Bảo vệ các loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng
Ngày 17/11, Hội nghị lần thứ 19 Các bên tham gia Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp – CITES (COP-19) tại Panama đã có bước đi quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác bảo vệ các loài cá mập, vốn đang bị săn bắt nghiêm trọng để lấy vây.
Cá mập tại vùng biển ngoài khơi đảo Polynesia, Pháp. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Một ủy ban của COP-19 đã thông qua đề xuất đưa các loài cá mập mắt trắng ( Requiem) và cá nhám búa (Hammerhead) vào Phụ lục II trong CITES. Phụ lục này bao gồm các sinh vật chưa bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng có nguy cơ cao nếu không giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán liên quan.
Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) ủng hộ việc đưa cá mập vào phụ lục này, cho biết cá mập mắt trắng chiếm ít nhất 70% trong hoạt động mua bán vây cá mập. Theo chuyên gia Luke Warwick của WCS, thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cá mập. Cá mập, vốn đóng vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái đại dương, là nhóm sinh vật có xương sống bị đe dọa cao thứ hai trên Trái Đất.
Video đang HOT
Thị trường cá mập có giá trị lên tới 500 triệu USD/năm. Tại Đông Á, vây cá mập có giá khoảng 1.000 USD/kg, đây là nguyên liệu chính trong món súp vây cá mập được ưa chuộng. Họ cá mập mắt trắng bao gồm các loại cá mập hổ, cá mập da trơn và cá mập sọc trắng.
Các nhà sinh học biển ước tính mỗi năm có 100 triệu con cá mập bị giết, đẩy loài săn mồi này vào nguy cơ tuyệt chủng và hệ sinh thái đại dương trên bờ vực sụp đổ. Hội nghị lần này bao gồm 52 đề xuất điều chỉnh mức độ bảo vệ đối với một số loài như cá sấu, thằn lằn, rắn, rùa nước ngọt và một số loài thực vật. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại phiên họp kín của hội nghị COP-19 vào ngày 25/11 tới. Các nhà nghiên cứu nhận định nếu được thông qua, các đề xuất này sẽ giúp bảo vệ một lượng lớn cá mập.
Công tước CITES có hiệu lực vào năm 1975, quy định về việc buôn bán khoảng 36.000 loài động thực vật, cung cấp cơ chế giúp triệt phá các hoạt động thương mại bất hợp pháp. Có 183 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) là thành viên của công ước.
Hội nghị Đại dương LHQ hướng tới vẽ bản đồ đáy biển vào năm 2030
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 27/6 cho biết mục tiêu vẽ bản đồ 80% đáy biển vào năm 2030 cần được khởi động nhằm bảo vệ các đại dương trên thế giới.
Cá mập tại vùng biển ngoài khơi đảo Polynesia, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu khai mạc Hội nghị Đại dương 2022 của LHQ đang diễn ra ở thủ đô Lisbon (Bồ Đào Nha), Tổng thư ký Guterres kêu gọi các chính phủ trên khắp thế giới "hãy nâng tầm tham vọng của mình nhằm cứu sống các đại dương". Ông nhấn mạnh phải giảm ô nhiễm dưới mọi hình thức để bảo vệ "người dân đang sống phụ thuộc vào biển khỏi các tác động của biến đổi khí hậu".
Theo Tổng thư ký, cần tạo ra các cấu trúc hạ tầng mới ở vùng duyên hải và lĩnh vực vận tải biển phải cam kết giảm khí thải CO2 xuống mức 0 vào năm 2050.
Về phần mình, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa cũng kêu gọi vẽ bản đồ các vùng biển và tăng đầu tư giáo dục về môi trường. Ông Sousa nói: "Hội nghị tại Lisbon lần này không chỉ là một dấu hiệu cho thấy vẫn còn cơ hội cho hòa bình, chủ nghĩa đa phương, đối thoại, hợp tác, mà còn là dấu hiệu cho thấy chúng ta sẽ hành động nhanh hơn nữa".
Tại hội nghị, Thủ tướng Antonio Costa đưa ra cam kết xếp loại 30% khu vực biển quốc gia vào năm 2030 và đưa toàn bộ các vựa cá của quốc gia vào giới hạn sinh thái bền vững. Ông Costa cho biết: "Chính phủ Bồ Đào Nha sẽ tiếp tục đầu tư vào sáng kiến Trung tâm Không gian, như một mạng lưới hợp tác khoa học giữa các nước và các viện nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như không gian, quan sát khí quyển, các đại dương, khí hậu và năng lượng".
Theo ông, đến cuối năm nay, Bồ Đào Nha sẽ thành lập văn phòng 10 môn khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của LHQ. Bồ Đào Nha cũng sẽ đảm bảo 100% không gian biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Bồ Đào Nha được đánh giá là có các điều kiện môi trường tốt.
Thủ tướng Costa nhấn mạnh bảo vệ các đại dương đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy đa dạng sinh thái và phát triển bền vững và đảm bảo an toàn biển cũng như tự do đi lại. Ông cho rằng cần một lịch trình đại dương toàn cầu, tập trung vào các giải pháp thiết thực, dựa trên khoa học và các nguồn lực tài chính cần thiết.
Hội nghị Đại dương LHQ diễn ra đến ngày 1/7, có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia trên toàn cầu.
Loài thông quý tại Guatemala kêu cứu mỗi dịp Giáng sinh Lễ Giáng sinh đến gần cũng là lúc nhà chức trách Guatemala tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng chặt hạ trái phép loài thông Guatemala (pinabete) đang có nguy cơ tuyệt chủng. Cây thông Guatemala được trồng tại Tecpan, Guatemala, ngày 11/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Pinabete thuộc chi Abies, gồm khoảng 50 loài cây lá kim thường xanh được...