Bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư là nghĩa vụ của Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên tuyên bố việc bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nghĩa vụ theo hiệp ước ký kết với Nhật.
Ông Obama (trái) và ông Abe tại cuộc họp báo ngày 24.4 – Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24.4 đã khởi động cuộc hội đàm thượng đỉnh được chờ đợi từ lâu tại Tokyo, với mục tiêu củng cố quan hệ an ninh và kinh tế. Sau cuộc họp kéo dài 90 phút, Tổng thống Obama đã trấn an Tokyo rằng Washington hoàn toàn tuân thủ cam kết bảo vệ quốc gia Đông Á, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc tại biển Hoa Đông. “Điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật được áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, bao gồm Senkaku”, theo Reuters dẫn lời ông Obama trong cuộc họp báo chung với ông Abe.
Tuyên bố trên đã được đưa ra vào thời điểm xung đột biển đảo đang diễn ra căng thẳng giữa đồng minh/đối tác của Mỹ với Trung Quốc. Ông Obama nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng Tokyo là bên quản lý duy nhất của nhóm đảo trên. Đồng thời, nhà lãnh đạo cho hay Washington đã nhấn mạnh với Bắc Kinh rằng “tất cả các bên đều có trách nhiệm duy trì những luật lệ cơ bản về trật tự quốc tế” nhưng bác bỏ thông tin Nhà Trắng đã thiết lập “lằn ranh đỏ” đối với Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp tại vùng biển trên. Theo tờ The New York Times, tuyên bố của ông Obama có ý nghĩa quan trọng bởi đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ nói dứt khoát về sự bảo trợ an ninh của Washington đối với Senkaku/Điếu Ngư.
Về phần mình, Thủ tướng Abe cho biết Washington – Tokyo đã đồng ý mở rộng phạm vi hợp tác trong các vấn đề an ninh và quốc phòng. Kyodo News dẫn lời ông Abe cho hay nhà lãnh đạo Mỹ đã hoan nghênh những nỗ lực của Nhật khi cân nhắc lại việc thay đổi quy định về quyền phòng vệ tập thể. Cả hai nhà lãnh đạo cũng đạt được đồng thuận về thúc đẩy hợp tác ba bên Hàn – Mỹ – Nhật để giải quyết vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên. Ngoài những lời lẽ đầy tính ngoại giao, thể hiện tinh thần cùng một chiến tuyến về vấn đề an ninh, hai nhà lãnh đạo Mỹ – Nhật vẫn chưa thể đạt đồng thuận trong việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Video đang HOT
Phản ứng trước tuyên bố của ông Obama về Senkaku/Điếu Ngư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khẳng định “cái gọi là hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật” là sản phẩm từ thời Chiến tranh lạnh và không được phép gây tổn hại đến chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc. “Bất luận ai nói gì thì cũng không thay đổi được thực tế căn bản rằng quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và không thể lay chuyển ý chí cùng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên biển của chính phủ và nhân dân Trung Quốc”, hãng Reuters dẫn lời ông Tần.
Về nguy cơ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, ông Tần Cương cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép xảy ra tình trạng hỗn loạn ngay trước thềm lãnh thổ của họ, theo Yonhap. Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki thừa nhận Washington đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tại Bình Nhưỡng nói riêng và ở bán đảo Triều Tiên nói chung. Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy “nhiều hoạt động” diễn ra tại bãi thử Punggye-ri, và không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng có thể thử nghiệm hoạt động hạt nhân bất cứ lúc nào, đặc biệt là trong chuyến thăm Hàn Quốc của ông Obama kể từ ngày 25.4.
Theo TNO
Ưng biển quyết đấu Bò rừng ở Hoa Đông
Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ đang đẩy nhanh khả năng điều động lực lượng đến nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo và Bắc Kinh tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Osprey V-22B đã được triển khai đến Nhật Bản - Ảnh: Wired
Những ngày gần đây, tình hình biển Hoa Đông vẫn căng thẳng khi Tokyo liên tục than phiền bị các tàu chiến lẫn máy bay do thám Bắc Kinh quấy rối. Đáp lại, Nhật thường xuyên phải điều các chiến đấu cơ đến khu vực mỗi khi phát hiện tàu hay máy bay "lạ". Giữa bối cảnh như thế, Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều đang nỗ lực trang bị phương tiện tối tân để có thể chỉ cần vài giờ đồng hồ là đủ sức nhanh chóng triển khai lực lượng quân sự đến Senkaku/Điếu Ngư khi cần.
