Bảo vệ chủ quyền, mỗi người Việt phải khắc cốt ghi tâm bài học lịch sử
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm chiến tranh Giáp Ngọ để ghi nhớ “quốc nhục”, quyết phát triển hải quân để bành trướng ở các vùng biển…
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sịna Trung Quốc)
Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc ngày 25 tháng 7 có bài viết nói về cuộc chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật trước đây. Ngày 25 tháng 7 năm 2014 là tròn 120 năm nổ ra chiến tranh Giáp Ngọ, sau khi trải qua sự “luân hồi” 2 giáp, hậu quả để lại của cuộc chiến tranh làm thay đổi Đông Á này vẫn đang “giày vò” khu vực này.
Ngày 25 tháng 7, tàu chiến của Hạm đội Bắc Hải, Trung Quốc đã nổi còi ở khu vực cũ Giáp Ngọ của đảo Lưu Công tổ chức lễ ghi nhớ về cuộc chiến tranh này, trong khi đó Hàn Quốc cũng không quên những ngày tháng này.
Còn ở Nhật Bản hầu như không có hoạt động kỷ niệm công khai, những ghi nhớ về Giáp Ngọ vẫn xuất hiện trên báo chí, nhưng phần lớn cho rằng Trung Quốc lợi dụng kỷ niệm Giáp Ngọ để kiềm chế Nhật Bản.
Tờ “Hankook Ilbo” Hàn Quốc bình luận cho rằng, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay do “tranh chấp lãnh thổ” và vấn đề lịch sử, đang nằm trong trạng thái hết sức căng thẳng, nhìn ở góc độ này, chiến tranh Giáp Ngọ trước đây hầu như còn chưa kết thúc, nó vẫn là yếu tố quan trọng chi phối tình hình và vận mệnh của Đông Bắc Á.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sịna Trung Quốc)
Trung Quốc tổ chức kỷ niệm rầm rộ về chiến tranh để “bành trướng trên biển”?
Tờ “Đại công báo” Hồng Kông cho rằng, ngày 25 tháng 7 về trước 120 năm, cuộc chiến tranh trên biển đã nổ ra đánh dấu chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật bùng nổ; sau 120 năm, hôm nay, Hạm đội Bắc Hải đến đảo Lưu Công, Uy Hải, triển khai hoạt động kỷ niệm để thề thốt, cho tàu chiến nổi còi, tiến hành tưởng niệm người đã khuất…
Một kênh thời sự trên truyền hình Nhật Bản thì cho rằng, ngày 25 tháng 7, Quân đội Trung Quốc tổ chức hoạt động kỷ niệm ở Liêu Ninh, 200 binh sĩ biên phòng và phòng cháy chữa cháy tổ chức tưởng niệm ở thành phố Bàn Cẩm. 120 năm trước, hơn 20.000 quân Nhật phát động đợt tấn công, quân Thanh (Trung Quốc) thất bại với hơn 2.000 người thiệt mạng, là một chiến dịch gay cấn nhất trong chiến tranh Giáp Ngọ, ở đó hiện nay Trung Quốc vẫn lưu giữ những dấu tích của cuộc chiến này.
Theo đài BBC Anh, để kỷ niệm chiến tranh Giáp Ngọ, các doanh nghiệp các tư nhân tỉnh Liêu Ninh đã đóng góp 37 triệu nhân dân tệ, dùng tỷ lệ 1:1 để phục chế tàu Chí Viễn được dùng trong chiến tranh trước đây. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào tháng 9 tới, tàu Chí Viễn sẽ trở thành vật trưng bày lâu năm ở bảo tàng hải chiến Giáp Ngọ.
Có bài viết trên truyền thông Nhật Bản cho rằng, “Trung Quốc có khả năng lợi dụng kỷ niệm tròn 120 năm chiến tranh Nhật-Thanh tiếp tục đòi đảo Senkaku là của Trung Quốc”.
Theo bài viết, ngày 25 tháng 7 là ngày xảy ra hải chiến đầu tiên của chiến tranh Nhật-Thanh (cách nói về cuộc chiến của Nhật Bản). Trung Quốc xác định cuộc chiến này là cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc lần thứ nhất của Nhật Bản, đồng thời còn chủ trương đảo Senkaku bị Nhật Bản lấy đi thông qua Hiệp ước giảng hòa chiến tranh Nhật-Thanh.
Hãng tin Jiji Press Nhật Bản cho rằng, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc gọi nguyên nhân thất bại của nhà Thanh (Trung Quốc) là do quân đội thối nát, điều này cho thấy ý thức nguy cơ của Trung Quốc đối với tiêu cực trong quân đội.
Cùng này, hãng tin này còn cho rằng, nhân dịp tròn 120 năm chiến tranh Giáp Ngọ, Trung Quốc đã triển khai hoạt động tuyên truyền lịch sử, những hoạt động tuyên truyền này có mục đích kiềm chế Nhật Bản.
Tờ “Dong-a Ilbo” Hàn Quốc cho rằng, Trung Quốc không quên nỗi nhục xưa, muốn thông qua thức tỉnh sâu sắc lịch sử để tiến hành trỗi dậy trên biển. Tờ “Kinh tế hàng ngày” Hàn Quốc cho rằng, các khu vực ở Trung Quốc đang dùng các loại hình thức để kỷ niệm lịch sử năm Giáp Ngọ, để không quên “quốc nhục”.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sịna Trung Quốc)
Theo bài báo, “Giấc mơ Trung Quốc” của Tập Cận Bình chính là bắt đầu từ xây dựng hải quân, chiếc tàu sân bay đầu tiên (Liêu Ninh) đã xuống nước, dự kiến mục tiêu đầu tiên của nó chính là chiếm lấy đảo Senkaku, hòn đảo mà Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã cướp đi trong chiến tranh Thanh-Nhật.
Video đang HOT
Theo bài viết, chiến trường của chiến tranh Thanh-Nhật trước đây chính là bán đảo Triều Tiên, mà cuộc chiến tranh này là chiến dịch then chốt phá vỡ trật tự Đông Á “lấy Trung Quốc làm trung tâm” trong mấy nghìn năm qua, giúp cho Nhật Bản bước lên vũ đài lịch sử một cách toàn diện.
Nhưng, theo bài báo, đối với Triều Tiên, chiến tranh Thanh-Nhật là “sự bắt đầu của những tháng ngày đen tối lâu dài dưới sự thống trị thực dân của Nhật Bản, dân tộc suýt nữa bị tiêu vong”. Người Hàn Quốc đến nay đã sớm quên đi giai đoạn lịch sử này, điều này đáng để cảnh giác.
Việt Nam: Ghi nhớ lịch sử, biến truyền thống thành sức mạnh vô địch
Trên đây là nội dung chính của bài viết trên báo Trung Quốc. Đối với vấn đề lịch sử, Việt Nam chúng ta cũng cần ứng xử cho khách quan và thức tỉnh cho sâu sắc.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ngăn cản không cho cứu ngư dân của tàu cá này.
Bởi vì, với âm mưu độc chiếm Biển Đông, với bản chất bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thì chúng ta phải luôn có ý thức đề phòng, cảnh giác hết sức sâu sắc và thường xuyên, liên tục. Chỉ có ghi nhớ các bài học lịch sử từ “truyền thống xâm lược” (liên tục) ở phương Bắc thì ta mới là người “lúc an lo lúc nguy”.
Mỗi người Việt Nam cần luôn ghi nhớ Việt Nam từng chịu đau thương qua ngàn năm Bắc thuộc, rồi các cuộc chiến tranh chống Hán, Tống, Nguyên Mông, Thanh để bảo vệ nền độc lập; tiếp theo là quân Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam sau khi ta giành độc lập để “dấy máu ăn phần”, tiếp đến là Trung Quốc có ý đồ chia cắt Việt Nam làm đôi trong chiến tranh chống Mỹ.
Đặc biệt, Trung Quốc dùng quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974, tiến hành chiến tranh xâm lược miền bắc Việt Nam năm 1979, xâm lược tiếp một số đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vào các năm 1988, 1995… Hơn nữa, những năm gần đây, phát huy truyền thống, Trung Quốc đã thực hiện chính sách “thực dân mới” lấn dần trên Biển Đông, cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, cho quân xuống tận bãi ngầm James tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp…
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm dã man tàu kiểm ngư của Việt Nam, nhìn vào tốc độ và hướng đâm thì nó định đâm chìm tàu kiểm ngư KN951 của Việt Nam.
Trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc ngày càng khiêu khích, hung hăng, uy hiếp đe dọa để đạt mục tiêu đen tối, cụ thể như Trung Quốc đã cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” đòi “quản lý” cả quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh của Việt Nam; hung hăng đến vùng biển Việt Nam để cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, cho giàn khoan 981, tàu chiến, máy bay quân sự… vào cắm phi pháp, khủng bố dã man (đâm chìm tàu cá, đâm húc tàu chấp pháp)… Những hành động này được xác định là một hành động xâm lược tiếp theo của Trung Quốc đối với vùng biển chủ quyền của Việt Nam…
“Truyền thông xâm lược” nêu trên của Trung Quốc rõ ràng không thể không cảnh giác, đề phòng, thậm chí phải mãi mãi khắc ghi. Là nước luôn phải chống chọi với nhiều kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần, Việt Nam ý thức rõ chủ quyền đất nước, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Dân tộc Việt Nam ta luôn có lòng nồng nàn yêu nước. Vì vậy, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời gian qua, lòng yêu nước đó lại trở thành một làn sóng mạnh mẽ, cả trong và ngoài nước, từ người lãnh đạo cấp cao nhất đến người dân bình thường nhất, từ già đến trẻ… đã tạo nên sức mạnh vô địch, đập tan ý đồ bành trướng, khủng bố, làm cướp biển trên Biển Đông.
Khắc ghi các bài học lịch sử, Việt Nam sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của mình theo luật pháp quốc tế, đập tan mọi thế lực nhòm ngó từ bên ngoài, đem lại không gian sinh tồn, phát triển trường tồn cho dân tộc.
Trung Quốc ưu tiên biên chế tàu chiến tiên tiến cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông, được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền là để “ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải” (yêu sách chủ quyền bất hợp pháp)
Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” bất hợp pháp
Trung Quốc chủ động cho tàu bắn cháy cabin của tàu cả QNg 96382 của Việt Nam
Trung Quốc gọi thầu thăm dò-khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Trung Quốc cắm giàn khoan phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Máy bay, tàu chiến Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc cho quân xuống tận bãi ngầm James – phía nam Biển Đông để đòi chủ quyền.
Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo phi pháp ở vùng biển Trường Sa vào tháng 3 năm 2013
Trung Quốc mưu đồ lấn biển, xây các đá ngầm đã xâm lược của Việt Nam thành các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự để phục vụ cho độc chiếm Biển Đông.
Cảnh sát biển Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
Lực lượng kiểm ngư Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam không đổi chủ quyền thiêng liêng lấy hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc.
Theo Giáo Dục
Báo Mỹ: Đã đến lúc Washington bán vũ khí, giúp Việt Nam tự vệ
Tờ Wall Street Journal hôm 15/7 đăng bài viết của hai chuyên gia về an ninh châu Á của Mỹ cho rằng, đã đến lúc Mỹ nên bán vũ...
Tờ Wall Street Journal hôm 15/7 đăng bài viết của hai chuyên gia về an ninh châu Á của Mỹ cho rằng, đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để tăng khả năng tự vệ trước Trung Quốc, và cũng là "phản ứng cơ bắp" của Mỹ trước sự hung hăng thái quá của Trung Quốc trong khu vực.
Hôm qua, Wall Street Journal đăng bài viết của hai tác giả là ông Richard Fontaine, Chủ tịch Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS); và ông Patrick M. Cronin, cố vấn cao cấp và Giám đốc cấp cao của Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương (thuộc CNAS).
Theo tác giả bài báo, hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014 của Trung Quốc đồng nghĩa với việc nước này đã coi thường luật pháp quốc tế, mưu đồ tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động xa hơn trên Biển Đông. Washington và các đối tác châu Á đang phải vật lộn để điều chỉnh một phản ứng thích hợp với hành vi này.
Mỹ có một lợi ích trong việc chống lại sự áp đặt của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và thúc đẩy một hệ thống mở, dựa trên luật lệ ở khu vực vốn đã tạo điều kiện các nền kinh tế châu Á phát triển. Tuy nhiên, việc Trung Quốc huy động các lớp tuần tra của tàu quân sự, tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá thành vòng vây xung quanh giàn khoan dầu đã khiến mối nguy hiểm của sự leo thang rõ ràng.
Theo hai tác giả bài báo, đã đến lúc Mỹ nên bán vũ khí cho Việt Nam để tăng khả năng phòng thủ trước Trung Quốc
Tác giả nhận định, việc đâm tàu đối phương là một chiến thuật thông thường của Bắc Kinh và trên thực tế, một số tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Mỹ làm thế nào để phản ứng với những hành vi cưỡng bức đó của Trung Quốc cho hiệu quả ?
