Bảo vệ rừng đầu nguồn biên giới Sin Suối Hồ
Do làm tốt công tác tuyên truyền, đồng bào các dân tộc ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên rừng.
Bà con đều hiểu chỉ có giữ rừng tốt, con người mới được thụ hưởng những giá trị to lớn từ rừng xanh đem lại, nhờ đó mà những cánh rừng ở đây luôn giữ được màu xanh.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ thường xuyên phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Đức Duẩn
Với diện tích rừng hiện có trên 5.700ha, những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy xã Sin Suối Hồ. Nhằm bảo vệ rừng, UBND xã Sin Suối Hồ đã phối hợp với BĐBP và lực lượng Kiểm lâm tỉnh Lai Châu tổ chức các buổi họp bản để tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên rừng và chia diện tích rừng cho từng hộ dân.
Nhiều năm trước, gia đình anh Vàng A Lai, ở xã Sin Suối Hồ chỉ trông chờ vào việc đi rừng làm nương rẫy. Vất vả quanh năm, gia đình anh chỉ tạm đủ ăn. Từ khi được các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ tuyên truyền, vận động, gia đình anh đã tham gia dự án trồng rừng và bảo vệ rừng tại địa bàn xã. Đến nay, gia đình anh Vàng A Lai có thu nhập đều đặn trên 80 triệu đồng/năm từ trồng rừng. Nhờ vậy mà gia đình anh đã có của ăn, của để, xây được nhà ở kiên cố.
“Là người dân trong bản, tôi đi đầu trong việc trồng rừng. Tôi thường xuyên cùng các cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng tuyên truyền cho bà con biết và hiểu rằng, rừng có giá trị to lớn như thế nào với mình” – Anh Lai cho biết.
Sin Suối Hồ là một xã vùng cao biên giới thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Toàn xã hiện có trên 1.000 hộ dân. Đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp, thiếu kinh nghiệm làm ăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Qua công tác tuyên truyền về trách nhiệm và lợi ích bảo vệ rừng, BĐBP và lực lượng Kiểm lâm đã vận động được nhiều hộ dân có đất ở khu vực giáp biên thay đổi ý thức bảo vệ rừng, chủ động tham gia dự án trồng rừng và đều có thu nhập từ rừng.
Video đang HOT
Sau khi dự nghe cán bộ Biên phòng tuyên truyền về lợi ích của việc bảo vệ rừng, chị Sùng Thị Le, ở xã Sin Suối Hồ cởi mở chia sẻ với chúng tôi: “Sau khi được nghe cán bộ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ tuyên truyền, giải thích, tôi đã hiểu được các lợi ích khi tham gia bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng tốt thì giữ được tài nguyên thiên nhiên và giữ cho đất đai không bị sạt lở. Tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt những điều mà tôi tiếp thu được trong buổi tuyên truyền về bảo vệ rừng ngày hôm nay”.
Chúng tôi được biết, một tháng, ít nhất ba lần, tổ công tác của Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ lại phối hợp với cán bộ Kiểm lâm tổ chức công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Trong những lần như vậy, các anh thường vào tận các bản sâu, xa nhất để thăm bà con, hướng dẫn bà con trồng thêm rừng và cách phòng, chống cháy rừng. Nhờ đó, người dân ở nhiều thôn, bản đã nâng cao nhận thức, chủ động cùng nhau tham gia giữ rừng, phát dọn phòng cháy, chữa cháy dưới tán cây rừng.
Những việc làm thiết thực này đã giúp người dân biên giới ngày càng nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ rừng. Bà con cũng tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, khi phát hiện có người lạ vào khu vực rừng phòng hộ là báo ngay cho cán bộ Biên phòng hoặc lực lượng Kiểm lâm kiểm tra, xác minh.
Với sự tích cực tuyên truyền của BĐBP và lực lượng Kiểm lâm ý thức bảo vệ rừng của nhân dân biên giới ngày một nâng cao, tình trạng tự ý chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy đã giảm hẳn. Tuy nhiên, một bộ phận người dân ở xã Sin Suối Hồ vẫn duy trì tập tục làm nhà gỗ nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Nói về những việc đang làm, Đại úy Đỗ Đình Thủy, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, BĐBP Lai Châu cho biết, trong những năm qua, Đảng ủy Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn trao đổi tình hình, tổ chức tuần tra, kiểm tra, phát quang xạ giới khu vực rừng do đơn vị phụ trách. Đồng thời, tích cực tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức trách nhiệm trong vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường rừng. Đơn vị chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn có kế hoạch, biện pháp để nhân dân có thể khai thác các phần cây khô, mục làm củi, hạn chế thấp nhất cháy rừng có thể xảy ra.
Trong thời gian tới, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ tiếp tục chung tay cùng với chính quyền địa phương lồng ghép công tác bảo vệ tài nguyên rừng vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo để giúp bà con biên giới có thể cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Cùng với đó, hỗ trợ người dân xây dựng nhà kiên cố về ở tập trung, thực hiện ổn canh, ổn cư, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, vươn lên thoát nghèo.
Sau "bão" ma túy, bản người Mông thành nơi trồng địa lan và làm du lịch
Với hơn 120 hộ, gần 700 nhân khẩu và khoảng 80% dân số trong bản nghiện thuốc phiện, hành trình cai nghiện của đồng bào Mông bản Sin Suối Hồ rất nhiều gian nan.
Hàng chục năm trước, bản người Mông ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có tỷ lệ 100% hộ nghèo và gần như cả bản nghiện thuốc phiện. Không chỉ kiên trì từ bỏ hoàn toàn "nàng tiên nâu", bà con đã đồng lòng khai thác thế mạnh thiên nhiên, đưa bản trở thành điểm du lịch cộng đồng điển hình kiểu mẫu, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Người dân bản Sin Suối Hồ từng được nguyên Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tới thăm, khen ngợi về tinh thần vượt khó đi lên, xây dựng bản làng văn minh, giàu đẹp
Như nhiều bản vùng cao khác ở Lai Châu, trước thập niên 90, bản vùng cao người Mông Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ từng được biết đến là thánh địa cây thuốc phiện. Nhà nhà trồng thuốc phiện, dẫn đến hơn 80% người dân ở bản nghiện thuốc phiện, kéo theo nhiều hệ lụy như đói nghèo, lạc hậu.
Nhớ lại những tháng, ngày cả bản chìm trong khói thuốc phiện, ông Chang A Hảng chia sẻ: Gần như cả bản, từ người già, phụ nữ, trẻ em đều nghiện. Cơm không có ăn, áo không có mặc, nhưng thuốc phiện lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Chỉ khi nhà nước cấm trồng cây thuốc phiện, người dân mới dần dần xóa bỏ. Thời gian đầu không bỏ được ngay, nhiều người ở bản vẫn lén lút trồng trộm trong rừng.
Trồng địa lan và du lịch, hướng phát triển kinh tế mới giúp người dân Sin Suối Hồ xóa đói giảm nghèo bền vững
Với hơn 120 hộ, gần 700 nhân khẩu và khoảng 80% dân số trong bản nghiện thuốc phiện, hành trình cai nghiện của đồng bào Mông bản Sin Suối Hồ rất nhiều gian nan. Ban đầu, việc cai nghiện được thực hiện đơn lẻ theo hộ gia đình, tự cai ở nhà, thế nhưng không có hiệu quả khi trong bản vẫn có người hút và tìm đến nhau. Không chịu đầu hàng trước nàng tiên nâu, bà con vận động nhau lên rừng cô lập mình tự cai. Người đi trước làm gương cho người đi sau, phải mất gần 10 năm cả bản mới từ bỏ được thuốc phiện.
Ông Hảng A Xà, người có uy tín Bản Sin Suối Hồ cho biết, nhiều người ở đây đã cai nghiện ròng rã 10 năm trời ở trên rừng, trên lán,... Sau khi làm được chương trình cai nghiện xong, thì kinh tế của bản có nhiều bước đi đột phá. Cách đây 10 năm, hộ nghèo chiếm 100%, nhưng đến nay giảm bớt đi chỉ còn 10%.
Sau khi cai nghiện thành công cho khoảng 80% dân số trong bản, người dân Sin Suối Hồ nhận được sự hỗ trợ cây con giống phù hợp để phát triển kinh tế.
Sau khi người dân cai nghiện thành công, chính quyền địa phương đã vận động bà con tham gia làm mới gần 10km đường giao thông nông thôn nội bản. Với lợi thế về độ cao, khí hậu và thổ nhưỡng, bà con đã đồng lòng bảo nhau cùng trồng địa lan và phát triển du lịch cộng đồng. Từ chỗ 100% là hộ nghèo, với nhiều hủ tục lạc hậu, đến nay bản Sin Suối Hồ chỉ còn hơn 10% hộ nghèo theo chuẩn mới.
Ông Chẻo Quẩy Hòa, Chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ cho biết: Bản Sin Suối Hồ nổi tiếng với "5 không" là: không ai hút thuốc phiện, không hút thuốc lào hay thuốc lá, không đàn đúm rượu chè, không cờ bạc, không xả rác bừa bãi. Giờ đây hầu hết hộ nào cũng có từ 100 chậu địa lan trở lên và cả bản hiện có trên 40.000 chậu. Với giá bán bình quân trên 2 triệu đồng một chậu, cộng với đón và phục vụ khách du lịch, mỗi hộ đều có thu nhập từ 40 đến 60 triệu đồng/năm.
Bản vùng biên Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) một thời từng được biết đến là "bản nghiện" tại địa phương, với tỷ lệ đói nghèo gần như 100% và nhiều hủ tục lạc hậu
Ông Hòa cho biết thêm, nhiều hộ vừa làm homestay vừa trồng địa lan thu về 200 - 300 triệu đồng/năm. Tệ nạn xã hội tiêu tốn nhiều kinh phí, kinh tế gia đình giảm sút rất nhiều. Sau khi người dân bỏ được ma túy, kinh tế, xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống được cải thiện.
Đồng lòng, kiên trì, giúp nhau cai nghiện ma túy và phát triển kinh tế, người Mông ở bản vùng cao Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ đã từng bước đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. Với những nét văn hóa truyền thống lưu giữ được, nơi đây đang đón hàng chục nghìn du khách mỗi năm và trở thành bản du lịch cộng đồng điển hình kiểu mẫu ở tỉnh miền núi Lai Châu và cả nước./.
Quản lý, khai thác thủy điện bền vững Đảm bảo an ninh năng lượng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài câu chuyện này. Có tầm quan trọng song gần đây, trước tình hình lụt bão, dự án thủy điện đã làm dấy lên không ít quan ngại. Miền Trung thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng...