Bảo vật trong Nhà thờ Đức bà từng ở trên đầu Chúa Jesus khi bị đóng đinh?
Một trong những báu vật quý nhất Nhà thờ Đức bà Paris – chiếc vương miện gai của Chúa Jesus, đã may mắn được mang ra ngoài an toàn sau vụ cháy ngày 15/4.
Tương truyền, Chúa Jesus đã đội chiếc vương miện gai này khi bị hành quyết trên giá chữ thập.
Chiếc vương miện gai của Chúa Jesus được lưu giữ tại Nhà thờ Đức bà Paris.
Theo sách Phúc âm (4 cuốn sách đầu tiên và quan trọng nhất trong Kinh Thánh Tân Ước), sau khi dự bữa Tiệc Ly với 12 tông đồ, Chúa Jesus bị quân La Mã bắt rồi bị đóng đinh trên cây thập tự. Trước khi bị đóng đinh, Chúa Jesus bị quân lính La Mã chế giễu, làm nhục, dùng roi đánh, đội mũ gai lên đầu để gây đau đớn, rồi giải qua thành Jerusalem đến chỗ đóng đinh.
Ông phải chịu hình phạt này vì là người bất đồng và thách thức quyền lực tối cao của đế chế La Mã. Tuy không có tài liệu ghi lại thời gian cụ thể, nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự kiện này xảy ra dưới thời Tổng đốc Pontius Pilate (khoảng năm 26-36).
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ 4-10, rất nhiều báu vật nhà thờ có nguồn gốc từ Jerusalem đã được chuyển tới Vương quốc Byzantium, trong đó có chiếc vương miện gai.
Năm 1238, Vua của nước Pháp khi đó là Louis IX đã mua chiếc vương miện từ Vua Baldwin II trị vì xứ Byzantium. Vua Baldwin II khi đó đang lâm vào cảnh túng quẫn và rất cần tiền.
Video đang HOT
Tới ngày 19/8/1239, chiếc vương miện gai được đưa tới Paris. Vua Louis – sau này được phong là Thánh Louis của nước Pháp, đã nhấc vương miện của mình xuống và cởi bỏ đai lưng hoàng gia rồi đi chân trần theo sau chiếc vương miện gai trong quá trình nó được đưa tới nhà nguyện Sainte-Chapelle. Nhà nguyện được hoàn thành vào năm 1248 và trở thành nơi lưu giữ chiếc vương miện vô giá.
Trong quá trình lưu giữ tại đây, một vài chiếc gai trên vương miện đã được lấy đi để làm quà từ các đời vua nước Pháp cho các vị khách quý. Trong số đó có Nữ hoàng Scotland Mary.
Khi cuộc Cách mạng Pháp nổ ra vào cuối thế kỷ 18, rất nhiều báu vật trong nhà nguyện Sainte-Chapelle bị mất. Chiếc vương miện gai may mắn được Napoleon tìm thấy. Sau đó, nó được cất giữ tại Thư viện Quốc gia tới năm 1804. Sau đó, chiếc vương miện được chuyển tới cho Tổng giám mục Paris. Tới ngày 10/8/1806, chiếc vương miện gai được chuyển tới Nhà thờ Đức bà Paris và được lưu giữ tại đây từ đó tới nay. Vào thời điểm này, chiếc vương miện đã mất hết những chiếc gai ban đầu.
Chiếc vương miện gai hiện giờ gồm một vòng gai được bó lại với nhau bởi một sợi dây vàng. Chiếc vương miện gai được Chúa Jesus đội gồm các nhánh gai được kết lại với nhau bằng dây nho.
Dựa trên những truyền thuyết được lưu truyền cũng như những chiếc gai được cho là có nguồn gốc từ chiếc Vương miện gai ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng gai trên chiếc vương miện chính là gai cây táo. Loại cây này từng được trồng rất nhiều tại Jerusalem.
3 gia tộc giàu nhất nước Pháp góp số tiền khổng lồ tái thiết Nhà thờ Đức Bà
3 gia tộc giàu có nhất nước Pháp đã ra tay cứu công trình biểu tượng của đất nước, khi góp số tiền lên tới 565 triệu USD.
Vụ cháy Nhà thờ Đức Bà ở Paris đã khiến thế giới rúng động.
Theo CNN, các tỷ phú đứng sau tập đoàn LVMH Group, Kering và L'Oreal góp tổng cộng số tiền lên tới 565 triệu USD.
Bernard Arnault, người sở hữu tập đoàn LVHM thông báo góp 226 triệu USD. Gia tộc Bettencourt Meyers điều hành thương hiệu mỹ phẩm L'Oreal, cũng góp số tiền 226 triệu USD. Gia tộc Pinault sở hữu tập đoàn Kering ủng hộ 113 triệu USD.
Cả 3 gia tộc đều viện dẫn lòng yêu nước và bản sắc văn hóa chung là lý do khiến họ sẵn sàng quyên góp để tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris.
LVMH là tập đoàn sở hữu các thương hiệu Louis Vuitton, Christian Dior và Givenchy. Tập đoàn này mô tả Nhà thờ Đức Bà Paris là "biểu tượng của di sản và sự thống nhất của Pháp".
Bernard Arnault hiện là người giàu thứ ba trên thế giới, với khối tài sản lên tới 90 tỷ USD, theo Bloomberg, hơn cả Warren Buffett hay Mark Zuckerberg.
Bernard Arnault sở hữu tập đoàn LMVH.
Ngoài các thương hiệu thời trang nổi tiếng, LVMH còn sở hữu thương hiệu đồ uống có cồn như Dom Pérignon, Hennessy và Veuve Clicquot
Trong khi đó, gia tộc Kering sở hữu các thương hiệu xa xỉ như Gucci, Yves Saint Laurent, Alexander McQueen và Balenciaga.
"Thảm kịch này khiến mọi người dân Pháp đau đớn. Đối mặt với thảm kịch, mọi người đều ao ước khôi phục báu vật của Paris càng sớm càng tốt", Franois-Henri Pinault, tổng giám đốc điều hành tập đoàn Kering, phát biểu. Ông là con trai của tỉ phú Francois Pinault, người sáng lập Kering.
Gia tộc Pinault hiện sở hữu khối tài sản khoảng 37,3 tỷ USD, theo Bloomberg.
Francois-Henri Pinault, CEO của Kering.
Gia tộc Bettencourt Meyers, điều hành thương hiệu mỹ phẩm L'Oreal, cũng sở hữu các thương hiệu khác như Maybelline, Lancome, Garnier và Kiehl's. Francoise Bettencourt Meyers hiện là người phụ nữ giàu nhất thế giới với khối tài sản 53,5 tỷ USD, theo Bloomberg.
Bà thừa kế tài sản từ người mẹ Liliane Bettencourt - người qua đời năm 2017. Bettencourt Meyers là cháu của người sáng lập công ty, Eugene Schueller.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ khôi phục Nhà thờ Đức Bà nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá trình này có thể sẽ mất tới vài thập kỷ.
Theo Danviet
Tiên tri đáng sợ của Nostradamus về Nhà thờ Đức Bà bị cháy Nhà chiêm tinh học người Anh Jessica Adams tin rằng, vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris tối 15.4 là một dự đoán của nhà tiên tri nổi tiếng Nostradamus đã trở thành sự thật. Những người luôn nghiên cứu và tin vào sự ứng nghiệm từ những lời tiên tri của nhà tiên tri nổi tiếng thế giới Nostradamus tin rằng ông...