Bảo vệ môi trường – Cho chúng ta và cho thế hệ mai sau!
Không chỉ những chú gấu Bắc Cực, những rạn san hô hay những khu rừng nhiệt đới phải hứng chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu do Trái Đất nóng lên mà chính chúng ta cũng đang phải gánh chịu hậu quả.
Ngày nay, đại đa số nguồn năng lượng được sử dụng phục vụ con người đều gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Khai thác dầu lửa, khí thải từ động cơ làm thủng cả tầng ozon. Rừng đầu nguồn bị chặt phá khắp nơi, hệ sinh thái địa phương biến mất để làm thủy điện. Năng lượng hạt nhân rò rỉ làm chết cả vài thế hệ…
Những nguồn năng lượng được coi là “sạch” như gió, mặt trời thì quá yếu, chưa đủ đáp ứng những guồng máy công nghiệp khổng lồ ngốn năng lượng như khủng long ăn cỏ. Chúng ta đành phải nhìn môi trường tiếp tục bị hủy hoại để phục vụ cho nhu cầu của con người.
Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tác động lớn đến kinh tế – xã hội. (Ảnh: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam)
Thực tế cho thấy không phải là con người không nhìn ra vấn đề đó, đã có rất nhiều chương trình hội thảo về việc chống và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiều hoạt động kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường được tổ chức, nhưng kết quả có vẻ không mấy khả quan vì vẫn chưa tìm ra giải pháp.
Trong hoàn cảnh này, mọi người đều hiểu rằng, tiết kiệm năng lượng cũng là một cách bảo vệ môi trường và đôi khi chỉ là những hành động nhỏ, bình dị nhưng cũng mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Cách đây 10 năm, Thủ tướng Nhật đã kêu gọi một phong trào nhân viên ăn mặc thoải mái đến công sở để tiết kiệm năng lượng. Người Nhật vốn nổi tiếng chỉn chu trong công việc, đông cũng như hè họ luôn áo vest cà vạt tề chỉnh, nay được khuyến khích mặc áo thun, đi giày thể thao đến công ty. Chiến dịch đã thành công và hàng năm vẫn được tổ chức cho đến tận bây giờ. Và với nhiều công ty Nhật Bản, các hoạt động bảo vệ môi trường đã được đưa lên vị trí ưu tiên hàng đầu để hướng tới sự phát triển bền vững cho tương lai.
Tại Việt Nam, nhiều tổ chức, công ty cũng đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng và cần thiết trong tất cả hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ. Tuy nhiên, để thực hiện được những việc làm giúp bảo vệ và giảm thiểu tác hại tới môi trường không hề đơn giản, bởi nó còn là bài toán liên quan đến vấn đề lợi nhuận.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, một loạt các hoạt động nhằm kêu gọi người dân và thế hệ trẻ chung tay bảo vệ môi trường đã được phát động và triển khai mạnh mẽ. Nhiều công ty đã thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường một cách chủ động, sáng tạo, tích cực và những nỗ lực của họ ít nhiều cũng thấy được những thành quả tốt đẹp giúp cho cộng đồng xã hội có một môi trường sống xanh hơn.
Điển hình là Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) với việc triển khai nhiều chương trình, chiến dịch môi trường xanh nhằm kêu gọi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ có ý thức và sáng kiến cùng bảo vệ môi trường. Hay Panasonic Việt Nam – một công ty của Nhật Bản cũng đã rất nỗ lực đưa ra các sáng kiến giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học và cấp hai.
Suntory PepsiCo Việt Nam – một liên doanh nước giải khát giữa Nhật và Mỹ cũng là một điển hình thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường cùng với xã hội. Suốt 5 năm qua, nhờ triển khai thành công hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO14001:2004, công ty đã tiết giảm 40% lượng nước sử dụng và 30% năng lượng sử dụng trên một lít sản phẩm, giảm trọng lượng chai nhựa PET tổng cộng là gần 4.200 tấn… Đặc biệt, các trạm xử lý nước thải ở tất cả các nhà máy của công ty đều đạt chất lượng nước đầu ra loại A.
Với những nỗ lực này, Suntory PepsiCo Việt Nam đã đạt được Giải thưởng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trao tặng.
Trồng một cây xanh, nhặt những cọng rác… hành động nhỏ nhưng nếu tất cả cùng có ý thức, sẽ giữ được sự xanh – sạch cho môi trường
Bên cạnh việc kết hợp thực hiện các chương trình tiết kiệm nước và năng lượng tại các nhà máy, công ty cũng đồng hành cùng chương trình “Ngày hội tái chế”, “Ngày Môi trường thế giới” được tổ chức hàng năm kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, hay tham gia các hoạt động làm sạch, vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, bãi biển, con đê… kết hợp cùng các cơ quan đoàn thể tại các địa phương trên cả nước.
Những hành động thiết thực của các tổ chức, các công ty này đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng một mội trường sống xanh và đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu mỗi công ty, tổ chức, cá nhân đều có ý thức, nỗ lực và cùng chung tay thực hiện những hành động dù là nhỏ nhưng thiết thực để bảo vệ môi trường thì chắc chắn rằng kết quả này sẽ được nhân rộng hơn nữa và chúng ta sẽ có một môi trường sống xanh và trong lành hơn không chỉ cho riêng chúng ta mà còn cho cả những thế hệ mai sau.
Thu Hà
Theo Dantri
Dấu ấn nghề "thư ký của thời đại"
21/6 đã về - ngày chẳng riêng gì của những người làm báo mà cả những người đọc báo, người yêu báo... đều trông đợi để mong được chia sẻ và nói lời tri ân tới những người làm báo liên tục cống hiến cho xã hội những thông tin nóng hổi từ cuộc sống.
Tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Dân trí
Cũng như bao người luôn mong đợi ngày này, nhưng với riêng tôi không chỉ yêu sản phẩm trí tuệ của những người làm báo, mà còn rất quý trọng những con người làm báo, yêu cái nghề đúng như người đời thường gọi - nghề "thư ký của thời đại".
Càng tìm hiểu nghề làm báo, tôi càng nhận ra đó không đơn giản là nghề "cầm bút, cầm máy" mà đó là nghề của sự sáng tạo, nghề của niềm đam mê và cống hiến như nhà văn Nguyễn Tuân từng nói: "Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh".
Con đường để trở thành người làm báo chắc chắn không phải rải đầy hoa hồng và càng không phải được trải sẵn thảm đỏ. Mà đó là cả một sự phấn đấu bằng trí tuệ, sức lực, thậm chí có cả máu và nước mắt của những con người đam mê với từng con chữ, từng hình ảnh, khuôn hình mang từng hơi thở của cuộc sống tới với cộng đồng xã hội, với thế giới.
Có lẽ vì thế mà nhiều người thường dùng nhiều từ "mạnh" để nói về nghề báo, như "nghề nguy hiểm", "nghề nghiệt ngã", "quyền lực thứ tư"... nghề luôn cần một sự cố gắng bền bỉ, dài lâu mà vinh quang cũng lắm nhưng cay đắng cũng nhiều...
Nhất là ngày nay, cuộc sống vốn đa chiều, đa diện, nên để người làm báo trải nó ra trên mặt giấy, những cái lát cắt ngôn từ, hay lột tả được bản chất sự kiện và định hướng cho dư luận chẳng dễ chút nào. Hơn nữa với nghề báo, cái nghề tác động vào dư luận xã hội, nếu làm tốt thì tác dụng rất lớn, còn nếu sơ suất chút thôi, tác hại sẽ khôn lường.
Vì thế có người nói, báo chí có chức năng "phản biện" cuộc sống. Phản biện không phải để phủ nhận mà là bàn luận, phân tích cái đúng, cái sai, chỉ ra ách tắc để tháo gỡ...