Không quân đấu với hải quân
Hiện Nhật Bản nhận được sự hỗ trợ đắc lực của Mỹ, khi Washington vừa hoàn tất việc điều động 24 máy bay đa năng thế hệ mới Osprey MV-22B (còn có biệt danh là Ưng biển - NV) cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại căn cứ Futenma ở Okinawa. Dòng máy bay độc nhất vô nhị này có thể cất cánh như trực thăng và bay đến 450 km/giờ, chở theo đến 32 binh sĩ vũ trang đầy đủ hoặc 6 tấn hàng hóa. Trong trường hợp tung toàn bộ lực lượng, 24 chiếc Osprey MV-22 có thể nhanh chóng chở 500 binh sĩ hoặc khoảng 140 tấn vũ khí và đạn dược đến vùng đảo tranh chấp trong vòng 1 giờ. Mới đây, Kyodo News dẫn lời trung tướng John Wissler, chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Okinawa, cho hay có thể điều động số Ưng biển của phi đội đó đến Senkaku/Điếu Ngư nếu cần, theo hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ.
Tàu đệm không khí Zubr - Ảnh: VALKA.CZ
Về phần mình, Trung Quốc cũng tìm cách đẩy mạnh tốc độ chuyển quân càng nhanh càng tốt. Hải quân Trung Quốc đã nhận chiếc tàu đệm không khí cỡ lớn tên Zubr (còn gọi là Bò rừng Bison - NV) do Ukraine chế tạo, và chuẩn bị bổ sung ít nhất 3 chiếc nữa.
Nhật cân nhắc xây cơ sở do thám ở Thái Bình Dương Theo Kyodo News, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng cơ sở tình báo ở đảo Iwoto thuộc Thái Bình Dương nhằm cải thiện khả năng do thám Trung Quốc cũng như sự tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực. Dự thảo ngân sách quốc phòng năm tới đã bao gồm một phần trong số 120 triệu USD chi phí cần để xây dựng cơ sở này. Bộ Quốc phòng hiện có 6 căn cứ tương tự ở những nơi khác, trong đó có Hokkaido, nhằm chặn và giải mã thông tin liên lạc giữa tàu và máy bay. H.G
Được Liên Xô thiết kế cho lực lượng hải quân đánh bộ với mục tiêu có thể nhanh chóng tấn công các quốc gia khối NATO dọc theo bờ biển Baltic, Zubr có thể chở theo 500 lính hoặc số xe bọc thép, vũ khí nặng đến 150 tấn với vận tốc 106 km/giờ. Chỉ cần 4 chiếc Zubr, hải quân Trung Quốc có thể nhanh chóng chuyển 2.000 quân hoặc đến 600 tấn vũ khí đến Senkaku trong vòng từ 4 đến 5 giờ, hoặc đảo Miyako-jima trong vòng 6 đến 7 giờ. Tất nhiên, Trung Quốc có thể chế tạo phiên bản nội địa dựa trên thiết kế của Zubr, và trong tương lai sẽ tăng mạnh khả năng chuyển quân đến nhóm đảo tranh chấp.
Dự án Cá voi xanh
Bên cạnh Zubr, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực phát triển máy bay cánh quạt nghiêng, dự án đã được nước này theo đuổi suốt thập niên qua. Trong một tiết lộ gây sốc, website của Viện Phát triển và Nghiên cứu trực thăng Trung Quốc (CHRDI) vào ngày 28.8 đã loan tin Trung Quốc đang phát triển một trực thăng 4 cánh nghiêng, gọi là Cá voi xanh, với mục tiêu vận chuyển 20 tấn hàng hóa với tốc độ hơn 483 km/giờ, bán kính triển khai 800 km. Một chiếc Cá voi xanh mới đây đã được trình làng tại triển lãm công nghệ trực thăng Trung Quốc tại Thiên Tân, cho thấy chương trình này vẫn đang được triển khai. Nghe qua, chức năng của Cá voi xanh có nhiều điểm quá tương đồng với chương trình đã bị hủy của Bell-Boeing vào năm 2009, chế tạo trực thăng V-44 cho lục quân Mỹ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ Bắc Kinh làm thế nào để vượt qua các thách thức mà theo một nghiên cứu của Ủy ban Khoa học quốc phòng Mỹ đánh giá phải mất từ 20 đến 25 năm mới xử lý được.
Chính những động thái trên của Bắc Kinh khiến Tokyo vẫn chưa hoàn toàn an tâm dù được hỗ trợ bởi 24 chiếc Osprey. Nhật đã bắt đầu cân nhắc khả năng phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm bắn 500 km, để đặt nhóm đảo trên vào tầm bảo vệ. Tên lửa tất nhiên bay nhanh hơn Osprey, nhưng động thái này có thể khuyến khích Bắc Kinh có cớ triển khai thêm tên lửa, cũng như khiến Đài Bắc lên tiếng phản đối.
Thụy Miên
Theo TNO
Tổng thống Obama: Nếu Nhật Bản bị Trung Quốc tấn công, Mỹ sẽ hành động Ngày 24.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp nước này bị Trung Quốc tấn công, liên quan đến tranh chấp trên biển Hoa Đông, nhưng đồng thời cũng kêu gọi Bắc Kinh giúp ngăn chặn Triều Tiên tiến hành chương trình hạt nhân "nguy hiểm". Tổng thống Mỹ Barack Obama trong buổi họp báo...