Bảo vệ ngư dân trên biển Đông: “Dùng ngay “bài” của Trung Quốc để đối phó”
Nếu chúng ta không có giải pháp, Trung Quốc ắt sẽ được đằng chân lân đằng đầu và còn gây ra nhiều rắc rối, nguy hiểm cho bà con ngư dân ta.
Tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin
“Chúng ta không thể cứ hô hào là bà con ta cứ ra biển đi nhưng đến khi họ bị Trung Quốc lấy mất về ngư cụ thì không ai sẽ đứng ra nhận trách nhiệm hỗ trợ cho họ. Bên cạnh đó, tôi nghĩ các phóng viên, nhà báo cũng phải cố gắng đến tận nơi bà con ngư dân, xem họ sinh sống, đánh cá ra sao, từ đó mới có thể phản ánh chính xác tới nhân dân cả nước về những khó khăn mà họ đang phải gánh chịu”, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho biêt.
Như tin đã đưa, tối 21/5, Tàu cá QNg 90917 TS cùng 15 ngư dân hành trình từ Hoàng Sa về Quảng Ngãi đã bị tàu có sơn chữ China quyết liệt cản đường, uy hiêp và suýt bị đâm chìm trên biển. Những ngư dân đã may mắn thoát nạn nhưng con tàu trở về với nhiều vết thương trên thân tàu, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông cũng như những khó khăn, nguy hiểm mà bà con ngư dân Việt Nam đang phải đối mặt khi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, PV đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc xung quanh vấn đề này.
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy
PV: Thưa ông, theo phản ánh của báo chí, một tàu cá Quảng Ngãi lại vừa bị 16 tàu thép có vũ khí, có sơn chữ China rượt đuổi ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và đã gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của ngư dân, ông có thể cho biết một vài đánh giá của mình về sự kiện này?
NNC Dương Danh Dy: Thường xuyên theo dõi tình hình Biển Đông qua báo chí Việt Nam cũng như nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc tôi thực sự cảm thấy lo ngại và căm phẫn trước những hành động ngày càng leo thang của TQ trên Biển Đông, đặc biệt là tại hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là điều không thể chối cãi, chúng ta có đầy đủ bằng chứng về lịch sử cũng như pháp lý để khẳng định điều đó. Tuy nhiên do những nguyên nhân lịch sử, quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp từ năm 1974 và phái quân đồn trú trái phép từ đó đến nay. Trong suốt khoảng thời gian từ 1974 đến hiện tại, Trung Quốc đã liên tục xua đuổi, ngăn cản trái phép, thậm chí là phá hủy tàu thuyền, bắt bớ hay đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Thời gian gần đây, đặc biệt kể từ sau khi thành lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa”, hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Hoàng Sa nói riêng, Biển Đông nói chung đang ngày một leo thang, nguy hiểm. Trong đó, những vụ xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, xua đuổi tàu cá Việt Nam đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa đang ngày một gia tăng.
Cách đây không lâu, ngày 20-3-2013 một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu quân sự Trung Quốc nổ súng bắn cháy cabin. Vụ việc này đã khiến dư luận Việt Nam và khu vực hết sức phẫn nộ và quan ngại trước hành động lộng hành của phía Trung Quốc không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn đe dọa đến an toàn tính mạng của ngư dân Việt Nam.
Theo báo chí phản ánh thì, chiều 20/5, một tàu đánh cá nhỏ của Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa, cách vùng biển Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý thì gặp đoàn tàu 16 chiếc đi thành hai tốp đuổi theo tấn công , dùng tàu lớn đâm thẳng vào những chiếc tàu cá nhỏ của ngư dân mình. Mặc dù báo phản ánh là tàu “sơn chữ China”, có trang bị vũ khí nhưng cá nhân tôi khẳng định rằng đó là tàu công vụ Trung Quốc (vũ trang hoặc bán vũ trang) bởi chỉ có Trung Quốc và Đài Loan là đòi “chủ quyền” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong khi tàu công vụ của Đài Loan chưa bao giờ mon men tới khu vực này. Người ta chỉ thấy tàu Trung Quốc thường xuyên hoạt động trái phép tại đây và cản trở hoạt động đánh bắt bình thường của ngư dân Việt Nam.
Rõ ràng đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc…
Cần những hành động cụ thể để giúp đỡ bà con ngư dân yên tâm ra khơi, bám biển (ảnh VTV)
Video đang HOT
PV: Phía Trung Quốc rõ ràng đang leo thang nguy hiểm như vậy ở Biển Đông nói chung và Hoàng Sa nói riêng, theo ông ta phải làm gì để đảm bảo an toàn cho ngư dân, động viên bà con yên tâm bám biển, vừa bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, vừa tiến hành hoạt động đánh bắt bình thường?
Về mặt ngoại giao, Việt Nam cần phải phản đối kiên quyết, kịp thời thông qua đường ngoại giao song phương cũng như trên bình diện ngoại giao đa phương và truyền thông, dư luận. Bởi nếu không Trung Quốc ắt sẽ được đằng chân lân đằng đầu và còn gây ra nhiều rắc rối, nguy hiểm cho bà con ngư dân ta khi đánh bắt ở vùng biển chủ quyền của ta ở Hoàng Sa.
Các lực lượng chức năng cũng cần phải phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch tăng cường bảo vệ ngư dân khi khai thác ở Hoàng Sa. Việc này khó, nhạy cảm bởi dễ có thể bị đối phương lợi dụng lu loa rằng Việt Nam khiêu khích, nhưng vẫn phải làm. Cần có sự nỗ lực, phối hợp và cảm thông từ nhiều phía, cả trong lẫn ngoài.
PV: Để tránh bị phía Trung Quốc lợi dụng, chụp mũ cho hoạt động bảo vệ ngư dân của các lực lượng chức năng của ta cũng như ngăn chặn việc họ chối bay chối biến những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và những vụ rượt đuổi, đe dọa ngư dân Việt Nam đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta cần làm gì, thưa ông?
NNC Dương Danh Dy: Tôi thấy chúng ta cần dùng ngay “bài” của Trung Quốc để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc
Thứ nhất là về tổ chức, mỗi khi tàu cá Trung Quốc kéo sang vùng biển chủ quyền của các nước khác hoặc những vùng biển tranh chấp để đánh bắt trái phép, chúng thường đi thành tốp khá đông, chưa kể tàu cá Trung Quốc hiện nay thường khá lớn và được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, trong đó có hệ thống định vị vệ tinh để liên lạc với nhau.
Việc đóng tàu lớn để ra khơi xa là việc cần làm, nhưng không phải ngày một ngày hai, nhưng việc bà con liên kết lại, ra khơi theo nhóm sẽ an toàn hơn, và cũng dễ đối phó hơn khi đối mặt với tàu Trung Quốc. Nếu được, nên tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cho các tàu cá Việt Nam vừa để kiểm soát hoạt động, đảm bảo an ninh, vừa kịp thời hỗ trợ cho bà con trong những tình huống khẩn cấp.
Thứ 2, thủ đoạn của Trung Quốc rất xảo quyệt khi phái phóng viên, nhà báo đi theo các đoàn tàu cá, tàu công vụ Trung Quốc xâm phạm các vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một mặt họ tranh thủ tuyên truyền cái gọi là “chủ quyền” trái phép ở Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mặt khác chúng có thểđưa tin đảo lộn đúng sai, chụp mũ cho các hoạt động tự vệ của tàu cá Việt Nam là “khiêu khích”.
Khi thấy cần chúng ta sẽ cử phóng viên, nhà báo đi theo những chuyến ra khơi cùng ngư dân, phản ánh cuộc sống, làm ăn trên biển cũng như những tấm gương kiên cường bảo vệ chủ quyền đất nước, đồng thời ghi lại bằng chứng tố cáo các hoạt động phạm pháp của tàu cá, tàu công vụ Trung Quốc.
Đồng thời, cũng cần trang bị và huấn luyện trực tiếp cho ngư dân cách sử dụng máy ảnh, camera và các thiết bị tương tự khác. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể làm được và cũng không mất quá nhiều chi phí , nhưng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà con ngư dân cũng như cho công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
PV: Lâu nay chúng ta vẫn kêu gọi phải ủng hộ, giúp đỡ và chia lửa với ngư dân nơi tuyến đầu cương vực lãnh hải của Tổ quốc, vậy theo ông về mặt này chúng ta đã làm được đến đâu? Chính sách hỗ trợ của ta với ngư dân đã được triển khai như thế nào?
NNC Dương Danh Dy: Về chủ chương, chính sách ủng hộ giúp đỡ bà con ngư dân, tôi thấy đều có cả, nhưng triển khai trong thực tế và hiệu quả mang lại thì đòi hỏi có những cố gắng hơn . Cần phải giúp đỡ bà con bằng những việc làm cụ thể như cho vay vốn nâng cấp tàu đánh cá công suất mạnh hơn, chạy nhanh hơn nữa ..
Bản thân cuộc sống của ngư dân vốn dĩ đã rất nhiều khó khăn, giàu lên từ biển và nghèo đi cũng vì biển. Chưa kể sóng gió, bão táp và những rủi ro do thiên tai gây ra, ngày nay những ngư dân đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa còn phải hàng ngày hàng giờ đối phó với tàu Trung Quốc.
