Bảo vệ mũi đúng cách trong mùa bệnh hô hấp
Giữ ấm, vệ sinh mũi họng thường xuyên… giúp bé hạn chế mắc các bệnh hô hấp trong mùa đông xuân.
Mùa đông – xuân là thời gian đỉnh điểm của bệnh lý mũi xoang, hô hấp khi mỗi ngày bé có thể trải qua nhiều kiểu thời tiết: lúc hanh hao, lúc lạnh tê tái, lúc ẩm thấp khó chịu… Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết từ tháng 10 đến nay, mỗi ngày, khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận khoảng 500 trường hợp trẻ đến khám bệnh lý về hô hấp, tăng khoảng 20-30% so với các tháng trước đó.
Theo bác sĩ Xương, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp, có khả năng làm ấm, làm ẩm và lọc sạch gần 20.000 lít khí mỗi ngày. Việc thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh hoặc thời tiết thay đổi liên tục có thể khiến mũi sung huyết và nguy cơ viêm.
Đồng thời, môi trường ô nhiễm chứa các loại bụi mịn, vi khuẩn, virus… nên khi trẻ hít vào, những thành phần có hại cũng sẽ theo vào mũi và hệ hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý hô hấp vào mùa này. Dưới đây là một số bệnh hô hấp mà trẻ thường gặp, đặc biệt trong mùa đông – xuân:
Viêm mũi thường gặp ở trẻ từ khoảng 6 tháng đến khi bé học lớp 2, lớp 3, nhất là khi thời tiết lạnh. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc xoang gây ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi mủ, kèm theo ho. Viêm mũi khiến trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc, kém ăn, có trường hợp nôn mửa, tiêu chảy… Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát có thể dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.
Viêm mũi dị ứng
Bệnh thường gặp vào mùa xuân khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí lạnh, ẩm thấp khiến vi khuẩn, nấm mốc dễ phát triển. Trẻ nhỏ với sức đề kháng còn kém nên hay viêm mũi dị ứng với các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm.
Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu. Nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa cấp, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi…
Bệnh cúm mùa
Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ hay gặp vào mùa đông, xuân. Bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn gây nên và dễ lây lan. Một số triệu chứng nổi bật ở trẻ là nghẹt mũi; chảy nước mũi lúc đầu loãng, trong, sau trở nên đặc hơn, thậm chí chuyển sang màu xanh lục hoặc màu vàng. Trẻ cũng có thể bị sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, cơ thể đau nhức và chán ăn.
Video đang HOT
Viêm tiểu phế quản
Đây là bệnh hô hấp cấp tính do viêm tắc các tiểu phế quản. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ chảy nước mũi trong, ho, sốt vừa hoặc cao. Tần suất ho tăng lên, nhất là về đêm hoặc gần sáng. Trẻ thở khó hơn, thở rít. Trong trường hợp nặng, trẻ tím tái, lồng ngực bị rút lõm, thở khó hoặc thậm chí ngừng thở.
Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương đang thăm khám cho một bệnh nhi. Ảnh: T.X
Cách phòng bệnh lý mũi họng cho trẻ
Theo bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương, bố mẹ có thể chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng những phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Vệ sinh mũi cho bé hai lần mỗi ngày bằng nước biển phun sương vô trùng chứa các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sức khỏe mũi xoang. Ở trẻ em, đặc điểm cấu tạo vòi nhĩ (thông giữa mũi – tai) nằm ngang, khá rộng và thẳng, nếu rửa mũi không đúng có thể gây biến chứng viêm tai giữa. Do đó, cha mẹ cần lưu ý chọn các sản phẩm uy tín, có cấu tạo vòi xịt và áp lực chuyên biệt cho trẻ từ sơ sinh và trẻ lớn.
Phụ huynh nên mặc ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, ngực. Đeo khẩu trang để phòng bệnh và giữ ấm cho mũi. Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể luôn được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng.
Xử trí khi trẻ đã có triệu chứng mũi xoang
Bác sĩ Xương cho biết, nếu trẻ viêm xoang cấp chưa bị bội nhiễm thì điều trị triệu chứng như kháng dị ứng, giảm viêm và xịt mũi tại chỗ bằng nước biển tự nhiên phun sương vô trùng mang lại hiệu quả tốt. Nhất là loại chứa các yếu tố khoáng vi lượng như: đồng (copper) cho khuynh hướng viêm mũi nhiễm khuẩn, cúm, cảm lạnh, hoặc loại chứa mangan (manganese) giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Nếu mũi bé bị khô dẫn đến ra máu mũi, dịch mũi có lẫn tia máu, hay mũi bị kích ứng hoặc sau đợt điều trị bằng thuốc nhỏ mũi dài ngày làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, bạn có thể chọn loại xịt mũi chứa nguyên tố lưu huỳnh (sulphur) giúp làm ẩm và phục hồi niêm mạc mũi.
Nếu bé có triệu chứng nghẹt mũi, có thể kết hợp thêm xịt mũi phun sương vô trùng ưu trương tăng cường nguyên tố đồng để nhanh chóng làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, giúp phòng chống lại cảm lạnh, viêm xoang và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát bằng cách rửa sạch các xoang mũi.
