Báo Úc: Trung Quốc không tìm kiếm MH370 mà chỉ do thám
Tàu Trung Quốc không tích cực tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích mà chỉ lợi dụng cơ hội để do thám hoạt động quân sự Úc và đồng minh.
Tàu Trung Quốc tham gia tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích.
Theo tờ Australian (Úc), thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu Trung Quốc nhiều khả năng đã lợi dụng cơ hội để trao đổi với chuyên gia Úc, quốc tế về công nghệ tìm kiếm dưới đáy biển cũng như thử nghiệm khả năng phát hiện tàu ngầm.
Tàu tìm kiếm và cứu hộ Dong Hai Jiu 101 của Trung Quốc hầu như không có bất cứ hoạt động thực tế nào trong 7 tháng đến khu vực ngoài khơi thành phố Fremantle (Úc).
Nguồn tin mà tờ Australian thu thập được cho thấy, tàu trung Quốc chỉ tích cực tìm kiếm chuyến bay MH370 trong khoảng 17-30 ngày.
Đầu tháng 8, tàu Trung Quốc từ chối tham gia hoạt động tìm kiếm chung với lý do “chờ đợi điều kiện thời tiết tốt đẹp hơn”.
Tàu Dong Hai Jiu 101 là một phần trong khoản đóng góp 20 triệu USD của Trung Quốc để tìm kiếm chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia mất tích năm 2014.
Chuyên gia an ninh hàng đầu nói trên Australian rằng, tàu Trung Quốc đang giám sát hoạt động quân sự của Úc và đồng minh.
Video đang HOT
Tàu Dong Hai Jiu 101 đã tham gia tìm kiếm MH370 được 7 tháng.
Khu vực phía tây Úc là nơi có căn cứ tàu ngầm, Trung đoàn đặc nhiệm Hàng không, trạm radar liên lạc và vệ tinh. “Với kinh nghiệm của mình, tôi cảm thấy ngạc nhiên nếu như tàu Trung Quốc không đóng vai trò thu thập thông tin tình báo”, cựu sĩ quan quân đội Úc, Clive Williams nhận định.
Chuyên gia Peter Jennings thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) cho rằng, tàu Trung Quốc giám sát mọi hoạt động ra vào của tàu chiến, tàu ngầm Úc tại Fremantle và căn cứ HMAS Stirling, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá năng lực các tàu này.
Ngoài ra, tàu Dong Hai Jiu 101 cũng thu thập chiến thuật, kỹ thuật và quy trình thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ. “Hải quân Trung Quốc muốn nâng cao năng lực thông qua hoạt động tìm kiếm MH370 để phục vụ cho hoạt động chống cướp biển ở ngoài khơi vùng Sừng châu Phi”.
Chuyên gia Greg Barton đến từ Đại học Deakin cũng đồng tình, “đây là cơ hội để tàu Trung Quốc nghiên cứu cách theo dõi hoạt động của tàu ngầm từ xa”.
Trung tâm Điều phối Cơ quan chung (JACC), đảm nhiệm công tác tìm kiếm MH370 không bình luận khi tờ Australian đặt câu hỏi về hoạt động do thám của tàu Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra chưa lên tiếng về vụ việc này.
Theo Đăng Nguyễn – Australian (Dân Việt)
Ông Duterte muốn bỏ phán quyết trọng tài?
Thứ trưởng Lưu Chấn Dân đánh giá quan hệ Trung Quốc-Philippines đang trong bước ngoặt.
Một ngày sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố chấm dứt tuần tra hàng hải chung với Mỹ ở biển Đông, sẽ mua vũ khí của Nga và Trung Quốc đồng thời đề nghị Mỹ rút lực lượng đặc nhiệm khỏi Mindanao, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng.
Tổng thống Duterte tuyên bố chấm dứt tuần tra hàng hải chung với Mỹ ở biển Đông và đề nghị Mỹ rút quân khỏi Mindanao. Ảnh: WSJ
Báo The Australian Financial Review (Úc) đưa tin ngày 14-9, bà Julie Bishop tuyên bố ông Duterte phải trả lời vì sao ông không muốn thực hiện phán quyết của Tòa Trọng tài.
Bà giải thích: "Tôi được thông báo rằng ngài tổng thống Philippines đã tuyên bố Philippines, với tư cách là quốc gia đưa ra yêu sách và quốc gia khởi đầu vụ kiện trọng tài, lại thông báo Philippines sẽ không điều tàu đến khu vực tranh chấp".
Bà nói tiếp: "Vậy thì vấn đề sẽ được gửi đến Philippines rằng họ làm cái gì để thúc đẩy kết quả của phán quyết trọng tài".
Bà nhận xét: "Các bạn có ngạc nhiên hay không khi Philippines bây giờ lại không muốn vượt qua lãnh thổ mà phán quyết trọng tài đã mang đến vùng đặc quyền kinh tế cho họ và phán quyết kết luận Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines?".
Báo Financial Times (Anh) bình luận tuyên bố mới của Tổng thống Duterte có thể ảnh hưởng đến quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines vốn đã được thiết lập từ năm 1951.
Bước phát triển mới này xảy ra trong bối cảnh địa-chính trị Đông Nam Á đang rạn nứt trước ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mỹ đã xem Thái Lan là nước đồng minh lớn ngoài NATO. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ-Thái đã trở nên lạnh giá sau khi quân đội đảo chính và lên cầm quyền hồi tháng 5-2014.
Hồi tháng 7, Thái Lan đã tuyên bố mua ba tàu của Trung Quốc với giá khoảng 1 tỉ USD để bắt đầu xây dựng hạm đội tàu ngầm.
Campuchia đã nhận nhiều tỉ viện trợ dân sự và quân sự từ Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã bày tỏ quan tâm đến Myanmar, đặc biệt sau khi chính phủ mới do bà Aung San Suu Kyi chỉ đạo lên cầm quyền.
Trong khi đó tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân đã phát biểu với phái đoàn Philippines: Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đang trong bước ngoặt, Trung Quốc hy vọng Philippines có thể quản lý các tranh chấp theo cách thích hợp và duy trì quan hệ trên con đường đúng đắn.
Phái đoàn Philippines gồm 16 người, chủ yếu là các nhà ngoại giao đã nghỉ hưu do ông Rafael Alunan, cộng sự thân tín của cựu Tổng thống Fidel Ramos, làm trưởng đoàn.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố vào tối 13-9, ông Lưu Chấn Dân nói Trung Quốc hy vọng Philippines có thể thúc đẩy quan hệ theo con đường đối thoại, tham vấn và hợp tác hữu nghị.
Reuters nhận định phía Trung Quốc đưa ra phát biểu như trên vào lúc hai nước đang thăm dò và xác định các thông số để có thể ngồi lại đàm phán với nhau về vấn đề mà hai bên đều quyết không nhượng bộ.
Tuần trước, Thời Báo Hoàn Cầu đã đăng bài bình luận nhận định dù giọng điệu có gay gắt giữa hai tổng thống Mỹ và Philippines thì Trung Quốc cũng đừng nên nuôi ảo tưởng về quan hệ Mỹ-Philippines.
Báo Inquirer (Philippines) đưa tin ngày 14-9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã điều trần trước Ủy ban Thẩm định ngân sách (Hạ viện) về dự chi ngân sách quốc phòng năm 2017. Ông giải thích do Tổng thống Duterte đã kêu gọi đàm phán với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở biển Đông nên "chúng tôi duy trì nguyên trạng ở biển Đông để khỏi phát sinh hiểu nhầm". Ông cũng nói Philippines muốn duy trì nguyên trạng các khu vực tranh chấp vì không đủ khả năng bảo đảm quyền lợi của Philippines ở biển Đông. Tiêu điểm Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines là văn bản mang tính chất ràng buộc về pháp lý được Tòa án Tối cao Philippines phê chuẩn. Vài câu nói của ông Duterte không thể ngăn chặn cam kết quân sự sâu đậm với Mỹ... Trung Quốc có thể không bán vũ khí cho Philippines như ông Duterte mong ước vì thiếu lòng tin lẫn nhau. Cũng không thể có chuyện Philippines dùng tàu chiến Trung Quốc để chống Trung Quốc. NGÔ SĨ TỒN, Chủ tịch Viện Nghiên cứu biển Đông (Trung Quốc)
Theo Ph.Quỳnh (Pháp Luật TPHCM)
Úc thừa nhận có thể bỏ sót điểm cần tìm kiếm MH370 Úc sẽ phải quay lại địa điểm cũ để kiểm tra họ có bỏ sót bất kỳ dấu hiệu nào của chiếc máy bay mất tích cùng 239 người hay không. Thủy thủ người Trung Quốc đang vớt đồ đạc được cho là của hành khách MH370 Các nhà điều tra tìm kiếm máy báy Malaysia Airlines số hiệu MH370 đã thừa nhận...