Bảo vệ căn cứ không quân, Nga dồn dập không kích Idlib
Các lực lượng Nga và Syria đã bắt đầu lại các cuộc tấn công quy mô lớn vào thị trấn trọng điểm Kabani (bắc Latakia).
Theo nguồn tin quân sự của tờ Almasdar, các máy bay phản lực Nga từ căn cứ không quân Hmeimim đã dẫn đầu các cuộc tấn công, yểm trợ cho lực lượng bộ binh mặt đất của Syria nhằm vào vị trí của khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) tại Kabani.
Sư đoàn 4 Thiết giáp của quân đội Ả Rập Syria (SAA) đã tham gia các chiến dịch này. Đáng chú ý, các cuộc pháo kích từ các bệ phóng Golan-1000 đã đánh trực tiếp vào hàng phòng thủ của lực lượng thánh chiến.
Đây là đợt tấn công thứ 2 của liên quân Nga-Syria vào Kabani trong vòng 24 tiếng từ ngày 12/5. Tuy nhiên, bất chấp các đòn tấn công dữ dội, liên quân này vẫn chưa thể vượt qua hàng phòng thủ của HTS ở cao điểm 1154, khu vực phía nam sườn núi Al-Zuwayqat.
Mục đích chiến dịch này, thông tin từ một chỉ huy của Sư đoàn 4 giấu tên của Syria cho biết họ đang tìm cách kiểm soát toàn bộ khu vực chiến lược Kabani để thiết lập vành đai an toàn, phong tỏa các hoạt động quân sự của HTS từ Idlib nhằm vào Latakia, cụ thể là căn cứ không quân Nga tại đây.
Chiến đấu cơ Nga cất cánh xuất kích ở căn cứ quân sự Hmeimim
Sớm ngày 12/5, không quân Nga cũng phát động các cuộc không kích quy mô lớn ở khu vực Sheir Magher, tây bắc Hama, giáp với các căn cứ quân sự của HTS ở nam Idlib.
Đáng chú ý, các đợt tấn công này nằm ngay sát với vị trí khu vực mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đặt các trạm quan sát để kiểm tra, giám sát tình trạng thực hiện thỏa thuận ngừng bắn ở khu phi quân sự Idlib.
Từ lâu, Syria đã công khai chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ thiếu trách nhiệm trong việc ép các nhóm khủng bố rời khỏi Idlib trong hòa bình, và khẳng định thỏa thuận Sochi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại. Về phía Nga, Moscow cũng khẳng định đứng về phía Syria hoàn toàn trong cuộc chiến chống khủng bố.
Video đang HOT
Nhìn vào bản đồ các khu vực mà Nga-Syria thực hiện tấn công dồn dập trong hai ngày qua cho thấy rằng, tỉnh Latakia đang được quân đội Nga ưu tiên thiết lập vành đai an toàn đặc biệt. Từ các trận đánh Tây Bắc Hama và Đông Bắc Latakia, có thể thấy rằng liên quân này đang muốn tạo một cánh cung che chắn trải dài từ Tây Nam và Nam Idlib, nhằm ngăn chặn khủng bố xâm nhập được vào tỉnh Latakia, tạo ra những đe dọa cho căn cứ không quân Hmeimim.
Thời gian qua, quân đội Nga cũng lên tiếng về việc đã có liên tiếp các cuộc pháo kích và bắn rocket nhằm vào căn cứ không quân này, tuy nhiên các vũ khí phòng thủ của Nga đã chặn đứng các cuộc tấn công và không có thiệt hại nào đáng kể.
Hmeimim có giá trị quan trọng với Nga trong cục diện toàn chiến trường Syria nói riêng và cục diện địa chính trị Trung Đông – Đông Địa Trung Hải nói chung. Hmeimim và Tartus là sự phối hợp không quân – hải quân, đảm bảo cho khả năng tác chiến chi phối toàn khu vực của Nga.
Vì thế, việc phải mở các cuộc tấn công quy mô lớn để cô lập, đưa Latakia vào vòng an toàn là điều mà Moscow cùng Damascus buộc phải thực hiện.
Minh Hoàng
Theo baodatviet
Su-25 quay lại Idlib, Mỹ bỗng nói giọng nhân đạo ở Syria
Tiêm kích Su-25 của Nga đã quay trở lại chiến trường Syria để tăng viện cho các hoạt động không kích vào Idlib.
Thông tin từ tập đoàn Image Sat International có trụ sở ở Israel đã công bố một bức ảnh vệ tinh mới nhất về căn cứ không quân Hmeimim của Nga hôm 15/3. Theo đó, các căn cứ này đã cho thấy sự trở lại của các máy bay Sukhoi Su-25.
Động thái này của không quân Nga diễn ra chỉ vài ngày sau khi họ tiến hành chiến dịch tấn công quy mô lớn vào các vị trí của Hay'at Tahrir al-Sham (HTS) gần thủ phủ tỉnh Idlib.
Tờ Almasdar dẫn nhiều nguồn tin khẳng định, đã không còn gì bí mật khi Quân đội Ả Rập Syria (SAA) và quân đội Nga đã phối hợp tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn để tiêu diệt các phần tử khủng bố và lực lượng thánh chiến khỏi khu vực Idlib, từng là vùng phi quân sự trước đây.