Câu trả lời nằm trong mối quan hệ với Việt Nam. Năng lực tự vệ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đang bị đe doạ bởi sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Trong khi đó, Washington và Hà Nội lại chỉ có những bước đi rất khiêm tốn để bình thường hóa quan hệ quân sự thông qua các cuộc tập luyện chung và đối thoại chiến lược. Thay vì chỉ có những động thái "dè dặt" như trước, Mỹ nên thực hiện các bước bổ sung để tăng cường khả năng tự vệ của Việt Nam mà trong đó, quan trọng nhất, Mỹ nên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Phạm vi và chủng loại hỗ trợ quân sự trực tiếp của Mỹ cho Việt Nam phải được liên kết với những cải tiến có thể ở vài lĩnh vực. Việc này cũng nên được giới hạn ở những loại vũ khí phòng thủ hữu ích nhất trong việc đối phó sự tấn công từ bên ngoài như: hệ thống cảnh báo hàng hải, tàu hộ vệ và các tàu thuyền khác, vũ khí chống hạm.
Trong buổi điều trần gần đây trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Đại sứ Mỹ đang được đề cử tại Việt Nam, ông Ted Osius đã cho thấy dấu hiệu sẵn sàng của chính quyền Obama xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Hiện dự thảo về việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương này đang được lưu hành ở Quốc hội Mỹ. Chính quyền Obama có thể tự dỡ bỏ lệnh cấm này, kể từ khi lệnh cấm hiện tại được gắn với một sắc lệnh và không điều chỉnh theo luật pháp Mỹ. Tuy nhiên, một sự chứng thực mạnh mẽ từ Quốc hội Mỹ cùng với hành động thực tế của cơ quan hành pháp sẽ là minh chứng rõ ràng và có sức nặng nhất cho hành động này.
Tàu hải quân Việt Nam
Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sẽ giúp tăng cường năng lực răn đe của Việt Nam khi nước này đang chịu áp lực gia tăng từ nước láng giềng. Điều này cũng hoàn toàn tự nhiên nối tiếp quyết định vào năm 2007 của chính quyền Bush cho phép xuất khẩu các mặt hàng quốc phòng không gây chết người sang Việt Nam.
Việc bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam cũng sẽ củng cố các yếu tố khác của mối quan hệ song phương Việt - Mỹ, trong đó có chuyến viếng thăm cảng của Hải quân Mỹ và sự hợp tác ngoại giao với các nước có tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông như Malaysia và Philippines. Điều này sẽ không chỉ đại diện cho một bước tiếp theo hợp lý trong lộ trình dài hướng tới việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, mà cũng có thể phục vụ như một chất xúc tác tiềm năng cho việc mở cửa hơn nữa của Việt Nam.
Những tiến bộ thực hiện bởi hai nước kể từ khi bắt đầu bình thường hóa quan hệ là rất phi thường. Từ chỗ là kẻ thù, năm ngoái (2013) hai nước đã ký Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Mỹ, nhằm nâng cao năng lực hàng hải và đẩy mạnh quan hệ kinh tế song phương. Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước Đàm phán hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hà Nội ủng hộ một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời duy trì quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Washington.
Tàu hộ vệ của hải quân Mỹ từng ghé thăm Đà Nắng
Trong khi đó, những động thái mới nhất của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Việt Nam sẽ khó có thể là cuối cùng. Trung Quốc sẽ còn tiếp tục đưa các giàn khoan dầu, tàu cá, lực lượng hải quân và không quân đến khu vực này. Trung Quốc sẽ tiếp tục khai thác tài nguyên, áp đặt luật lệ của mình, yêu sách đòi các vùng đất, và cố làm cho tuyên bố trắng trợn sở hữu của Biển Đông thành hiện thực.
Mỹ cần cách tiếp cận ngoại giao cơ bắp hơn đối với hành vi xấu này của Trung Quốc. Và một phần của phương pháp tiếp cận này là phải cộng tác chặt chẽ hơn với Việt Nam, một trong số ít các quốc gia kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình.
Trong bốn thập niên kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, hai kẻ thù thời chiến tranh lạnh đã trở thành đối tác mới, trong một môi trường chiến lược đang biến đổi bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ và Việt Nam đều tìm kiếm các mối quan hệ hiệu quả với Bắc Kinh cũng như cùng chống lại các hành vi thái quá của Trung Quốc, nhưng cũng phải thừa nhận rằng khả năng tự vệ là rất quan trọng khi đối mặt với sự quyết đoán của Trung Quốc. Bây giờ là lúc Mỹ giúp Việt Nam tự vệ.
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc lắp trái phép 9 bộ điện thoại vệ tinh trên Hoàng Sa Báo Trung Quốc ngày 14/7 đưa tin, nước này đã hoàn thành lắp đặt 9 bộ điện thoại vệ tinh hàng hải và các thiết bị thông tin khác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo Hải Nam (hinews.cn) của Trung quốc ngày 14/7 đưa tin: Chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung...