Báo Úc: Giờ phút cuối cùng của hành khách MH370
Khoảnh khắc cuối cùng trên MH370 chắc chắn là cơn ác mộng kinh hoàng nhất.
Các hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay xấu số MH370 còn tỉnh táo hay đã bất tỉnh khi chiếc máy bay lao xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương? Trong một bài báo đăng ngày 1/4, tờ Herald Sun của Úc đã vạch ra hai tình huống có thể đã xảy ra trong những giờ phút cuối cùng của máy bay MH370 vào sáng sớm ngày 8/3.
Đã hơn 3 tuần trôi qua kể từ khi chiếc máy bay MH370 biến mất một cách bí ẩn, hiện số phận của chiếc máy bay này vẫn còn là một ẩn số, bất chấp nỗ lực tìm kiếm và điều tra không biết mệt mỏi của nhiều quốc gia với những phương tiện, thiết bị hiện đại nhất.
Trong bối cảnh những gì đã thực sự diễn ra trên chiếc máy bay này vẫn còn nằm trong bóng tối, dựa trên các dữ liệu sẵn có, các chuyên gia hàng không nhận định rằng Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah hoặc là một kẻ tự sát “máu lạnh” sẵn sàng mang theo 328 sinh mệnh xuống biển cùng với mình, hoặc là một người hùng đã nỗ lực hết mình để cứu chiếc máy bay khỏi một thảm họa khủng khiếp.
Cơ trưởng máy bay MH370 Zaharie Ahmad Shah
Tuy nhiên, dù Cơ trưởng Shah có làm gì đi chăng nữa, một thực tế mà ai cũng biết là chiếc máy bay MH370 đã lao đi vun vút xuống phía nam với vận tốc khoảng 800 km/h cho đến khi cạn nhiên liệu. Câu hỏi đặt ra là các hành khách trên máy bay có ý thức được rằng một điều gì đó bất thường đang diễn ra với chiếc máy bay hay không.
Theo tờ Herald Sun, sau hơn 7 tiếng đồng hồ bay liên tục, khi ánh sáng bình minh bắt đầu xua tan màn đêm, nếu hành khách trên MH370 vẫn tỉnh táo và nhận ra rằng mình vẫn đang bay trên biển, chắc chắn họ sẽ hoảng hốt gào thét, khóc lóc hoặc cầu nguyện, nhưng lúc đó đã quá muộn để có thể gọi điện hay nhắn tin cầu cứu.
Họ cũng có thể đã tìm cách phá cánh cửa chống đạn của buồng lái, hoặc quay sang chất vấn các tiếp viên cũng đang ngơ ngác như họ, nhưng một điều chắc chắn là những giờ phút cuối cùng của hành khách MH370 đã tràn ngập nỗi sợ hãi.
Herald Sun viết: “Khi động cơ của chiếc Boeing 777 này ngừng hoạt động, chiếc máy bay mất dần độ cao và lao xuống biển, những khoảnh khắc cuối cùng trong khoang hành khách chắc chắn là cơn ác mộng kinh hoàng nhất.”
Hành khách có thể đã rất hoảng sợ khi MH370 lao xuống biển
Trước đó, một phi công lái máy bay thương mại của Úc cũng khẳng định rằng việc chuyển hướng máy bay xuống phía nam Ấn Độ Dương là điều rất đơn giản với các phi công có kinh nghiệm.
Video đang HOT
Ông này nói: “Tôi có thể làm được điều đó chỉ trong chưa đầy 30 giây. Bạn chỉ cần nhập một điểm mốc ở đó trên thiết bị máy tính quản lý bay trong buồng lái. Sau đó bạn cho thực thi chương trình bay mới này, và máy bay sẽ tự động bay xuống phía nam.”
Viên phi công này nói tiếp: “Bạn cũng có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống giải trí bên trong máy bay, khiến hành khách không tiếp cận được với dịch vụ bản đồ số. Bạn chỉ cần thông báo với hành khách là hệ thống này đã bị hỏng.”
Theo phi công này, trong trường hợp hành khách thắc mắc quá nhiều, phi công có thể khóa chặt cánh cửa chống đạn của buồng lái, và không ai còn có thể quấy rầy được nữa. Họ có thể đập cửa suốt nhiều giờ tiếp theo, nhưng họ không có cách nào để có thể mở được cánh cửa quá ư chắc chắn đó.
