Bảo vệ cộng đồng bản địa
Trước lo ngại về việc các cộng đồng bản địa xa xôi sẽ bị bỏ quên trong cuộc chiến Covid-19, chính phủ nhiều nước đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ để những cộng đồng trên tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế hiện đại.
Ngày 14-4, Bộ trưởng Phụ nữ, Gia đình và Nhân quyền Brazil Damares Alves thông báo, từ nay đến tháng 6 chính phủ liên bang Brazil sẽ chi khoảng 904 triệu USD nhằm hỗ trợ các cộng đồng người bản địa ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Theo đó, Chính phủ Brazil dự kiến sẽ phân phối 1 triệu khẩu trang và găng tay y tế cùng 6.000 bộ kit xét nghiệm cho các bộ lạc bản địa, đồng thời cung cấp 300.000 giỏ thức ăn nhằm hạn chế người bản địa phải rời vùng đất của mình để tìm kế sinh nhai. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang cũng ban hành lệnh cấm đi vào địa phận các bộ lạc bản địa nhằm ngăn chặn sự lây lan SARS-CoV-2 tại các cộng đồng này. Hiện Brazil có khoảng 300 bộ tộc với khoảng 850.000 người sinh sống tại các vùng trên cả nước.
Video đang HOT
Australia cũng đang triển khai 45 khoản tài trợ linh hoạt để giúp 110 cộng đồng xa xôi trên khắp Australia tự bảo vệ mình trước dịch Covid-19. Cộng đồng người bản địa Warlpiri hiện sinh sống ở vùng Lajamanu nằm ở rìa sa mạc Tanami là một trong những cộng đồng bản địa xa xôi nhất Australia.
Theo ABC News, hiện con đường duy nhất vào vùng Lajamanu đã bị đóng cửa, phong tỏa cộng đồng của 600 người bản địa khỏi phần còn lại của thế giới (ảnh). Để tránh gây tâm lý hoảng loạn trong cộng đồng, chính phủ đã cử nhân viên y tế đến để giải thích về dịch bệnh và cử những bác sĩ giỏi đến đồn trú để giúp đỡ. Chọn giải pháp cách ly nghiêm ngặt các cộng đồng bản địa với xã hội hiện đại là một phần quan trọng của chiến lược chống Covid-19 được áp dụng.
CHI HẠNH
Thổ dân rừng rậm Amazon qua đời sau khi mắc COVID-19
Theo Bộ Y tế Brazil, một cậu bé 15 tuổi, người Yanomami đến từ làng Rehebe, trên sông Uraricoera (phía Bắc Brazil) đã tử vong sau khi được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2.
Một thổ dân bộ lạc Yanomami. Ảnh: Getty
Trước đó, bệnh nhân được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Đa khoa Roraima ở Boa Vista, thủ phủ bang Roraima từ ngày 3/4, và qua đời hôm thứ Năm, 9/4.
Cái chết của cậu bé người Yanomami khiến chính quyền không khỏi lo ngại về tác động của dịch COVID-19 đối với người bản địa trong rừng rậm Amazon.
Hiệp hội Người bản địa Brazil (APIB) cho biết cậu bé nói trên là người bản địa thứ 3 qua đời vì COVID-19.
Bộ lạc Yanomami chủ yếu sống trong rừng mưa nhiệt đới và miền núi phía Bắc Brazil, miền Nam Venezuela.
Đây là bộ lạc sống tách biệt lớn nhất ở Nam Mỹ, với dân số khoảng 38.000 người.
Viện Môi trường Xã hội Brazil (ISA) cho biết virus SARS-CoV-2 đã lây lan trong cộng đồng Yanomami thông qua những người khai thác mỏ trái phép.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, nguồn lây lan COVID-19 vào lãnh thổ của người Yanomami là hơn 20.000 thợ khai thác bất hợp pháp đi vào và ra khỏi lãnh thổ mà không có sự kiểm soát nào", ISA nói trong một tuyên bố.
Yanomami - như nhiều bộ lạc khác - là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trước tác động của COVID-19 và cần được bảo vệ khẩn cấp.
Brazil hiện đã ghi nhận hơn 19.943 ca mắc COVID-19, với 1.074 ca tử vong tính đến hôm nay, 11/4.
Quốc gia duy nhất trên thế giới xét nghiệm cho toàn dân để chống Covid-19 Với số dân khiêm tốn, nằm ở vị trí biệt lập, tách biệt so với các nước khác, Iceland đang có cách đối phó đại dịch Covid-19 khác biệt và nhận được nhiều lời ca ngợi. Theo New York Times, Iceland là quốc gia Bắc Âu có số dân chỉ khoảng 364.000 người. Quốc gia này hiện ghi nhận 1.675 ca nhiễm Covid-19...