Cuối năm 2018, sau khi hoàn thành chiến dịch giải phóng miền Nam Syria, Nga đã cho các máy bay tiêm kích Su-25 về nước. Mẫu máy bay này có khả năng tấn công mặt đất hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong quân đội Nga trong các nhiệm vụ ném bom oanh tạc, hô trợ tấn công mặt đất.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Su-25 đã quay lại Syria
Việc tấn công vào Idlib được giới quan sát đánh giá là chiến dịch cuối cùng mà quân đội Nga và SAA thực hiện tại Syria nhằm thống nhất lãnh thổ quốc gia này sau nhiều năm chia cắt. Chính Moscow cũng đã nhiều lần khẳng định mục tiêu cao nhất là đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ cho đồng minh Syria.
Tính đến thời điểm hiện tại, miền Đông Syria đang thuộc quản lý của Lực lượng Dân chủ Syria SDF với nòng cốt là người Kurd. Sau khi Mỹ tuyên bố rút quân, SDF đã tiến hành thảo luận với Damascus để tìm kiếm một giải pháp chính trị, thay vì đối đầu đòi tự trị và lập nước như trước đây.
IS không còn kiểm soát % lãnh thổ nào ở Syria. Nơi vẫn bị cát cứ và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát khủng bố chỉ còn Idlib. Hiện tại, HTS là nhóm khủng bố có sức mạnh lớn nhất Idlib, với khoảng 45.000 tay súng và kiểm soát khoảng 80% lãnh thổ tỉnh Idlib, Hama.
Cuộc chiến Idlib đã bị trì hoãn từ tháng 9/2018 cho đến nay. Thời điểm đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất với nhau về một thỏa thuận ngừng bắn, nhằm phân loại khủng bố và nổi dậy ôn hòa (đa phần được Ankara hậu thuẫn chiếm đóng lãnh thổ Syria).
Tình trạng ngừng chiến ấy kéo dài cho đến nay và đã đến lúc Nga buộc phải hành động. Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn ủng hộ quyết định này, nhưng họ không có lựa chọn khác bởi Moscow là người có tiếng nói lớn nhất trong cuộc khủng hoảng Syria tại hiện tại.
Điều đáng chú ý, Mỹ cũng là một thế lực không hề mong muốn cuộc chiến này diễn ra. Ngay sau khi các chiến dịch quân sự bùng phát hồi giữa tuần, Washington lập tức lên tiếng vũ khí của Moscow và SAA đã làm thiệt hại hàng trăm dân thường và "con số này đang tăng lên hàng ngày sau mỗi quả bom được thả xuống Idlib".
Tiêm kích Nga thả bom trên chiến trường Syria
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Moscow cần hạn chế hoặc chấm dứt các hoạt động không kích quy mô lớn bởi cuộc chiến tại đây sẽ là một thảm họa nhân đạo với người dân Idlib. Vậy vì sao, Mỹ bất ngờ lớn tiếng lo lắng cho tình trạng mạng sống của người dân Syria?
Thứ nhất, Idlib vốn có nguy cơ trở thành một "nồi hầm" đúng nghĩa đen khi trước khi có thỏa thuận Sochi hồi tháng 9/2018, các chuyên gia Nga đã phân tích cuộc chiến tại đây có thể dẫn đến xung đột giữa hơn 100.000 tay súng cho tất cả các bên và ảnh hưởng trực tiếp tới 2 triệu dân thường.
HTS là một tổ chức khủng bố và việc mang thường dân ra làm lá chắn sống là điều khả dĩ nhất chúng có thể làm để tránh bị không kích. Bản thân các vũ khí hạng nặng như xe tăng, các hệ thống pháo, căn cứ chỉ huy... đều được HTS đặt cạnh các vị trí dân sự như trường học, bệnh viện. Vì thế, những cảnh báo của Mỹ là có cơ sở trong trường hợp của Idlib lần này.
Thứ hai, quân đội Mỹ là lực lượng thường xuyên bị tố cáo gây ra các thiệt hại về thường dân sau mỗi cuộc không kích của họ trên đất Syria. Việc lên tiếng về Idlib lần này là cơ hội tốt nhất để Washington có thể hạ bệ uy tín Moscow và vớt vát danh tiếng cho mình.
Thứ ba, để Nga tiến hành chiến dịch vào Idlib lúc này là điều không thể khiến Washington thấy thoải mái. Trước đó đã có nguồn tin Mỹ tài trợ cho HTS để xây dựng lực lượng khủng bố mới kế cận cho IS đã bị tiêu diệt. Moscow tham chiến, kế hoạch này của Mỹ bị diệt trong trừng nước.
Mỹ chỉ nỗ lực duy trì tình trạng hiện tại ở Idlib. Còn lực lượng cát cứ là còn chiến tranh, khủng hoảng ở Syria sẽ không chấm dứt.
Điều này sẽ lôi Nga và đồng minh của họ vào một cuộc chiến dài hơi, tốn kém. Cuộc chiến mà Mỹ đa phải tuyên bố rút quân vì thua Nga trong toàn bộ cục diện ở Syria.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Quân đội Syria dội bão lửa chiếm thị trấn chiến lược của phiến quân Các lực lượng chính phủ Syria vừa chiếm được thị trấn Qalaat al-Madiq chiến lược của phiến quân sau trận giao tranh ác liệt ở tây bắc Syria, một số cư dân địa phương và Cơ quan Giám sát nhân quyền Syria cho biết hôm 9.5. Quân đội Syria, được Không quân Nga yểm trợ, đã tiến hành các hoạt động trên bộ...