Bảo vệ cổ họng để khỏi phải uống thuốc
Cổ họng rất dễ bị tổn thương và cũng dễ bị nhiễm khuẩn rất là khi trời lạnh. Để không phải “đụng đến thuốc”, các nhà khoa học có một số lời khuyên cho bạn.
Khi bạn tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, uống nước đá, cổ họng sẽ dễ bị ngứa và khó chịu, đồng thời có thể dẫn tới chứng viêm amidan và gây ho. Hậu quả, người bệnh phải uống kháng sinh để điều trị.
Để không phải “đụng đến thuốc”, tốt nhất là thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ cổ họng, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm và nhiễm khuẩn.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số phương thuốc giúp ngăn ngừa các “vấn đề” ở cổ họng:
- Nguồn nhiễm khuẩn tiềm tàng đầu tiên là bàn chải đánh răng. Vì khi để qua đêm, bàn chải có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn và tạo nên những vấn đề ở cổ họng, miệng. Các nhà khoa học khuyến cáo, mỗi sáng, trước khi đánh răng, bạn hãy nhúng bàn chải vào một ly nước muối nóng, nhằm giúp tẩy sạch các loại vi khuẩn bám trên bàn chải.
- Lá đinh hương là chất khử trùng tự nhiên và rất có ích trong việc chữa trị viêm họng. Chỉ cần nhai một lá đinh hương vào mỗi buổi sáng là đã có thể bảo vệ cổ họng trước các loại vi khuẩn.
- Nếu không thích mùi vị của lá đinh hương, bạn có thể thay thế bằng cách nhai từ năm – sáu lá húng quế vào mỗi buổi sáng. Húng quế cũng được biết đến về hiệu quả tuyệt vời trong việc bảo vệ cổ họng.
Video đang HOT
- Một phương thuốc rất đơn giản là trộn khoảng 3g – 4g nước ép củ gừng tươi với 5ml mật ong và uống vào mỗi buổi sáng, sau khi đánh răng. Bài thuốc này giúp bảo vệ cổ họng cả ngày.
- Một loại thảo dược có thể giúp bảo vệ cổ họng là nghệ. Củ nghệ có đặc tính chống dị ứng, giúp bảo vệ cổ họng chống lại các nguồn lây bệnh do dị ứng. Để đạt hiệu quả, bạn hãy uống nửa tách nước nóng hòa với 5g muối và một nhúm bột nghệ. Sử dụng bài thuốc này vào mỗi tối, đặc biệt trong những mùa dễ bị dị ứng, để bảo vệ cổ họng.
- Tập thói quen súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi tối, trước khi đi ngủ và sau khi đánh răng. Thói quen này rất tốt, giúp tẩy sạch cổ họng và miệng, đồng thời giúp bảo vệ cổ họng trước nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Nhiều người thường bị những vấn đề về cổ họng và ống cuống phổi do không khí ô nhiễm. Trường hợp này, chỉ cần nhai một miếng đường thốt nốt nhỏ, sẽ mang lại lợi ích đáng kể. Đường thốt nốt giúp tẩy sạch bụi bặm, các chất kích thích khác trong cổ họng và trong các ống cuống phổi.
Theo VNE
Thêm bệnh do... uống thuốc
Có hàng trăm tên biệt dược có paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược chất khác dễ nhầm lẫn dẫn đến sử dụng quá liều gây hoại tử gan không hồi phục rồi tử vong.
Tại bệnh viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia (Hà Nội) vào tháng 9-10/2009, bệnh nhân suy gan ở các nơi chuyển đến, nằm la liệt cả ra hành lang bệnh viện. Hỏi thăm được biết đa số là do uống thuốc hạ sốt có paracetamol, mới thấy cái lợi và hại của paracetamol.
Paracetamol còn có tên là acetami nophen là một loại thuốc hạ sốt giảm đau giống aspirin, nhưng có nhiều ưu điểm hơn aspirin là: dùng được cho nhiều người, kể cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, người sốt do virus, người bệnh dạ dày... Do đó, nó được sử dụng rất rộng rãi trong gia đình cũng như trong bệnh viện. Có các dạng thuốc: uống, tiêm, đặt hậu môn.
