Bảo vệ “cửa ngõ” cơ thể, phòng bệnh hô hấp thế nào?
Bộ phận mũi, họng của con người là “cửa ngõ” khiến virus, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng nhất vào đường hô hấp. Do đó, để phòng, chống các bệnh về đường hô hấp việc vệ sinh mũi, họng thường xuyên là phương pháp hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng bệnh.
Theo thống kê, bệnh lý hô hấp và tai mũi họng đứng đầu danh sách 5 loại bệnh có số người mắc cao nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra là mối lo lắng của nhiều người, việc vệ sinh mũi, họng sạch sẽ để phòng chống các bệnh đường hô hấp lại càng được quan tâm hơn.
Các chuyên gia y tế cho biết, mũi họng được ví như của ngõ của cơ thể có nhiệm vụ canh gác khi có vi rút, vi khuẩn hay khói bụi xâm nhập. Để đảm nhận nhiệm vụ đó, mũi, họng được cấu tạo đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ đó. Tại vùng mũi, họng được bao phủ bởi một lớp niêm mạc có lông chuyển.
Trên bề mặt niêm mạc được bao phủ một thảm nhầy. Lớp thảm nhầy có chức năng bắt giữ vi khuẩn, các chất bụi bẩn… rồi vận chuyển ra phía cửa mũi sau, xuống họng. Đồng thời lớp nhầy này kết hợp với lông chuyển ở phía dưới và hệ thống mao mạch của cuốn mũi để thực hiện các chức năng làm ấm, làm ẩm, làm sạch không khí khi đi qua mũi vào khí phế quản, bảo vệ phổi trong mùa lạnh.
Khi virus, vi khuẩn tấn công niêm mạc mũi rồi gây viêm với triệu chứng ban đầu như nghẹt mũi, chảy nước mũi (ảnh minh hoạ)
Về nguyên tắc, tác nhân gây viêm đường hô hấp như virus hoặc vi khuẩn, khói bụi nói chung hiếm khi đi thẳng vào phổi mà thường gây bệnh ở đường hô hấp trên trước. Virus, vi khuẩn tấn công niêm mạc mũi rồi gây viêm với triệu chứng ban đầu như nghẹt mũi, chảy nước mũi…
Đây là triệu chứng, tuy nhiên, xét về bản chất thì đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể để có thể tống nhanh nhất tác nhân gây bệnh ra ngoài. Do đó, mũi lúc này giống như hệ thống siêu lọc để bảo vệ cơ thể, bảo vệ đường hô hấp dưới. Đáng lưu ý, có đến 95% hạt dịch tiết chứa virus lọt vào hốc mũi sẽ bị niêm dịch trong hốc mũi bắt lại, dẫn xuống họng sau đó được nuốt xuống dạ dày rồi bị tiêu diệt.
Xịt mũi, rửa mũi để bảo vệ “cửa ngõ” của cơ thể phòng các bệnh hô hấp (ảnh minh hoạ)
Tương tự như vậy đối với họng, sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên và khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào và tìm đến một tế bào mới, đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ hệ miễn dịch của con người và sẽ phát bệnh.
Vì thế, để bảo vệ “cửa ngõ” của cơ thể trong thời điểm bệnh dịch như hiện nay, chuyên gia y tế khuyến cáo nên vệ sinh mũi, họng sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, sổ mũi, viêm mũi xoang.
Video đang HOT
Nên vệ sinh mũi hàng ngày bằng xịt mũi chứa Carragelsoe – đây là hoạt chất chiết xuất từ tảo đỏ đã được chứng minh có tác dụng kháng virus phổ rộng, tiêu diệt các loại virus cảm cúm. Các nghiên cứu đã chứng minh xịt mũi chứa Carragelsoe sẽ diệt được nhiều loại virus gây cảm lạnh, cảm cúm và cún H1N1, human coronavirus và nhiều loại khác. Việc vệ sinh mũi hàng ngày bằng xịt mũi là để trả lại độ nhớt cho thảm nhầy và có thể diệt trừ vi rút gây cảm lạnh, cúm.
Đồng thời, súc họng bằng thuốc dạng dung dịch sát khuẩn để tác động làm sạch vi khuẩn, virus tại vùng hầu họng nhằm phòng bệnh hiệu quả.
Súc họng bằng thuốc dạng dung dịch sát khuẩn để tác động làm sạch vi khuẩn, virus tại vùng hầu họng nhằm phòng bệnh hiệu quả (ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên lạm dụng bơm rửa mũi nhiều hoặc xì mũi mạnh, đặc biệt là đối với trẻ em vì nếu thực hiện không đúng động tác này, vô tình lại đưa vi khuẩn vào cơ thể..
Khi phải di chuyển ra ngoài nên dùng khăn che mặt để tránh bụi bẩn bay vào mũi. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi, họng nên đến các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.
Chuyên gia y tế Australia: Trẻ em ít có khả năng nhiễm Covid-19
Giám đốc y tế Australia cho biết, tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid-19 rất thấp và nếu có bị thì triệu chứng cũng rất nhẹ hoặc không rõ rệt.