Quả thực, báo chí đã làm nhiều việc theo hướng đó. Những vụ án kinh tế lớn như Vinashines, Vinalines, Vifon và mới đây là vụ "bầu" Kiên ... được phanh phui trước công luận, có công lớn của báo chí.
Rồi vụ những cảnh sát giao thông, đăng kiểm viên tiêu cực, chỉ nhăm nhăm thu tiền mãi lộ, làm ngơ cho xe cũ, xe "quá đát" lưu hành, đe doạ an toàn giao thông, gây nguy hiểm cho xã hội. Để làm rõ sự thực ấy, các phóng viên đã "vào vai" khách bộ hành, chọn những góc quay "độc" nhất, ghi lại những cảnh "có một không hai' về cách "làm tiền" ngang nhiên của một số cán bộ biến chất... Báo chí đã làm được điều mà thanh tra chuyên ngành xem ra lại... chưa làm được?
Dù mới là "phần nổi của tảng băng chìm", nhưng những chứng cứ rõ ràng đã thúc đẩy công luận có thêm nhiều tiếng nói tích cực, thúc giục toàn xã hội cùng chung tay khắc phục tình trạng nhức nhối này thay vì... "đóng cửa bảo nhau" hoặc không muốn "vạch áo cho người xem lưng".
Những cố gắng không mệt mỏi mỗi khi "xung trận" của những người làm báo đã, đang và chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn sâu sắc, đem lại cho nghề "thư ký của thời đại" này niềm tin của nhân dân, sự yêu mến của công chúng dành cho những "chiến sĩ trên mặt trận... tin tức".
Không phải ngẫu nhiên, trong hành trang nhiều đại biểu về dự họp Quốc hội là những bài báo nóng hổi, phản ánh nguyện vọng của nhân dân dặt lên bàn nghị sự. "Nói có sách, mách có chứng", hạnh phúc của người làm báo là làm cầu nối giữa cơ quan công quyền với người dân, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Không chỉ nói phần "tối", phanh phui tham nhũng, tiêu cực, trách nhiệm quan trọng của báo chí là phát hiện, biểu dương điển hình tiên tiến, để cái tốt ngày càng đẩy lui cái xấu, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước. Nóng hổi nhất suốt thời gian qua là sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí song hành cùng những nỗ lực chung bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Trong những ngày Biển Đông dậy sóng suốt gần hai tháng qua, muôn triệu trái tim Việt Nam đều hướng về biển đảo thân yêu, theo dõi từng ngày từng giờ tin tức từ vùng biển Hoàng Sa - nơi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Và mỗi người đọc chúng tôi càng thêm thán phục và tự hào bởi thấy được rằng cùng với lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang ngày đêm bám biển, thì ở chính vị trí tiền tiêu của mặt trận ấy còn có cả những nhà báo kiên cường, nghị lực, cũng sẵn sàng xả thân để ghi lại được những hình ảnh, thông tin xác thực nhất cho cả thế giới thấy rõ và gia tăng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta.
Nghề báo thực sự là công việc thầm lặng và đáng trân trọng, luôn để lại những dấu ấn sâu sắc và khơi gợi nên bao nỗi niềm, tình cảm trong lòng bạn đọc muôn phương...
Minh Tư: mtu.tdh@moet.edu.vn
Theo Dantri
Nhiều học sinh thấy trường học chưa thực sự an toàn Hơn 80% trong tổng số 3.000 học sinh Hà Nội được tổ chức Plan Việt Nam phỏng vấn đã khẳng định điều này. Nguyên nhân xuất phát từ các hành vi lăng mạ, xúc phạm, chọc ghẹo... thường xuyên xảy ra trong trường học. Kết quả khảo sát của Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp cùng tổ chức Plan tiến hành phỏng vấn...