Bảo vệ môi không cần son dưỡng
Bạn có thường dùng son dưỡng môi? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia da liễu của Mỹ xung quanh cách làm đẹp này.
Không cần thiết phải dùng son dưỡng môi bởi có nhiều biện pháp khác hiệu quả hơn- Ảnh: Shutterstock
Không có bằng chứng nào cho thấy nếu bạn không dùng son dưỡng môi thì đôi môi sẽ bị khô.
Toàn bộ cơ thể của chúng ta bao gồm cả môi, có chứa một lớp trên cùng của các tế bào da (gọi là lớp sừng) hoạt động như thanh chắn ngăn chặn độ ẩm từ môi trường vào da. Nhưng trong một số điều kiện không lý tưởng, chẳng hạn mùa lạnh, không khí khô hơn, mạng lưới lipid trở nên ít hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng mất độ ẩm. Và đôi môi của bạn đặc biệt dễ bị khô vì hai lý do: da trên môi mỏng hơn nhiều so với các phần da khác trên cơ thể và nó chứa ít tuyến dầu sản xuất lipid để bảo vệ da.
Khi bôi, son dưỡng môi thực ra là một lớp sáp trên da, ngăn ngừa mất độ ẩm. Son dưỡng môi có thể có chất gây tê như long não và tinh dầu bạc hà, gây cảm giác ngứa ran dễ chịu khi thoa chúng lên môi.
Video đang HOT
Thực tế bạn có thể cải thiện tình trạng môi bằng một số cách đơn giản sau: Nên che miệng bằng khăn khi ra ngoài, đặc biệt là khi có gió mạnh; đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để đôi môi không phải gặp không khí khô vào ban đêm; tránh liếm môi, bởi vì khi nước bọt bay hơi có thể mang theo lớp lipid bảo vệ da.
Theo Thanhnien
Chăm sóc da nhờn, những điều cần tránh
Da nhờn phổ biến ở nhiều lứa tuổi và không phải ai cũng biết cách chăm sóc loại da này, theo tiến sĩ Emmy Graber, bác sĩ da liễu ở Boston (Mỹ).
Rửa mặt quá sạch có thể khiến dầu ra nhiều hơn nếu da thuộc loại da nhờn - Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là 5 điều cần tránh khi có làn da nhờn để giữ cho da luôn sáng, theo Prevention ngày 25.8.
Sử dụng nước hoa hồng: Nước hoa hồng dù có thể giúp da sạch nhưng có thể làm cho da của bạn tệ hơn, bởi loại nước này có thể làm khô da và kết quả là khiến da sản xuất dầu nhiều hơn, bà Graber nói.
Nếu ưa thích dùng nước hoa hồng, chị em có thể chọn loại nước dành cho làn da nhạy cảm có chiết xuất từ nước ép lá lô hội và glycerin dưỡng ẩm để làn da không bị mất nước.
Chọn sai kem dưỡng: Theo tiến sĩ Neelam A. Vashi - phó giáo sư chuyên khoa về da và là Giám đốc nghiên cứu về y học laser và thẩm mỹ tại Đại học Y Boston (Mỹ), các sản phẩm dưỡng ẩm tự nhiên có chứa dầu dừa, bơ ca cao và thậm chí các loại dầu thực vật có thể làm bít lỗ chân lông và gây ra mụn.
Thay vào đó, hãy thử loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu nhưng có chứa glycerin, bởi glycerin vừa giữ ẩm vừa rút nước ra ngoài da chứ không làm tắc lỗ chân lông.
Trang điểm quá dày: Trang điểm quá dày có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông cho dù cuối ngày bạn đã làm sạch da. Ngoài ra, nếu trang điểm, với loại da dầu nên chọn mỹ phẩm không dầu và chứa niacinamide, một loại dẫn xuất vitamin B giúp hấp thụ dầu, bà Graber nói.
Không làm sạch da khi đổ mồ hôi: Mồ hôi đổ ra kết hợp với bụi bẩn tích tụ ở da có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Lưu ý, cần rửa mặt sạch sau khi đổ mồ hôi.
Rửa mặt quá nhiều: Rửa mặt sạch có thể giúp bạn cảm thấy da mượt mà, nhưng cẩn thận bởi nó có thể biến thành chứng nghiện. Da cần loại dầu tự nhiên để được khỏe mạnh. Hơn nữa, rửa mặt quá nhiều đôi khi chẳng giúp mặt sạch dầu mà còn kích thích dầu sản xuất nhiều hơn và làm tắc lỗ chân lông.
Bác sĩ da liễu khuyên nên rửa mặt hai lần: một lần vào buổi sáng và một lần vào ban đêm. Có thể rửa 3 lần trong ngày nếu mồ hôi ra quá nhiều.
Theo CitiNews
Cách đơn giản để da không bị khô, nứt nẻ bong tróc vào mùa lạnh Cứ vào mùa đông, nhiều người lại khổ sở vì làn da khô mốc, da bong vảy như vảy cá. Dưới đây, các chuyên gia da liễu sẽ "mách" bạn chi tiết các nguyên nhân gây da khô mốc, vảy cá và các cách khắc phục da khô mốc vảy cá vào mùa đông hiệu quả. Đến khám tại Bệnh viện Da liễu...