Lây lan nhanh tại hơn 60 quốc gia, Covid-19 khiến nhiều cha mẹ lo ngại về khả năng trẻ em, đối tượng có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ nhiễm bệnh.
Các nhà khoa học trên thế giới đã phân tích các trường hợp bị Covid-19 thời gian qua và kết luận rằng, trẻ em ít bị mắc Covid-19 và nếu có bị nhiễm bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Giám đốc y tế Australia Brendan Murphy.
Không nhiều trẻ em bị nhiễm Covid-19
Hiện tại, số ca bị Covid-19 trên toàn thế giới đã lên đến hơn 90 nghìn trường hợp, trong đó Trung Quốc là quốc gia có nhiều ca bệnh nhất. Theo số liệu thống kê vào cuối tháng 2, trong tổng số gần 44 nghìn ca bị Covid-19, chỉ có 416 trường hợp là trẻ em từ 9 tuổi trở xuống mắc bệnh (chiếm chưa đầy 1%). Riêng tại Australia, chỉ có 1 trẻ em nhiễm Covid-19.
Cho đến thời điểm này, tất cả các ca bệnh trẻ em bị Covid-19 là do có thành viên trong gia đình bị bệnh hoặc có tiếp xúc rất gần với người bệnh.
Qua phân tích những dữ liệu về các ca bệnh Covid-19, Giám đốc y tế Australia Brendan Murphy nhận định, tỷ lệ trẻ em bị Covid-19 là rất thấp. Bên cạnh đó, nếu có bị thì triệu chứng cũng rất nhẹ hoặc không rõ rệt.
Tuy vậy, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ lý do khiến ít trẻ em bị Covid-19. Các nhà khoa học đang tính đến ba khả năng: thứ nhất có thể là do ít trẻ em tiếp xúc với virus, thứ hai là trẻ em ít bị mắc bệnh này và thứ ba là triệu chứng bị bệnh ở trẻ em không rõ ràng nên không được phát hiện.
Covid-19 lan mạnh ở Hàn Quốc.
Các triệu chứng điển hình ở trẻ em bị Covid-19
Dựa vào các bệnh nhi ở trong nước, các bác sỹ Trung Quốc cho rằng, khi nhiễm Covid-19, trẻ em thường bị ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy hoặc đau đầu. Chưa đến một nửa số trẻ bị Covid-19 bị sốt và nhiều em không xuất hiện triệu chứng.
Ngay cả đối với trẻ sơ sinh, nhóm tuổi dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng thì khi bị Covid-19 dấu hiệu nhiễm trùng lại tương đối nhẹ.
Sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé gái 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19 ở Vĩnh Phúc khỏi bệnh.
Đối với trường hợp trẻ em duy nhất bị Covid-19 tại Australia cũng không có triệu chứng nặng và đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Vì các triệu chứng của Covid-19 ở trẻ em là nhẹ, do đó cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp trẻ em thiệt mạng vì Covid-19. Các trường hợp thiệt mạng do Covid-19 thường là những người lớn tuổi và có sẵn bệnh trong người.
Cách phòng tránh Covid-19 đối với trẻ em
Covid-19 lây lan qua các giọt nước được tạo ra khi người nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh sẽ bị lây nhiễm, khi một người chạm vào các bề mặt mà người bị bệnh đã ho hoặc hắt hơi và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
Theo cơ chế lây bệnh như trên, cách phòng Covid-19 hữu hiệu nhất đối với trẻ em, cũng như những lứa tuổi khác đó là thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay khô. Khi ho hoặc hắt xì hơi phải lấy khăn giấy hoặc lấy khuỷu tay che kín miệng. Đồng thời tránh tiếp xúc với những người không khỏe.
Trẻ em dường như ít bị nhiễm Covid-19.
Tại Australia, khẩu trang chỉ được khuyên dùng với những người đã bị Covid-19, nhằm ngăn người này lây lan bệnh sang cho người khác. Các nhà khoa học Australia cũng cho biết, có ít bằng chứng cho thấy những người khỏe mạnh đeo khẩu trang y tế, có thể giúp họ không bị lây bệnh.
Trong lúc các nhà khoa học vẫn đang đẩy nhanh việc nghiên cứu tìm ra vaccine Covid-19, thì vào thời điểm này, các gia đình cũng có thể cho các em nhỏ đi tiêm phòng ngừa cúm.
Tuy vaccine hiện tại vẫn chưa thể giúp phòng ngừa Covid-19, song lại góp phần tăng sức đề kháng của bản thân trước các bệnh cúm khác cũng không kém phần nguy hiểm.
VIỆT NGA
Theo VOV Australia
Vị trí của cơn đau đầu cảnh báo bệnh gì? Không phải mọi cơn đau đầu đều như nhau. Các thống kê cho thấy có đến hơn 150 loại đau đầu. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng là hiếm gặp. Ảnh minh họa: Shutterstock Cơn đau xuất hiện ở một số vùng đầu nhất định có thể tương ứng với những nguyên nhân và vấn đề sức khỏe khác nhau. Đau ở...