Bảo vệ răng
Lời khuyên từ các chuyên gia Ấn Độ giúp bạn có hàm răng chắc khỏe:
Bổ sung chất xơ: Bạn không chỉ cần chải răng thường xuyên để loại bỏ thức ăn dính ở răng, mà cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nha sĩ, tiến sĩ Sanjay
Ramani nói: “Nếu không đánh răng trước khi đi ngủ, thức ăn bám đến sáng hôm sau. Vi khuẩn sẽ sinh sôi nẩy nở và tạo ra lượng a xít cao có thể ăn mòn men răng”. Nên ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ như trái cây tươi, rau quả, hạt… vì chúng ít mắc kẹt giữa các kẽ răng.
Bổ sung nhiều can xi: “Người trưởng thành trung bình cần tối thiểu là 500 mg can xi mỗi ngày để đảm bảo răng chắc khỏe”, nha sĩ Karishma Jaradi nói. Những thực phẩm giàu can xi là cần tây, cà rốt, bơ, phô mai, sữa chua, trái cây tươi và các loại hạt.
Video đang HOT
Không ăn kiêng tăng cường: Trong khi chế độ ăn kiêng có thể giúp bạn giảm cân song chế độ ăn kiêng tăng cường có thể gây hại cho răng hàm của bạn. Khi bạn ăn kiêng thì có ít nước bọt được tiết ra trong miệng. “Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn, vì thế, bạn càng tiết nhiều nước bọt, bạn càng có thể ức chế vi khuẩn phát triển”, Jaradi nói. Bạn có thể làm tăng lượng tiết nước bọt tự nhiên bằng cách nhai kẹo cao su không đường.
Cẩn thận với trái cây, thức uống có độ chua cao: Các loại trái cây nhà họ cam quýt có chứa a xít ascorbic. Trong khi vitamin C trong các loại hoa quả này rất tốt cho cơ thể, song tính a xít được cho là ăn mòn men răng. Theo nha sĩ Ramani, bạn nên dùng ống hút khi uống nước cam quýt. Sau khi ăn một loại trái cây họ cam quýt, không đánh răng, súc miệng trong ít nhất 30 phút. Điều này giúp nước bọt có thời gian tẩy sạch a xít. Đánh răng, súc miệng ngay có thể gây mòn răng.
Theo thanhnien
Cách vệ sinh miệng cho trẻ sau bú
Vệ sinh miệng cho bé sau bú là cần thiết nhất là đối với các bé bú sữa ngoài vì vì nếu bé bị nấm tấn công làm tưa lưỡi hoặc nói cách khác là bị nấm miệng thì bé sẽ lười ăn, khó chịu ...
Khi đứa trẻ sinh ra trong miệng của bé chưa có 1 chiếc răng nào, nướu (lợi) răng còn mềm. Vào khoảng 3 tháng tuổi, nướu răng của bé bắt đầu cứng dần, sau đó có màu đỏ và phồng lên, và khoảng 6 - 8 tháng tuổi sẽ có một chấm trắng xuất hiện đánh dấu vị trí chiếc răng đầu tiên xuất hiện.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé mới 1 - 2 tháng tuổi, trên vùng nướu răng của bé có những nốt nhỏ nhô lên mà dân gian gọi là nanh sữa, màu sắc bình thường, không đau. Đây không phải là hiện tượng mọc răng. Trong quá trình hình thành xương ở răng (xương sẽ bao xung quanh răng khi mọc ra) và mô nướu có thể tạo ra những nốt nhô, nó không gây trở ngại trong ăn uống của bé. Đến tuổi mọc răng những nốt nhô này có thể sẽ mất đi và thay vào đó và các răng sữa.
Đối với các bé bú sữa ngoài thì việc vệ sinh răng miệng sau bữa ăn là vô cùng quan trọng vì nếu bé bị nấm tấn công làm tưa lưỡi hoặc nói cách khác là bị nấm miệng thì bé sẽ lười ăn, khó chịu ...
Hình minh họa
Vệ sinh miệng cho bé
- Cho bé uống 1 - 2 thìa nhỏ nước sạch sau khi bú.
- Dùng khăn xô sạch thấm nước lọc lau nhẹ ở nướu và lưỡi sau khi bú nhất là ở vùng có nanh sữa, không nên lau sâu vào vùng đáy lưỡi sẽ gây kích thích co bóp các cơ ở hầu họng làm cho trẻ bị nôn nhất là lúc vừa ăn no.
Có thể làm sạch phía trong lưỡi lúc bé bụng đói, không được cho bé nằm ngửa lúc vệ sinh miệng để tránh chất nôn chảy ngược vào khí quản gây nguy hiểm.
Theo vietbao
Nhai một bên khiến chân răng dài ra Người già thường răng rụng đi, chỉ còn vài chiếc răng cửa nhưng lại thấy chúng cứ dài ra, càng để lộ hàm răng móm mém, thiếu thẩm mỹ. Vậy khắc phục tình trạng này như thế nào? Có 2 yếu tố cơ bản dẫn đến chân răng dài ra, đó là sự lão hóa theo thời gian của lợi và thói quen...