới giảm một nửa lượng muối).
Chủ động nấu ăn tại nhà nhiều hơn: Nấu ăn tại nhà để điều chỉnh giảm mặn trong mọi gia vị và thức ăn. Việc nêm nếm thức ăn cho trẻ nhỏ cũng cần tiết chế, giúp trẻ có một khẩu vị vừa phải tốt cho sức khỏe.
Thay thế các loại gia vị thông thường bằng gia vị giảm mặn để giữ hương vị đậm đà của món ăn, mà vẫn tốt cho sức khỏe: Hiện nay trên thị trường đã có các sản phẩm giảm mặn, đặc biệt như nước mắm cũng đã có sản phẩm với công thức giảm mặn, nhận biết bằng lô-gô hoặc thông tin trên nhãn.
Sản phẩm gắn nhãn giảm mặn là cách đơn giản để theo đuổi chế độ ăn giảm mặn.
Chế độ ăn giảm mặn cần theo đuổi lâu dài, bền bỉ suốt cuộc đời và có lộ trình giảm mặn phù hợp tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình.
- Cảm ơn bác sĩ vì những chia sẻ hữu ích này.
Uống 2 lít nước/ngày có phải quy chuẩn cho mọi người?
Chúng ta vẫn thường quen tai nên uống đủ 2 lít/ ngày, nhưng theo một số chuyên gia điều này "chưa hẳn đúng"
Nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người. Do vậy, trong một chế độ ăn uống khoa học, các chuyên gia luôn nhấn mạnh vai trò của việc uống đủ nước. Việc không uống đủ nước có thể gây ra các tác hại lâu dài như táo bón, giảm chức năng thận và sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám, tư vấn dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong mùa hè, việc bổ sung đủ nước hàng ngày là rất quan trọng. Ngoài uống nước lọc thông thường, nếu có hoạt động thể lực nhiều trong ngày hè thì mọi người nên bổ sung thêm nước điện giải để bù lại lượng nước và khoáng chất đã mất.
Vào mùa hè, lượng nước cơ thể mất đi khá nhiều, vì thế việc bổ sung nước là rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt cho sức khỏe, đây là một quan niệm rất sai lầm, theo chuyên gia.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo: " Uống nước quá nhiều cũng không tốt, nó sẽ tăng gánh nặng cho tim mạch và một số cơ quan nội tạng khác".
Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không bổ sung nước thái quá mà cần tùy vào cân nặng, tuổi tác, thậm chí là bệnh lý đang gặp phải, mức độ hoạt động thể lực của mỗi người...
"Chúng ta vẫn thường nghe rất quen tai nên uống đủ 2 lít/ ngày. Đây là một con số chung khi chúng ta truyền thông để nâng cao nhận thức uống đủ nước. Hiện nay, chúng ta có nhiều thông tin hơn thì cần phải hiểu là mỗi người cần một lượng nước khác nhau, phụ thuộc vào cân nặng, bệnh lý của mỗi người, tuổi tác ra sao.
Với người trưởng thành được khuyến nghị uống 40ml/1kg cân nặng, như vậy người khoảng 40kg thì uống khoảng 1,6 lít; 50kg thì sẽ uống 2 lít; 60kg thì sẽ uống 2,4 lít. Còn với người cao tuổi thì lượng nước uống ít đi, có thể chỉ ở khoảng 30-35ml/1kg cân nặng. Bởi khi cao tuổi, các chức năng tim, gan, chuyển hóa nước cũng giảm đi", bac sĩ Hưng phân tích.
Theo bác sĩ Hưng. hiện nay rất nhiều người khuyên nhau uống "nước nọ, nước kia" và uống thật nhiều để thanh lọc, thải độc. Tuy nhiên, không phải cứ uống nước nhiều là tốt, một số nhóm người còn được khuyến cáo hạn chế uống nước. Ví dụ, ở người có bệnh lý, việc uống nước cần phải có khuyến nghị cụ thể của bác sĩ tùy trường hợp.
Cụ thể, người có bệnh lý về thận, tim mạch, bị phù, cổ trướng... thì lượng nước uống cần có khuyến cáo cụ thể. Người này cần hạn chế nước để đỡ gây áp lực cho các bộ phận.
Còn theo Ths Lưu Liên Hương, Trung tâm nghiên cứu VIAM- Viện Y học ứng dụng Việt Nam uống nước muốn tốt cho sức khỏe cần lưu ý những điểm sau:
- Nên uống nước ấm vì uống nước lạnh sẽ gây ra những khó chịu đường tiêu hoá, chuột rút, thậm chí tiêu chảy.
- Nhiều người có thói quen uống nước ừng ực khi khát, đây không phải là cách uống nước tốt. Nên uống nước từ từ, lượng nhỏ, để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và có thời gian để thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể khi đang bị thiếu nước. Uống vội vàng vì có thể gây ra nấc cụt hoặc chướng bụng.
Ths Liên Hương cho biết thêm mọi người nên chủ động uống nước trước khi tham gia hoạt động ngoài trời để tránh tình trạng cơ thể mất nước; không nên đợi đến khi khát rồi mới uống nước vì lúc đó cơ thể đã rơi vào tình trạng mất nước nhẹ.
Điều gì xảy ra nếu ăn quá nhiều muối? Muối là loại gia vị chủ yếu trong món ăn hàng ngày và là khoáng chất cần thiết, nhưng việc sử dụng quá nhiều muối gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe. Thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, tiêu thụ nhiều muối sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với cơ thể. Ung...