Tờ Herald Sun cũng vẽ ra một bối cảnh phức tạp hơn nhưng cũng không kém phần đau đớn, đó chính là toàn bộ những người có mặt trên máy bay MH370 đã bất tỉnh vì thiếu ô xy khi máy bay leo lên độ cao 13.700 mét trong hơn 23 phút.
Theo một số chuyên gia hàng không, lượng dưỡng khí do mặt nạ khẩn cấp chỉ đủ duy trì cho hành khách trong khoảng 12 phút, và có thể họ đã ngất xỉu và qua đời sau đó ít phút vì thiếu ô xy nghiêm trọng. Đây chính là giả thuyết được nhiều phi công và chuyên gia hàng không ủng hộ.
Việc thiếu dưỡng khí kéo dài có thể khiến toàn bộ hành khách bất tỉnh
Theo ông Rob Collins, Giám đốc công ty hàng không TechSafe, có thể cả hành khách và các thành viên phi hành đoàn đã không cảm nhận được rằng máy bay đã đột ngột chuyển hướng về phía bán đảo Malaysia.
Ông Collins cho rằng hành động chuyển hướng đột ngột và đầy bí ẩn này chứng tỏ phi công của MH370 đang cố tìm kiếm một địa điểm an toàn để hạ cánh.
Theo ông Collins, việc máy bay vọt lên độ cao 13.700 mét rồi sau đó đột ngột hạ thấp độ cao phù hợp với quy trình phản ứng của phi công trong trường hợp máy bay bị giảm áp suất nghiêm trọng hoặc xảy ra hỏa hoạn bên trong khoang.
MH370 đã chuyển hướng đột ngột sang phía tây rồi vọt lên độ cao 13.700 mét
Tuy nhiên, trong quá trình máy bay vọt lên độ cao này, lượng dưỡng khí bên trong khoang dần dần cạn kiệt, và toàn bộ hành khách cùng các thành viên phi hành đoàn đã ngất xỉu hoặc thiệt mạng, khiến MH370 trở thành một “máy bay ma” bay thẳng xuống Ấn Độ Dương cho đến khi hết nhiên liệu.
Tờ Herald Sun cho rằng việc phi công tìm cách tự sát cùng máy bay sẽ gặp phải nhiều trở ngại đáng kể, mà trở ngại đầu tiên là từ viên phi công cùng buồng lái với mình.
Ông Collins nhận định: “Điều khó khăn đầu tiên trong việc thực hiện kế hoạch tự sát cùng máy bay là người đó sẽ phải khống chế được người đồng nghiệp trong buồng lái. Vì hai người này được xếp lịch bay ngẫu nhiên, nên khả năng thông đồng giữa họ là gần như không có.”
Theo Khampha
Từ vụ MH370: Hãng hàng không thờ ơ với sức khỏe thần kinh phi công?
Cho đến nay vẫn chưa ai khẳng định được liệu cơ trưởng chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines có phải đã tự sát cùng máy bay hay không?
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines - Ảnh: Reuters
Đã có nhiều giả thuyết về lý do mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370. Nhưng bất chấp nguyên nhân là gì, vụ việc chiếc Boeing 777 mất tích bí ẩn làm dấy lên thắc mắc không biết các hãng hàng không đã có biện pháp gì để kiểm tra, đảm bảo tâm lý phi công ổn định trước khi bay.
"Một trong những điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra là một phi công nổi loạn đang điều khiển máy bay", AP dẫn nhận định của ông John Gadzinski, phi công lái Boeing 737 và là một chuyên gia tư vấn về an toàn hàng không.
"Tình hình sẽ trở nên tồi tệ khi một người vì một lý do nào đó trở nên độc ác và hành động theo ý mình", ông Gadzinski nói.
Malaysia Airlines hồi cuối tuần trước khẳng định hãng này tiến hành đầy đủ các khâu kiểm tra tâm lý trong quá trình phỏng vấn để thuê các phi công.
"Chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét lại toàn bộ quy trình tuyển phi công và tìm hiểu xem liệu chúng tôi có thể tăng cường, siết chặt tất cả các yêu cầu về tuyển dụng và kiểm tra hay không", Tổng giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya phát biểu, nhưng không nói rõ các bài kiểm tra mà hãng này áp dụng là gì.
Nhiều hãng hàng không Mỹ cũng tiến hành các bài kiểm tra sức khỏe thần kinh cho các phi công và phi hành đoàn khi họ đến xin việc, theo AP.
