Bảo vệ bản thân trong “thời” cá nhân hóa trải nghiệm
Hiện nay, với xu hướng siêu cá nhân hóa, thông tin và dữ liệu cá nhân có thể bị thu nhập và phân tích nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Cá nhân hóa và siêu cá nhân hóa
Cá nhân hóa (Personalization) là việc sử dụng thông tin chi tiết mà doanh nghiệp đã tìm hiểu và thu thập được về khách hàng để tạo ra các hoạt động quảng bá hướng đến đối tượng mục tiêu. Siêu cá nhân hóa (Hyper – Personalization) tiến thêm một bước với các đặc điểm là sử dụng machine learning hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra nội dung “được cá nhân hóa” cao, sử dụng dữ liệu thời gian thực kết hợp hành vi trong quá khứ với hành vi hiện tại để dự đoán hành vi trong tương lai, từ đó đưa ra các đề xuất cho sản phẩm.
Một số công ty đã áp dụng hiệu quả điều này như:
Target – dự đoán chính xác việc mang thai. Năm 2012, Target, một website thương mại điện tử của Mỹ cung cấp nhiều mặt hàng khác nhau như thực phẩm, quần áo, phụ kiện, giày dép, đồ điện tử, điện lạnh, đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em đã dự đoán chính xác một nữ sinh trung học mang thai trước khi người nhà biết chuyện.
Adidas – cá nhân hóa trải nghiệm dựa trên giới tính. Hãng giày nổi tiếng này luôn có 2 nhóm đối tượng khách hàng chính là nam giới và phụ nữ. Thay vì gửi một email chung chung cho tất cả các khách hàng với tất cả các kiểu giày của mình, Adidas phân loại danh sách dựa trên giới tính. Sau đó, hãng giày sẽ gửi email có mẫu giày nam mới và nổi bật cho khách hàng nam, trong khi khách hàng nữ sẽ nhận được email giới thiệu những đôi giày nữ tính và phù hợp hơn với phái đẹp.
Apple – theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên HealthKit. Năm 2014, Apple phát hành HealthKit – ứng dụng cho phép mọi người theo dõi một lượng lớn dữ liệu sức khỏe và thể dục, bao gồm mọi thứ từ nồng độ cồn trong máu cho đến nhiệt độ cơ thể nhưng không thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Sau khi bị chỉ trích là phớt lờ các vấn đề sức khỏe của phụ nữ, năm 2015, trên phiên bản iOS 9, Apple đã cập nhật thêm tính năng mới này, giúp người dùng là nữ có trải nghiệm theo dõi sức khỏe sinh sản mà không cần sử dụng một ứng dụng riêng.
Video đang HOT
Bumble – chỉ nữ giới được bắt chuyện trước. Năm 2014, Bumble – ứng dụng hẹn hò tương tự Tinder – được ra mắt với “concept” mới mẻ và hy vọng mang đến trải nghiệm tốt hơn cho phụ nữ. Các cơ chế cơ bản của Bumble hoạt động giống như của Tinder: Người dùng có thể vuốt sang phải đối với người mà họ quan tâm và vuốt sang trái đối với người mà họ không thích. Tuy nhiên, với Bumble chỉ phụ nữ mới có quyền được bắt chuyện trước, tính năng này được tạo ra để ngăn việc phụ nữ bị tấn công bởi các tin nhắn từ nam giới. Ngoài ra, các lời mời cũng sẽ tự động biến mất sau 24 tiếng đồng hồ nếu phụ nữ không mở lời, nam giới sẽ phải trả phí nếu muốn kéo dài thời gian chờ đợi thêm 24 tiếng đồng hồ nữa.
Ảnh minh họa
Bảo vệ bản thân bằng cách nào?
Hiện nay, với xu hướng siêu cá nhân hóa, thông tin và dữ liệu cá nhân có thể bị thu nhập và phân tích nhiều hơn. Đứng trên phương diện những nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp và nền tảng, cần làm rõ liệu vấn đề mất quyền riêng tư từ phía người dùng có cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh của họ hay không. Bao nhiêu và các loại dữ liệu nào thực sự cần thiết? Quyền riêng tư và cá nhân hóa là một nấc thang đánh đổi cần được xem xét cẩn thận, trao đổi một cách minh bạch.
Về phía người sử dụng, chúng ta thường khó có thể trực tiếp ngăn chặn việc khai thác dữ liệu tác động từ cá nhân hóa hay siêu cá nhân. Tuy nhiên, có nhiều điều chúng ta có thể làm để gián tiếp bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của mình như:
- Sử dụng trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư với các tiện ích bổ sung bảo vệ quyền riêng tư.
- Giải quyết tất cả các rò rỉ nghiêm trọng, chẳng hạn như rò rỉ WebRTC có thể tiết lộ địa chỉ IP riêng tư.
- Đăng xuất khỏi các dịch vụ web hoặc mạng xã hội khi không sử dụng, điều này giúp ngăn chặn việc liên kết chéo dễ dàng trên các nền tảng khác nhau.
- Chặn cookie và trình theo dõi quảng cáo của bên thứ 3.
- Hạn chế sử dụng các dịch vụ thu thập dữ liệu, siêu cá nhân hóa, nếu có thể.
- Hạn chế thông tin (ngoài những yếu tố thực sự cần thiết của dịch vụ) mà chúng ta đồng ý cung cấp.
Hiếu PC bức xúc lên tiếng "Vui lòng không nhét chữ vào mồm tôi nữa!"
Mới đây, Hiếu PC đã đăng đàn thể hiện sự bức xúc của mình về một số thông tin được đăng tải trên không gian mạng.
Trong khoảng vài ngày trở lại đây, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện hình ảnh Hiếu PC khuyên mọi người không dùng ứng dụng Messenger của Facebook. Thực chất, bài viết này đã được Hiếu PC chia sẻ cách đây hơn nửa năm, vào khoảng tháng 7/2021. Vào thời điểm đó, Hiếu PC có viết trên trang cá nhân của mình:
"Một số ứng dụng chat có tính bảo mật cao như: Telegram, WhatsApp, Viber và Signal. Các bạn có thể tham khảo và sử dụng để bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân được tốt hơn."
Theo Forbes, Facebook đang trì hoãn tung ra bản cập nhật quan trọng, thêm tính năng mã hóa dữ liệu cho Messenger mà không có lý do. Việc trì trệ nâng cấp bảo mật của Facebook có thể khiến các vấn nạn trên mạng trở nên trầm trọng hơn.
Forbes nhận định việc Facebook không mã hóa tin nhắn trên Messenger là không tôn trọng dữ liệu người dùng. Vào năm 2018, trong bài phỏng vấn với Vox CEO Mark Zuckerberg thừa nhận công ty này có thể nhận biết những tin nhắn có nội dung nhạy cảm, và chặn người dùng gửi các tin nhắn như vậy.
Bài viết được Hiếu PC chia sẻ vào tháng 7/2021
Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp - cũng thuộc sở hữu của Facebook - lại có tính năng mã hóa đầu cuối. Do vậy, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.
Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất là tình trạng người xấu tiếp cận trẻ em thông qua Messenger. Hiện nay, Messenger cho phép mọi người nhắn tin cho nhau mà không cần lưu số điện thoại hoặc kết bạn từ trước. Ở WhatsApp, chỉ những người đã lưu số điện thoại của nhau mới có thể nhắn tin.
Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại."
Tuy nhiên, không rõ cố tình hay vô ý mà một vài Fanpage trên Facebook bất ngờ chia sẻ lại thông tin này trong những ngày giữa tháng 1 của năm 2021. Ngay sau đó, Hiếu PC đã phản hồi chính thức trên trang cá nhân và cả trên bài viết của một Fanpage lớn với nội dung như sau:
Mình xin các trang tin, các bạn câu views, các báo không chính thống vui lòng "Không nhét chữ vào mồm tôi nữa". Xin cảm ơn. Mấy ngày qua bận nhiều việc, không online hay chia sẻ gì nhiều trên FB, mà thấy loạn cả lên...
Một lần nữa nhắc lại, FB cá nhân của tôi chỉ đưa tin chính thống và những thông tin hữu ích cho cộng đồng theo dõi tôi về vấn đề nâng cao nhận thức an toàn thông tin. Còn những nơi khác họ đăng tin lại hay nhét chữ vào mồm tôi, mà không được sự đồng ý hay cho phép từ tôi thì các bạn đọc cần phải xem lại tính xác thực. Xin cảm ơn và chúc các bạn cuối tuần vui vẻ và an lành."
Nathan Lee: 'Nhà tôi còn mua cả chùm thì bài hát chẳng là gì' Nathan Lee vừa có tiết lộ về nhân vật sẽ bị bóc phốt và bài hát dự tính mua trong năm 2022. Trong một sự kiện mới đây do chính Nathan Lee tổ chức, khi được nhiều người hỏi đùa về việc sẽ bóc phốt ai trong năm 2022, nam ca sĩ nhấn mạnh việc từ trước đến nay, anh không quan tâm...