Bảo vệ máy Mac trước các mã độc nguy hiểm
Dù cho hệ điều hành Mac khá đóng và an toàn hơn Windows, nhưng với mức độ nguy hiểm của các mã độc hiện tại, người dùng nên tự trang bị kiến thức để phòng chống chúng.
Trong khoảng thời gian vừa qua, người dùng Windows đang gặp khó khăn vì mã độc Wanna Cry lây nhiễm và mã hóa dữ liệu. Chưa có thông tin gì về sự xuất hiện mã độc này trên Mac OS nhưng đã có sự manh nha bùng phát của malware OSX/Dok.
Mã độc này sẽ truy cập vào máy tính người dùng thông qua email lừa đảo. Sau khi mở, nó ngăn cản người dùng làm bất cứ điều gì trên máy Mac của họ cho đến khi họ cài đặt một bản cập nhật phần mềm giả mạo. Để phòng tránh chúng, người dùng nên làm theo các hướng dẫn dưới đây.
Gatekeeper và tường lửa
Thứ nhất, người dùng nên kiểm tra các thiết lập bảo mật của Gatekeeper. Gatekeeper là một biện pháp an ninh tích hợp, nhằm ngăn chặn bất kỳ phần mềm nào được cài đặt hoặc mở nếu nó không được Apple chấp thuận.
Vào System Preferences>Security & Privacy> General tab. Ở các mục cuối cùng, chọn App Store and Identified Developers để đảm bảo sự an toàn.
Chọn mục App Store and Identified Developers để máy tính an toàn hơn trước mã độc. Ảnh: Apple
Ngoài việc chặn các ứng dụng đáng ngờ, Gatekeeper cũng khóa các plugin Safari có nhiều lỗ hổng như Flash hay Java để giúp bảo vệ Mac an toàn. Hơn nữa tính năng này lưu trữ các định nghĩa về phần mềm độc hại trong tệp XProtect và các tính năng chống lừa đảo trong Safari.
Cũng như Gatekeeper, tường lửa là tính năng bảo vệ máy tính khỏi các kết nối không mong muốn từ Internet. Tuy nhiên, thói quen vô tình làm mã độc xâm nhập và gây hại là tắt tường lửa của người dùng.
Video đang HOT
Cẩn thận trong việc trả lời email
Một số mã độc có thể bỏ qua Gatekeeper của macOS và xâm nhập thông qua thư điện thử. Do đó, người dùng nên tránh trả lời email đòi hỏi mật khẩu, chi tiết cá nhân hoặc cài đặt bất kỳ phần mềm nào trực tiếp từ email.
Cập nhật thường xuyên
Cũng giống như Windows, người dùng Mac OS nên cập nhật các bản vá, nâng cấp phần mềm trên máy tính,…Để tránh được các lỗ hổng mà các loại mã độc có thể khai thác.
Cập nhật phần mềm thường xuyên là hành động bảo vệ máy tính và dữ liệu trước mã độc. Ảnh: Apple
Sử dụng chương trình bên thứ 3
Mặc dù Apple đã xây dựng những tính năng mạnh mẽ để bảo vệ máy tính trước các phần mềm độc hại cho Mac OS nhưng nó vẫn để lọt một vài mã độc biến thể.
Do đó, một số phần mềm từ bên thứ ba từ có phí đến miễn phí khá hữu ích như Bitdefender, Kaspersky hay Malwarebytes sẽ giúp người dùng tìm ra phần mềm độc hại và gỡ bỏ chúng ra khỏi máy Mac.
Gia Minh
Theo Zing
Từ WannaCry, nhìn ra sự đúng đắn của Apple
Cuộc tấn công bằng mã độc WannaCry đã làm sáng tỏ một câu chuyện diễn ra cách đây không xa: vụ kiện giữa Apple và FBI, mà giờ đây có thể khẳng định người chiến thắng là Táo khuyết.
Vụ khủng bố tại San Bernardino làm chết 11 người. Bằng chứng mà một trong hai tên sát nhân để lại là chiếc iPhone 5C bị khóa. Không tìm ra cách mở khóa, FBI yêu cầu Apple phải tạo ra phiên bản iOS đặc biệt để họ đột nhập vào chiếc iPhone 5C này.
Tuy nhiên, Apple ngay lập tức bác bỏ yêu cầu trên. Tim Cook thậm chí còn cho rằng FBI đang muốn họ tạo ra tiền lệ nguy hiểm, vì không có gì khẳng định công cụ mà họ tạo ra để mở khóa lại không rơi vào tay những kẻ có mục đích xấu.