Một chuyến đi biển mà bị tàu Trung Quốc vây bắt là có thể trở về tay trắng. Như 2 trường hợp vừa rồi, 1 bị bắn cháy cabin, một bị đâm thẳng vào mũi tàu may mắn là còn toàn tính mạng trở về Do đó hơn bao giờ hết, nhà nước, các địa phương, các tổ chức xã hội cần có phương án cụ thể hỗ trợ ngư dân cả về vật chất cũng như tinh thần
PV: Theo ông, về việc hỗ trợ ngư dân, cụ thể trong lĩnh vực tài chính – cho vay vốn ưu đãi, theo ông ta đã làm được đến đâu? Đã đáp ứng được yêu cầu của bà con chưa và tại sao?
NNC Dương Danh Dy: Tôi cho rằng nhà nước cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước phải là đơn vị đứng ra điều phối, đảm nhiệm việc này, ngoài ra cũng rất hoan nghênh những Ngân hàng tư nhân khác. Ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa không chỉ đơn thuần là những người đi đánh cá, họ còn là những chiến sĩ trên tuyến đầu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, phải đối mặt với rất nhiều rủi ro cho nên nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội phải có trách nhiệm chung tay giúp đỡ họ.
Qua báo chí cũng qua một vài tiếp xúc với ngư dân, tôi thấy rằng việc vay vốn ngân hàng để đóng tàu lớn, mua trang bị hiện đại đi biển còn gặp nhiều khó khăn. Tài sản cả đời của ngư dân có bao nhiêu dồn hết vào con tàu, nhưng nếu bị Trung Quốc vây bắt và tịch thu ngư cụ, làm hỏng tàu thuyền hay bắt chuộc người, thì họ lại trở thành tay trắng, thậm chí còn lâm vào cảnh nợ nần.
Nhưng không vì thế mà ngư dân chúng ta chịu bỏ biển, họ vẫn kiên cường bám trụ, chính vì thế chúng ta phải có chính sách ưu đãi riêng dành cho ngư dân. Nguồn tài trợ có thể một phần từ ngân sách, một phần huy động trong xã hội, mọi người dân đóng góp và chia lửa với ngư dân. Theo tôi, việc này cần làm sớm, làm thật rốt ráo giúp bà con có kế sinh nhai và bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.
Chúng ta không thể cứ hô hào, kêu gọi chung chung. Chủ trương, chính sách đã có, vấn đề bây giờ là phải đẩy mạnh việc triển khai,.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo xahoi
"Lính Trung Quốc có thể cải trang ngư dân chiếm đảo, đá ở Trường Sa"
Sau khi điều 32 tàu cá ra Trường Sa, theo nhận định của học giả Dương Danh Dy, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa
Biển Đông trong thời gian vừa qua đã liên tục trở nên căng thẳng sau những động thái leo thang của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến dư luận trong nước, khu vực và quốc tế đặc biệt quan ngại.
Một tàu cá bị bắn vòi rồng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Tại Hoàng Sa, ngày 20/3 tàu quân sự Trung Quốc bắn cháy cabin một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam; tổ chức tour du lịch trái phép ra đảo Đá Bắc, Hoàng Sa hôm 18/4, chưa kể những hoạt động quấy rối, xua đuổi ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa; áp đặt cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa của Việt Nam từ 16/5 đến 1/8.
Tại Trường Sa, từ cuối tháng 3/2013 đến nay Trung Quốc đã ngang nhiên triển khai ít nhất 3 cuộc tập trận trái phép, trong đó cuộc tập trận quy mô lớn của hạm đội Nam Hải kéo dài 16 ngày từ 19/3 được đặc biệt chú ý bởi quy mô, mức độ, cường độ cũng như các nội dung diễn tập trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Từ 12/5 hạm đội Nam Hải lại tiếp tục phái 1 biên đội tàu hộ vệ ra tập trận trái phép ở Trường Sa, một ngày sau, 13/5, một biên đội tàu chiến khác của hạm đội Đông Hải cũng kéo vào tập kết tại Biển Đông.
Đáng chú ý, ngày 6/5 giới chức tỉnh Hải Nam, Trung Quốc phái 32 tàu cá kéo ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép. Không chỉ kéo theo các phóng viên để tuyên truyền, quay phim, chụp ảnh, lần đầu tiên giới chức Trung Quốc còn công khai tọa độ vị trí 32 tàu cá Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển chủ quyền của Việt Nam (10,27 độ Vĩ Bắc và 111,14 độ Kinh Đông và 6,01 độ Vĩ Bắc, 108,48 độ Kinh Đông, cực Tây Nam quần đảo Trường Sa, sát với cái gọi là "đường lưỡi bò" phi pháp).
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo những thủ đoạn mới hết sức nguy hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà
Trao đổi với PV, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo những thủ đoạn mới hết sức nguy hiểm của giới cầm quyền Trung Quốc nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà, đồng thời chia sẻ một số giải pháp đối phó với âm mưu và thủ đoạn thâm độc của Bắc Kinh.
PV: - Với những động thái của Trung Quốc leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông, cụ thể ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam trong thời gian vừa qua mà báo chí, trong đó có báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, theo ông những hoạt động cũng như âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, Trường Sa có diễn biến gì mới so với trước?
- NNC Dương Danh Dy:
Trước đây tàu của Trung Quốc chỉ hoạt động (trái phép) quanh quẩn ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép năm 1974 - PV), tiếp đến Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa, bầu bí thư, bầu chủ tịch rồi cho khách du lịch đến Hoàng Sa... .
Hiện tại Trung Quốc đã đi một nước cờ mới rất nhẹ nhàng, lặng lẽ nhưng cũng vô cùng bài bản và nguy hiểm bằng việc tiến xuống quần đảo Trường Sa. Điển hình là các hoạt động tập trận trái phép cũng như việc điều động 32 tàu cá xuống đánh bắt trái phép ở Trường Sa như báo chí đã phản ánh. Theo tôi, Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà hiện nay ta chưa kịp triển khai quân chốt giữ.
Đây là một bước leo thang mới của Trung Quốc, hoạt động phái 32 tàu cá ra Trường Sa của Việt Nam chỉ là nước cờ dò đường nhằm thử thái độ, phản ứng của ta, nếu ta phản ứng thiếu kiên quyết Trung Quốc sẽ được đà lấn tới và có thể có nhiều hành động leo thang khó lường trước.
- PV: Việc Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian vừa qua, ông đánh giá như thế nào về những phản ứng của Việt Nam? Theo ông, chúng ta phản ứng như vậy đã đủ mạnh hay chưa?
NNC Dương Danh Dy: Tôi cho rằng những phản ứng của Việt Nam trong thời gian vừa qua là đúng mực, hợp lý và cần thiết.
Chúng ta chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại, đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam không muốn chiến tranh, không chủ động gây chiến. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như lại không như vậy. Những động thái leo thang của họ ở Biển Đông thời gian vừa qua, chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Tàu ngư chính 311 (ở xa) canh cho đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa
Ngoài việc tiếp tục phản đối cương quyết các động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông qua con đường ngoại giao như thời gian vừa qua, chúng ta cũng phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế thấy rõ âm mưu, thủ đoạn mới hết sức thâm độc của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ đã bành trướng từ Hoàng Sa tiến xuống Trường Sa rồi và chúng ta không thể có đường lùi mà phải ngăn chặn cái thế bành trướng ấy lại.
- PV: Theo ông, để ngăn chặn xu thế bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài việc phản đối kiên quyết qua đường ngoại giao, chúng ta còn cần những giải pháp cần thiết nào để đối phó hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn ngày một nham hiểm của Bắc Kinh?
- NNC Dương Danh Dy: Đồng thời với việc phản đối kiên quyết mọi động thái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa, chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nâng cao năng lực quốc phòng một cách toàn diện.
Ngoài tăng cường vũ khí trang bị hiện đại, nâng cao sức chiến đấu của quân đội sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống, chúng ta còn cần phải phát huy sức mạnh của toàn dân, đặc biệt là bà con ngư dân, những người kiên cường bám biển ở tuyến đầu của Tổ quốc.
Cụ thể, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt trong các vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa cả về vật chất lẫn tinh thần.
Về vật chất, cần triển khai càng sớm càng tốt các chính sách hỗ trợ bà con ngư dân về vốn, về trang bị, về các kỹ năng đối phó với các lực lượng của Trung Quốc quấy rối ở Biển Đông, tăng cường hoạt động bảo vệ ngư dân của lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Biên phòng, Hải quân. Về tinh thần, cần biểu dương, khuyến khích, động viên tinh thần ngư dân bám biển, phản ánh kịp thời những khó khăn của bà con để tìm cách tháo gỡ, phải để bà con được nói lên tiếng nói của mình nhiều hơn nữa.
Ngoài vai trò điều phối của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp và đồng bào cả nước cũng nên có những phong trào ủng hộ, giúp đỡ, chia lửa với bà con ngư dân đánh bắt ở Biển Đông.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông!
Theo NTD
Trung Quốc điều tàu 4.000 tấn canh cho 32 tàu cá ở Biển Đông Tân Hoa xã ngày 20/5 đưa tin, một tàu tuần tra ngư chính cỡ lớn đã tới Biển Đông nhằm bảo vệ đội 32 tàu nước này điều xuống Trường Sa đánh bắt trái phép từ hôm 6/5. Tài ngư chính 311 canh cho đội tàu cá đánh bắt trái phép ở Trường Sa. Theo Tân Hoa xã, tàu Yuzheng 311 đã tới...