Báo Úc: MH370 bay tự động cho đến khi cạn nhiên liệu và rơi ở Ấn Độ Dương?
Nếu vật thể trôi dạt tại vùng biển phía nam Ấn Độ là mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, thì nhiều khả năng phi công và hành khách đã gặp phải sự cố khẩn cấp khi đang bay khiến mọi người bất tỉnh và máy bay chuyển qua chế độ bay tự động cho đến khi cạn nhiên liệu, tờ The Sydney Morning Herald(Úc) cho biết vào ngày 21.3.
Vào hôm 20.3, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) đã cho công bố ảnh chụp từ vệ tinh của 2 vật thể, tình nghi là mảnh vỡ của chiếc Boeing 777 mất tích, trôi dạt ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Hình ảnh được vệ tinh thương mại ghi nhận vào hôm 16.3.
Ảnh vệ tinh vật thể nghi của máy bay mất tích – Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc
AMSA cho biết vật lớn nhất có chiều dài lên đến 24 m, khiến cho các chuyên gia nhận định cần phải tập trung vào khu vực vật thể được phát hiện.
The Sydney Morning Herald nhận định nếu 2 vật thể nói trên là mảnh vỡ của chiếc MH370, khả năng lớn nhất có thể xảy ra đó là chiếc máy bay đã gặp phải sự cố khẩn cấp khi đang bay khiến phi hành đoàn, toàn bộ 227 hành khách bất tỉnh, và chiếc máy bay bay ở chế độ tự động cho đến khi cạn nhiên liệu.
Vị trí của 2 vật thể lớn mà vệ tinh phát hiện được cho thấy khó có khả năng chiếc máy bay bị không tặc vì địa điểm này nằm trong phần hành lang phía nam, nơi không có sân bay nào trong đường bay của chiếc Boeing, theo nhật báo Úc.
Nhiều phi công kinh nghiệm nói với The Sydney Morning Herald rằng có 2 khả năng có thể dẫn đến sự cố khẩn cấp, gây ra tình trạng giảm áp suất nhanh hay chậm trong máy bay khiến phi công không thể hạ cánh khẩn cấp.
Video đang HOT
Một là, ăng ten vệ tinh bị hư hỏng “khiến nó bị gẫy, dẫn đến mất liên lạc, đồng thời gây ra tình trạng giảm áp suất từ từ trên máy bay khiến cho phi hành đoàn rối loạn cho đến khi toàn bộ bất tỉnh”.
Sơ đồ cho thấy hai hành lang tình nghi máy bay mất tích đã bay đến, sau khi băng qua bán đảo Malaysia – Đồ họa: Toby Quốc
Hai là, một ngọn lửa đã bùng lên bên trong khoang máy bay gây ảnh hưởng đến nguồn oxy dùng trong tình huống khẩn cấp của phi hành đoàn.
Được biết, tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 20.3, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết 2 vật thể nói trên là một “đầu mối đáng tin cậy”.
Hiện đã có 18 chiếc thuyền, 29 chiếc máy bay và 6 trực thăng được điều động để tìm kiếm máy bay mất tích trong phạm vi tìm kiếm trải dài từ nam Ấn Độ Dương đến khu vực Nam và Trung Á.
Theo TNO
Cơ quan LHQ: MH370 vẫn còn nguyên vẹn
Hệ thống cảm biến cực nhạy của họ không ghi nhận được bất cứ vụ đâm máy bay nào.
Ngày 19/3, một tổ chức giám sát của Liên Hợp Quốc đã thắp lên hy vọng cho người thân của các hành khách trên chuyến bay MH370 khi khẳng định rằng hệ thống cảm biến của họ không hề ghi nhận được bất cứ một vụ va chạm mạnh nào xuống biển.
Tổ chức Giám sát Lệnh Cấm thử Vũ khí hạt nhân Toàn diện của Liên Hợp Quốc (CTBTO) cho biết hệ thống cảm biến cực nhạy của họ trên khắp thế giới không hề ghi nhận được bất cứ vụ nổ hay va chạm lớn nào trên cả đất liền và mặt biển kể từ khi MH370 biến mất vào ngày 8/3.
Ông Lassina Zarbo, người đứng đầu CTBTO cho biết họ sở hữu ba loại công nghệ hiện đại có thể phát hiện được các vụ tai nạn máy bay bằng Hệ thống Giám sát Quốc tế của mình.
Hệ thống giám sát quốc tế của CTBTO
Trên website của CTBTO, ông Zarbo viết: "Dữ liệu của chúng tôi có thể làm sáng tỏ tung tích của MH370. Chúng tôi xin khẳng định với các gia đình đang khắc khoải ngóng chờ người thân là những dữ liệu này đang được khai thác tối đa."
Hệ thống cảm biến này của CTBTO được bố trí chủ yếu là để phát hiện các vụ thử vũ khí hạt nhân, tuy nhiên chúng vẫn có thể phát hiện được những vụ nổ máy bay lớn hoặc chấn động khi máy bay đâm xuống đất hoặc mặt biển.
Trước đây các trạm giám sát của CTBTO đã từng phát hiện được nhiều vụ tai nạn máy bay, trong đó có vụ một máy bay đâm xuống đường băng ở Narita, Nhật Bản hồi tháng 3/2009.
Nếu thông tin của CTBTO là chính xác, điều đó có nghĩa là MH370 vẫn đang nguyên vẹn và đang được che giấu ở một nơi nào đó. Các điều tra viên của Malaysia và Mỹ vẫn không loại trừ khả năng chiếc máy bay đã hạ cánh xuống một hòn đảo nhỏ xa xôi nào đó trên Ấn Độ Dương.
Một thiết bị cảm biến cực nhạy của CTBTO trên mặt đất
Trong số các địa điểm này có sân bay Male ở Maldives, đảo Diego Garcia đang do hải quân Mỹ kiểm soát, và một sân bay ở Sri Lanka, tất cả đều có trong chương trình luyện tập của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah với thiết bị giả lập bay tại nhà của mình.
Ngoài ra còn có một số hòn đảo khác như Christmas và Cocos Keeling ở Ấn Độ Dương. Trước đó, người dân trên đảo Kudahuvadhoo cũng cho biết họ đã nhìn thấy "một máy bay phản lực lớn" bay qua khu vực này lúc 6:15 sáng ngày 8/3.
Họ cho biết đó là một chiếc máy bay màu trắng với những sọc đỏ trên thân, rất giống với biểu tượng của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Người dân trên đảo Kudahuvadhoo kết luận rằng chiếc máy bay này đã bay từ hướng bắc xuống hướng đông nam, thẳng tới mũi Addu của Maldives. Họ cũng khẳng định đã nghe thấy những âm thanh rất lớn phát ra từ máy bay khi nó bay rất thấp qua hòn đảo.
Trong khi đó, cũng có giả thuyết được đặt ra là MH370 đã áp dụng chiến thuật "núp bóng" để ẩn thân trên một máy bay khác nhằm tránh sự phát hiện của radar các nước và bay thẳng lên hướng bắc, qua Lào, Myanmar, Trung Quốc và Ấn Độ.
Giả thuyết này cho rằng sau một thời gian "núp bóng", MH370 đã lợi dụng điểm mù của radar để tách ra và hạ cánh xuống một khu vực nào đó ở Turkmenistan, Kyrgystan, Nepal hoặc ở Tân Cương, Trung Quốc.
Theo Khampha
Vụ MH370: Úc phát hiện mảnh vỡ dài 24m trên biển Nhà chức trách Úc nhận định đây rất có thể là mảnh vỡ từ máy bay MH370. Ngày 20/3, Thủ tướng Úc Tony Abbott thông báo với quốc hội nước này rằng vệ tinh của họ đã chụp được ảnh 2 vật thể nghi là của chiếc máy bay MH370 mất tích, và hiện không quân Úc đang điều máy bay đến khu...