Cuộc tấn công thế kỷ đang diễn ra đã khẳng định một cách đanh thép nhận định của vị CEO Apple là hoàn toàn chính xác. Khi độc dược được tạo ra thì không thể tránh khỏi những hành động độc ác. Theo nhiều báo cáo gần đây, WannaCry đã lây nhiễm hơn 200.000 máy tính trên khắp 150 quốc gia chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Tim Cook từng thẳng thừng từ chối yêu cầu tạo ra công cụ hack chiếc iPhone 5C của kẻ khủng bố từ FBI. Ảnh: BGR.
Theo BGR, Wanna Cry được phát triển dựa trên phương thức tấn công EternalBlue do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) phát triển, nhằm thu thập thông tin từ các máy Windows đối thủ. Công cụ này bị nhóm hacker Shadow Brokers đánh cắp, sau đó phát đi cho bất kỳ ai trên thế giới sử dụng. Chỉ 4 tuần sau, WannaCry xuất hiện.
Ngày hôm nay đã cho thấy chính xác những gì đang xảy ra khi các hacker mũ trắng không thể bảo vệ được vũ khí của chính mình. Nhà nghiên cứu bảo mật Matthew Hickey, người luôn theo dõi vụ việc từ sau khi các công cụ của NSA bị đánh cắp cho biết: "Tôi thậm chí còn ngạc nhiên rằng tại sao 'vũ khí' của NSA lại không được sử dụng sớm hơn".
Vì vậy, trong khi những lời hứa của cựu giám đốc FBI James Comey với Apple rằng sẽ bảo mật 100% an toàn phiên bản tùy chỉnh iOS kia vẫn chưa nguội lạnh, WannaCry bắt đầu hành hạ cả thế giới. Thực tế chứng minh nếu NSA có thể, thì FBI hoàn toàn có thể theo sau họ.
Cuộc chiến giữa FBI và Apple từng gây xôn xao dư luận một thời nay đã đến hồi ngã ngũ. Ảnh: Techcrunch.
Những lời nói của Tim Cook trong cuộc phỏng vấn với ABC hồi năm ngoái giờ đây rõ ràng hơn bao giờ hết: "Chúng tôi sẽ không bao giờ làm việc tốt cho vài người mà có thể tạo ra tiền lệ xấu đến hàng trăm triệu người khác. Chúng ta cần nhìn rộng ra vấn đề và làm việc dựa trên nguyên tắc. Thông tin cá nhân ngày nay có trong chiếc smartphone của bạn còn nhiều hơn cả trong nhà... Thậm chí, vị trí những đứa trẻ trong gia đình bạn cũng có thể bị một ai đó biết được, do đó, đây không chỉ là vấn đề riêng tư mà còn là sự an toàn của cộng đồng".
Trùng hợp thay khi nói về vấn đề an toàn công cộng, thì một trong những địa điểm đầu tiên mà WannaCry lây nhiễm chính là hệ thống máy tính tại một số bệnh viện trên khắp Vương quốc Anh.
Cuối cùng, người phát ngôn của Microsoft hôm chủ nhật (14/5), Giám đốc Pháp lý Brad Smith đã đưa ra tuyên bố làm choáng váng cơ quan chính phủ nhiều quốc gia. Một trong số đó có đoạn:
"Cuộc tấn công WannaCry cho thấy những hành động khai thác lỗ hổng bảo mật của các chính phủ thực sự là một vấn đề đáng quan ngại. Đây là một hình thức nổi lên trong năm 2017. Chúng tôi nhìn thấy rủi ro từ hoạt động thu thập lỗ hổng của CIA xuất hiện trên Wikileaks, và bây giờ tới lượt NSA gây ảnh hưởng cho rất nhiều khách hàng trên toàn thế giới..."
"...Nhiều thông tin về lỗi bảo mật do chính phủ khai thác đã bị rò rỉ công khai và gây thiệt hại diện rộng. Điều này có thể làm hình dung về một kịch bản tương tự xảy ra với vũ khí, khi quân đội Mỹ bị đánh cắp tên lửa Tomahawk. Cuộc tấn công lần này cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa hai hình thức nghiêm trọng nhất có thể đe dọa đến an ninh không gian mạng thế giới ngày nay: hành động của chính phủ và hành động của tội phạm có tổ chức".
Đại Việt
Theo Zing
Tấn công toàn cầu, vì sao WannaCry chỉ thu về hơn 50.000 USD? Mặc dù tấn công hơn 20.000 hệ thống máy chủ trên 150 quốc gia, chủ nhân của WannaCry mới chỉ thu về hơn 50.000 USD. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giao dịch Bitcoin quá phức tạp. Mã độc WannaCry bắt đầu tấn công vào người dùng hệ điều hành Windows từ ngày 12/5 và gây hậu quả nghiêm trọng đến hệ...