Hiểm họa tiềm ẩn của các loại thuốc uống có paracetamol
Mê trận đồ
Có hàng trăm tên biệt dược có paracetamol đơn độc hoặc phối hợp với nhiều dược chất khác (bác sĩ, dược sĩ nếu không được xem hộp thuốc thì nhiều khi cũng không đoán ra được).
Có 2 tên thuốc gốc (trong đơn hướng dẫn dùng thuốc, biệt dược này thì dùng tên paracetamol, biệt dược kia thì dùng tên acetaminophen) người không có chuyên môn sẽ tưởng là 2 loại thuốc khác nhau, dễ bị trùng lắp gây quá liều paracetamol.
Điều trị một trẻ ngộ độc do quá liều paracetamol.
Thuốc uống có nhiều dạng bào chế khác nhau gồm có: thuốc viên có các loại như: viên nén thường, viên nén bao phim, viên nén giải phóng chậm, viên nén sủi, viên nang cứng (nhộng). Thuốc bột thường gói, thuốc bột sủi gói. Thuốc cốm gói. Thuốc nước có các loại như: si-rô, dung dịch, nhũ dịch. Với các hàm lượng thuốc khác nhau. Với các dược chất phối hợp khác nhau (từ 1 - 6 dược chất phối hợp).
Độc tính của paracetamol khi dùng đường uống
Khi vào ruột có khoảng 4% lượng paracetamol biến thành chất độc hại gan (N-acetyl-benzoquinonimin). Gan phải huy động glutathion (chất tạo sức đề kháng của cơ thể) để hóa giải thành chất không độc, đào thải ra ngoài. Khi lượng paracetamol uống vào nhiều, sẽ làm cạn kiệt glutathion của gan. Lượng chất độc do paracetamol sinh ra sẽ tích lại, phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử gan không hồi phục rồi tử vong (điều này: các nhà sản xuất thuốc chưa cảnh báo trong đơn hướng dẫn dùng thuốc, nhiều sách tra cứu thuốc cũng chưa ghi).
An toàn cho người dùng thuốc
Không đau nhức, không sốt cao trên 38,50C không uống thuốc có paracetamol.
Khi uống thuốc có paracetamol liều cao hoặc kéo dài nên uống thuốc bảo vệ gan (như silymarin, fortec).
Khi vào bệnh viện: phải báo cho bác sĩ biết lượng paracetamol đã uống (để bác sĩ tiên lượng, tránh ngộ độc).
Nếu không đau nhức, không sốt cao mà bác sĩ vẫn cho thuốc có paracetamol thì không được uống mà phải hỏi lại bác sĩ.
Khi dùng thuốc có paracetamol (uống, tiêm hoặc đặt hậu môn) không được dùng: bia, rượu hoặc các thức uống có cồn. Các loại thuốc như: isoniazit (chống lao), carbamazepin, phenobarbital, phenothiazin, thuốc chống tăng huyết áp.
Khi dùng paracetamol đường uống: nếu là viên nén thường nên đặt thuốc dưới lưỡi rồi ngậm một ít nước cho viên thuốc trương ra (sau đó nuốt hết nước), tiếp tục ngậm cho đến khi tan hết thuốc (thuốc ngấm vào máu như tiêm mạch vậy). Khi hết đau nhức, hết sốt cao mà miệng vẫn còn thuốc chưa tan hết thì cũng nhổ bỏ rồi súc miệng cho sạch thuốc.
Theo VNE
Thời điểm tốt nhất uống thuốc Đông y Các thuốc bồi bổ nên uống vào sáng sớm khi chưa ăn sáng; các thuốc có tác dụng kiện vị, tả hạ, khu trùng (trừ giun) nên uống lúc bụng đói, trước khi ăn... Thuốc có hiệu quả hay không ngoài việc dùng đúng bệnh và sắc đúng cách còn phụ thuộc vào thời gian uống thuốc có hợp lý hay không. Để...