Phụ huynh nên súc họng sát khuẩn cho bé. Nếu trẻ có thêm các triệu chứng sốt, đau đầu, dịch mũi vàng…. bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Xem thêm7 loạinước biển phun sương vô trùng.
Bác sĩ Xương cho biết thêm, trong bối cảnh Covid-19, một số nghiên cứu đăng trên các tạp chí, chuyên trang y học như Medical Hypotheses, The New England Journal of Medicine, Rhinology Online… cho thấy tiềm năng của nước muối tăng cường nguyên tố đồng trong diệt virus, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch của hệ hô hấp.
Những yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang mà bạn không nghờ tới
Bệnh lý viêm xoang là bệnh lý thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện dễ dàng hơn nếu một người có sự tiếp xúc với các yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang như vệ sinh mũi họng kém, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết.
Xoang là cấu trúc được hình thành từ rất sớm sau đó dần phát triển và hoàn thiện theo thời gian. Do được hình thành từ rất sớm nên viêm xoang có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi khác nhau và gần như không có sự khác biệt giữa hai giới.
Tuy nhiên, một số yếu tố bất lợi nhất định được coi là những yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang hơn nếu có sự hiện diện của chúng. Các yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang thường gặp bao gồm:
1. Vệ sinh mũi họng kém là yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang
Nếu bạn nghĩ, vệ sinh mũi họng không có liên quan gì đến viêm xoang thì có thể nói rằng bạn đã lầm. Bởi mũi, họng, xoang là một hệ thống thông với nhau, chúng có sự trao đổi chặt chẽ với nhau. Dịch trong xoang đổ vào mũi thông qua các lỗ Ostium.
Vì lẽ đó, nếu tình trạng vệ sinh mũi họng không tốt thì các yếu tố gây viêm hoàn toàn có thể từ mũi họng di chuyển và xâm nhập vào xoang gây viêm xoang. Hoặc các tác nhân có thể gây viêm trước tiên tại mũi họng sau đó lan rộng và gây biến chứng viêm xoang. Vì vậy, vệ sinh mũi họng không tốt được coi là một yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang hàng đầu.
Vệ sinh mũi họng kém, thay đổi thời tiết,... là những yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang - Ảnh Internet
2. Môi trường ô nhiễm dễ gây viêm xoang
Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm như công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh, công nhân trong nhà máy xay xát, tài xế,... đều là những đối tượng dễ mắc viêm xoang hơn so với người bình thường.
Môi trường ô nhiễm sẽ gia tăng sự tồn tại của các yếu tố dễ gây viêm nhiễm như vi khuẩn, virus,... khiến chúng dễ xâm nhập vào xoang và gây viêm hơn. Ngoài ra, sự thay đổi tính chất của môi trường về không khí, độ ẩm, sự tồn tại của các tác nhân ô nhiễm không nhiễm khuẩn (khói, bụi,...) cũng có thể làm gia tăng tính phản ứng của niêm mạc xoang khiến viêm xoang dễ xảy ra hơn hoặc trực tiếp gây nên viêm xoang. Nên sự ô nhiễm của môi trường cũng là một yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang.
3. Người hút thuốc lá dễ bị viêm xoang
Bên cạnh các yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang như môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém,... thì hút thuốc lá cũng là một yếu tố rất hay gặp trên thực tế.
Như đã nói, xoang, mũi và họng có sự liên thông với nhau, xoang có chức năng hỗ trợ hô hấp (lưu thông khí). Do đó khi một người hút thuốc lá, khói thuốc không chỉ theo mũi họng xâm nhập và gây hại cho lá phổi của anh ta mà nó còn có thể theo các lỗ thông đến các xoang và làm tổn thương các cấu trúc tại đây. Điều này khiến xoang dễ bị viêm hơn.
4. Xoang dễ bị viêm hơn khi thay đổi thời tiết
Viêm xoang khi thời tiết thay đổi là tình trạng rất thường xuyên xảy ra, đặc biệt vào mùa lạnh. Tình trạng này càng dễ bắt gặp hơn ở những bệnh nhân đã từng có tiền sử viêm xoang trước đó. Vậy điều gì khiến cho thay đổi thời tiết là yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang?
Giải thích điều này, người ta cho rằng thay đổi thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển nhờ vào sự thay đổi độ ẩm, nhiệt độ không khí,... Vì vậy khả năng xoang bị tấn công bởi các yếu tồ gây hại cũng cao hơn và dễ bị viêm hơn. Ngoài ra, sự thay đổi thời tiết còn gây nên tình trạng tăng tính đáp ứng ở niêm mạc mũi xoang, điều này khiến xoang dễ phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập và gây viêm.
Có thể thấy rằng, bệnh lý viêm xoang có thẻ bị thúc đẩy xảy ra dễ dàng hơn do rất nhiều các yếu tố khác nhau. Dự phòng sớm và tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây bệnh viêm xoang là cách hiệu quả để có thể phòng ngừa bệnh xảy ra.
Chăm sóc sức khỏe cho gia đình như thế nào vào mùa đông lạnh giá? Không chỉ giữ ấm cơ thể, mà các thành viên trong gia đình cần được bảo vệ nhiều hơn bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thời tiết lạnh khiến cơ thể con người cũng cần phải được chăm sóc cẩn thận hơn. Bên cạnh việc giữ ấm thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng...