Bảo vệ “Răng nhạy cảm” như thế nào? .
Đầu tháng 10 vừa qua, Hội nghị Khoa học và Đào tạo Răng Hàm Mặt lần thứ hai được tổ chức với chủ đề “Xu hướng mới trong Nha khoa” đã diễn ra với sự tham gia của hàng trăm giáo sư, chuyên gia, giảng viên các Viện, Bệnh viện, trường Đại học chuyên ngành Răng Hàm Mặt trong nước. Tham dự Hội nghị còn có nhiều chuyên gia đến từ Pháp, Nhật Bản, Đức, Malaysia…
Mục đích và nội dung của Hội nghị Khoa học và Đào tạo Răng Hàm Mặt lần thứ hai nhằm kết nối giữa giáo dục đào tạo chuyên sâu, cập nhật các kiến thức răng hàm mặt với ứng dụng trong thực tiễn; sự liên kết giữa những lý thuyết mới và ứng dụng thiết thực trong cuộc sống thường nhật; sự khác biệt giữa đào tạo và việc ứng dụng các kiến thức kỹ năng được đào tạo trên thực tế.
Đã có 10 báo cáo khoa học được trình bày tại Hội nghị, một trong những nội dung được quan tâm và đánh giá cao là đề tài báo cáo của Tiến sĩ Tống Minh Sơn về “Tình trạng nhạy cảm ngà răng ở Công ty Bảo hiểm Việt Nam”. Theo báo cáo của Tiến sĩ, tỷ lệ nhạy cảm ngà răng ở các nhân viên trong độ tuổi từ 22 – 58 chiếm tới 47,74 % với biểu hiện ê buốt răng lặp lại thường xuyên, gây ảnh hưởng đến công việc cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống.
Nhạy cảm ngà răng hay còn gọi răng nhạy cảm là một hiện tượng thường gặp ở người trưởng thành. Những người co răng nhạy cảm thường xuyên phải chịu đựng những cơn ê buốt lặp lại nhiều lần trong ngày mỗi khi ăn, uống thức ăn, thức uống lạnh, nóng, chua, ngọt… hoặc khi đánh răng. Những cơn ê buốt “đến” rồi “đi”, tuy nhiên tình trạng răng nhạy cảm không mất đi mà tồn tại lâu dài, gây ra cảm giác khó chịu. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của răng nhạy cảm bắt nguồn từ việc chải răng không đúng cách, cọ xát quá mạnh khi chải răng, dùng bản chải có lông cứng, thương xuyên tẩy trắng răng, đặc biệt là do thói quen sử dụng đồ ăn, thức uống có hàm lượng axit cao làm mòn men răng dẫn đến lộ ngà khiến răng bị ê buốt khi gặp các kích thích tố như lạnh, nóng, chua, ngọt… Trên thực tế, dù răng nhạy cảm chưa phải là bệnh lý nhưng về lâu dài thì đây chính là một trong số các tác nhân gây ra những bệnh khác về răng miệng. Hơn nữa, sư han chê trong thưởng thức những món ăn mà mình yêu thích sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cua chung ta.
Video đang HOT
Răng nhạy cảm khiến nhiều người không thể thưởng thức những món ăn yêu thích hoặc bổ ích cho sức khỏe
Tại hội nghị, Tiến sĩ Tống Minh Sơn đã đưa ra giải pháp chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm đúng cách. Trước tiên, hạn chế dùng các thức ăn có hàm lượng axít cao, đánh răng đung ky thuât, và đặc biệt hàng ngày nên đánh răng bằng kem đánh răng có chứa hoạt chất Potassium Nitrate, điển hình là kem đánh răng Sensodyne được sư dung rông rai giúp bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt. Được phát minh từ năm 1961, trải qua 50 năm, Sensodyne là nhãn hiệu kem đánh răng được các chuyên gia khuyên dùng tai nhiêu quôc gia tiên tiên và hàng triệu người trên thế giới tin dùng trong việc chăm sóc và bảo vệ răng nhạy cảm.
Đặc biệt, kem đánh răng Sensodyne Mới với công thức cải tiến giúp bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt suốt 24 giờ vừa được ra mắt trên thị trường vào tháng 10. Giải pháp này rất có ý nghĩa thực tiễn, giúp những người đang gặp vấn đề răng nhạy cảm khăc phuc cảm giác ê buốt khó chịu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kem đánh răng Sensodyne Mới với công thức cải tiến giúp bảo vệ răng nhạy cảm hết ê buốt suốt 24 giờ
Theo vnexpress
4 mẹo nhỏ giúp giảm ê buốt răng
Nếu bạn hay bị ê buốt răng, có thể làm giảm triệu chứng này bằng vài cách rất đơn giản, chẳng hạn như sử dụng tỏi, trà...
Khi bạn ăn nhiều đồ nóng, lạnh, chua, ngọt cùng lúc hoặc thường xuyên cắn các vật cứng hay có chế độ chăm sóc răng miệng chưa khoa học, hàm răng trở nên yếu đi, nhạy cảm hơn, dễ ê buốt. Dưới đây là bốn mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục phần nào.
Nhai trà xanh
Trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Bạn có thể nhai 1 gram trà xanh trong 5 phút, ba lần một ngày.
Dùng tỏi sống chà lên răng
Tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại nhứng kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay... Tỏi sống thái lát để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng trong ba phút, làm ba lần một ngày.
Tráng dầu vitamin E
Vitamin E giúp phục hồi hoạt động của các mô xung quanh răng. Trước tiên bạn nên súc miệng bằng nước ấm rồi dùng các viên nang dầu vitamin E nguyên chất đổ lên trên răng, ngậm trong vòng nửa tiếng đồng hồ và không uống nước, có thể làm ba lần một ngày.
Nhai quả óc chó sống
Nhân quả óc chó giàu axit linoleic, canxi và phốt pho, giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh răng. Cách ăn như sau: Súc miệng bằng nước muối, nhai 20 gr quả óc chó trong 3-5 phút, từ từ rồi nuốt, nên nhai hai lần một ngày.
Ngoài ra, sau khi uống các loại đồ uống, trái cây chua, nên súc miệng với nước muối. Đối với người sau 50 tuổi thì nên dùng bàn chải lông mềm.
Theo Báo Đất Việt
ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, ĐH KHXH&NV công bố NV2 Ngày 19/8, trường ĐH Y Hà Nội, ĐH KHXH&NV, ĐH Ngoại thương công bố hàng trăm chỉ tiêu NV2,3. 1. ĐH Y Hà Nội Mã ngành đào tạo Ngành đào tạo Điểm chuẩn nguyện vọng 1 301 Bác sĩ đa khoa 25,5 303 Bác sĩ Y học cổ truyền 23,0 304 Bác sỹ Răng Hàm Mặt 25,5 305 Bác sỹ Y học dự...