Bão Vamco cách bờ 370km, Đà Nẵng khẩn cấp di dời dân, sẵn sàng cưỡng chế nếu cần
Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị, địa phương hoàn thành sơ tán dân ở vùng ven biển, trũng thấp, nguy cơ ngập lũ trước 11h hôm nay 14/11, đóng cửa sân bay, bến xe.
Kiểm tra công tác ứng phó bão số 13 tại khu vực bờ biển Bãi Ngang và dưới chân bán đảo Sơn Trà, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu quận Sơn Trà chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường thông báo và tuần tra, giám sát không cho người dân thấy thời tiết thuận lợi trước bão mà tranh thủ ra biển đánh bắt thủy sản để tránh tai nạn xảy ra trên biển do gió bão.
Đặc biệt, phải hoàn thành sơ tán dân sống trong các căn nhà không bảo đảm an toàn đến những nơi trú bão tập trung hoặc đến nhà kiên cố, an toàn để trú ẩn trước 11h hôm nay 14/11.
Đà Nẵng khẩn trương di dời dân phòng chống bão số 13.
Kiểm tra tại khu vực âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, ông Lương Nguyễn Minh Triết lưu ý Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, Đồn Biên phòng Sơn Trà và các đơn vị yêu cầu các ngư dân neo, buộc tàu chắc chắn để hạn chế xảy ra hư hỏng. Yêu cầu ngư dân không ở lại trên các tàu, thuyền để bảo đảm an toàn tính mạng.
” Trước 11h ngày 14/11, không có ngư dân ở lại dưới các tàu. Các lực lượng chức năng kiểm tra, buộc người dân phải rời tàu lên bờ trú ẩn an toàn, sẵn sàng sử dụng biện pháp cưỡng chế nếu cần thiết “, ông Triết nhấn mạnh.
Kiểm tra tại quận Ngũ Hành Sơn, ông Triết yêu cầu chính quyền địa phương hoàn tất công tác sơ tán nhân dân tại khu nhà liền kề đến địa điểm đã định để trú ẩn an toàn trong sáng 14/11.
Video đang HOT
Ứng phó với bão số 13, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Đà Nẵng yêu cầu tạm ngừng các hoạt động vận tải đến địa phương này từ 11h hôm nay (14/11) cho đến khi bão đi qua.
Các chủ doanh nghiệp vận tải hành khách thực hiện nghiêm quy định, đồng thời thông báo đến hành khách, cổng thông tin, trang mạng.
Thanh tra giao thông và các đơn vị chức năng sẽ kiểm tra việc thực hiện những quy định này và xử lý nghiêm vi phạm nếu các đơn vị vận tải cố tình hoạt động.
Cũng do ảnh hưởng của bão số 13, sân bay Đà Nẵng đóng cửa từ 12h ngày 14/11 đến 10h ngày 15/11. Sân bay Phú Bài (Huế) đóng cửa từ 14h ngày 14/11 đến 10h ngày 15/11.
Sân bay Chu Lai (Quảng Nam) đóng cửa từ 9h ngày 14/11 đến 10h ngày 15/11. Sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) đóng cửa từ 19h ngày 14/11 đến 20h ngày 15/11. Sân bay Vinh (Nghệ An) đóng cửa từ 6h ngày 15/11 đến 20h ngày 15/11.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 13 (bão Vamco) ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế khoảng 380km, cách Quảng Trị khoảng 460km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/h), giật cấp 17. Dự báo trong 12h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km.
Lực lượng chức năng tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền an toàn phòng chống bão.
Đến 19h ngày 14/11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.
Hoàn lưu bão số 13 bắt đầu gây ra gió mạnh cấp 7, giật cấp 8 tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Bão số 9 đổ bộ, miền Trung khẩn trương sơ tán người dân đảm bảo an toàn
Chiều nay (26/10), UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các địa phương phải thực hiện di dời người dân ở những nơi nguy hiểm, tất cả các công trình phải được chằng chống trước 15h ngày 27/10.
Bão số 9 được dự báo với sức gió mạnh cấp 12-13 giật cấp 14-15, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Phú Yên, trong đó, trọng tâm là 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Chủ động ứng phó với cơn bão mạnh này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phải hoàn thành phương án sơ tán dân trong vùng nguy hiểm trong ngày 27/10. Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang khẩn trương triển khai mọi biện pháp phòng, tránh bão trước khi cơn bão này đổ bộ, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Các tàu cá của nhiều địa phương cũng đã neo đậu an toàn ở Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng.
Chiều nay (26/10), UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các địa phương phải thực hiện di dời người dân ở những nơi nguy hiểm, tất cả các công trình phải được chằng chống trước 15h ngày mai (27/10). Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho học sinh nghỉ học từ chiều mai và cả ngày 28/10. Các đơn vị biên phòng, thủy sản tổ chức neo, đậu lồng bè, nuôi trồng thủy sản, nghiêm cấm, không cho người ở lại trên lồng bè, có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại các khu nuôi trồng thủy sản.
Ông Nguyễn Lại, Phó Trưởng Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thành phố Đà Nẵng cho biết, tại Âu thuyền Cảng cá hiện có hơn 1 ngàn tàu, thuyền đang neo đậu an toàn: "Chúng tôi đã tập trung tuyên truyền nhắc nhở, yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng tăng cường cố định tàu, chống va đập, buộc giây chắc chắn và thực hiện việc neo đậu theo hướng dẫn của Ban Quản lý. Thứ 2 là tổ chức hướng dẫn những phương tiện nào không đảm bảo an toàn chúng tôi yêu cầu phải thực hiện lại cho đúng. Thứ 3 là phối hợp với lực lượng biên phòng để đưa tất cả các tàu kinh doanh xăng dầu không để neo đậu với lại tàu cá dễ gây cháy nổ".
Biên phòng tỉnh Quảng Nam giúp dân neo đậu tàu cá phòng chống bão số 9.
Chiều nay, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với chính quyền các địa phương giúp dân chằng chống nhà cửa; vận động người dân ở những vùng xung yếu, thấp trũng lên vùng cao trú tránh, đảm bảo an toàn tính mạng. Hiện nay, còn 59 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam với hơn 2.290 lao động đang hoạt động ở vùng biển Trường Sa đã nắm được thông tin hướng di chuyển của bão tìm nơi trú tránh an toàn.
Đại tá Nguyễn Bá Thông, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết: "Bộ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam đang tập trung triển khai lực lượng xuống tất cả các địa bàn trọng điểm để phối hợp các địa phương tổ chức phòng chống bão số 9. Sắp xếp neo đậu tàu thuyền ở khu vực ven biển. Còn đối với tuyến biên giới hiện nay cũng phối hợp với địa phương di dời dân những vùng có khả năng sạt lở. Tiến hành các biện pháp bảo vệ tốt hệ thống công trình những đồn biên phòng ở khu vực có khả năng sạt lở".
Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, chính quyền địa phương cũng lên phương án sơ tán khoảng 16.300 hộ dân nằm dọc các xã ven biển và huyện đảo Lý Sơn hoàn thành trong ngày mai (27/10), với phương châm đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho người dân. Theo nhận định của Cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thì huyện đảo Lý Sơn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 9 với cấp gió mạnh giật cấp 12-13 và sóng biển cao từ 6 - 7 mét. Do vậy, chính quyền huyện đảo Lý Sơn đã triển khai các phương án di dời gần 300 hộ dân và kiến nghị Quân khu 5 cho mở các hầm trú ẩn của quân đội trong điều kiện tình huống khẩn cấp có thể cho người dân vào trú ẩn.
Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đảm bảo an toàn cho người dân là nội dung ưu tiên hàng đầu trong việc ứng phó với bão số 9: "Tôi đề nghị các ngành, các địa phương phải quan tâm, ưu tiên số 1 hiện nay là công tác phòng chống, các địa phương phải triển khai càng sớm càng tốt, không chủ quan vì bão diễn biến rất bất thường có thể vào sớm. Địa phương nào để xảy ra người chết, thiệt hại tài sản nhiều mà nguyên nhân do chủ quan thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai phương án nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo".
Chủ động ứng phó với bão số 9, UBND tỉnh Bình Định ra lệnh cấm biển, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Từ chiều mai (27/10), toàn bộ học sinh nghỉ học ở nhà cho đến khi có chỉ đạo mới. Trong cuộc họp với các địa phương chiều nay, UBND tỉnh Bình Định lên kế hoạch di dời 15.000 hộ dân các huyện ven biển như Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát đến nơi an toàn. Trước mắt, 24 hộ dân nhà ở chân núi huyện Phù Cát phải được di dời ngay vì đây là khu vực rủi ro cao nếu xảy ra mưa lớn.
Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu: "Chiều nay, 5 giờ sẽ cấm biển. Vấn đề thứ 2 hết sức quan trọng là sạt lở, phải rà soát toàn bộ. Những người dân ở phía dưới chân núi thấy không an toàn phải di dời ngay. Trong ngày mai rà soát và di dời tất cả người dân nào mà ở vùng không an toàn, sạt lở, hộ nào không đồng ý là cưỡng chế"./.
Đà Nẵng: Kịp thời cứu 2 ngư dân bị nạn trên biển Tối 9/10, Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị liên quan cứu nạn thành công 2 thuyền viên của một tàu cá gặp nạn khi đang di chuyển vào bờ. Ảnh minh họa. Theo thông tin ban đầu, khoảng 12 giờ cùng ngày, trên hành trình di chuyển từ Trạm 15 Biên Phòng đến cảng...