Tuy nhiên, một khi đã thuê, các hãng hàng không Mỹ hiếm khi kiểm tra lại sức khỏe thần kinh của phi công, AP dẫn lời một số phi công kinh nghiệm khẳng định.
Theo quy định của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), phi công Mỹ phải vượt qua một bài kiểm tra thể lực thường niên hoặc 6 tháng/lần, tùy theo tuổi tác của họ.
Nhưng cơ quan này không ban hành một quy định bắt buộc cụ thể nào đối với việc kiểm tra sức khỏe thần kinh của phi công.
Hãng tin AP cho biết các phi công được kiểm tra sức khỏe thần kinh trước khi được nhận vào làm tại các hãng hàng không Mỹ, nhưng sau đó hầu như họ không bao giờ phải trải qua lần kiểm tra nào khác - Ảnh minh họa: Reuters
Trong các hướng dẫn dày tổng cộng 333 trang, FAA yêu cầu các bác sĩ cần "phải có một ấn tượng chung về sự ổn định cảm xúc và trạng thái thần kinh" của các phi công.
FAA cũng có yêu cầu phi công phải báo cáo về việc sử dụng thuốc, có bao giờ bị cảnh sát bắt vì lái xe trong tình trạng say xỉn hay không, "có bị bất kỳ dạng rối loạn thần kinh nào không" và có từng cố tự sát lần nào không.
Tuy nhiên, yêu cầu này dựa trên sự tự giác của phi công. Nếu họ không tiết lộ với bác sĩ hoặc khai nhận với cơ quan nhà nước rằng họ bị trầm cảm hay có ý định tự tử, sẽ chẳng có ai phát hiện ra, AP cho hay.
Theo thống kê của FAA, có khoảng 400.000 phi công Mỹ nộp đơn xin lấy xác nhận y tế hằng năm.
Và từ năm 2008 đến 2012, tại Mỹ chỉ có khoảng 1,2% đơn xin bị bác và không có báo cáo cho biết bao nhiêu người bị bác đơn vì có vấn đề về thần kinh.
Các quan chức y tế Mỹ ước tính có gần 10% người trưởng thành bị mắc chứng rối loạn cảm xúc và các quan chức hàng không thừa nhận tỷ lệ này trong số các phi công cũng ngang ngửa.
AP cho biết FAA đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của hãng tin này.
Cơ trưởng chuyến bay MH370 mất tích có 'bệnh lý tâm thần'? Con gái và vợ của Zaharie Ahmad Shah, cơ trưởng chuyến bay MH370, cho biết vị phi công 53 tuổi này có thể bị rối loạn cảm xúc, một loại bệnh lý tâm thần. Được biết, vợ chồng ông Zaharie vẫn đang sống chung, chưa làm thủ tục ly dị, nhưng trước đó, bà vợ đã lên tiếng muốn ly hôn với chồng. Bà Faizah Khanum Mustafa Khan, vợ của ông Zaharie, nói với các điều tra viên rằng ông Zaharie đã không nói chuyện với bà trong nhiều tuần trước khi lên chuyến bay MH370. Ông Zaharie thường ở một mình, sống khép kín trong căn phòng mà ông có xây dựng một hệ thống bay giả lập. "Tôi phát hiện chồng tôi lạnh nhạt và khó hiểu", bà Faizah nói về những biểu hiện của ông Zaharie trước khi ông bay chuyến bay MH370. Con gái ông Zaharie, Aishah Zaharie (28 tuổi), cho biết trong những lần nói chuyện cuối cùng với cha trước ngày 8.3, cô phát hiện ông Zaharie "có sự thay đổi", theo Daily Mail. "Ông ấy không còn là người cha mà tôi yêu mến. Cha tôi dường như có tâm lý bất ổn và lạc lõng trong thế giới riêng của ông ấy", Aishah nói. Một phi công, bạn thân lâu năm của cơ trưởng Zaharie, cho biết ông Zaharie có "tâm lý bất ổn", đau khổ và suy sụp vì vợ đòi ly dị và trục trặc tình cảm với một người phụ nữ khác, nên có thể đã lái máy bay đâm xuống biển tự sát, theo tờ The New Zealand Herald (New Zealand) vào ngày 26.3.
Theo TNO
'Ngủ ngon nhé Malaysia 370' mới là lời nói cuối từ buồng lái MH370 Cục hàng không dân dụng Malaysia hôm 31.3 khẳng định câu nói cuối cùng phát ra từ buồng lái của chuyến bay MH370 là "Ngủ ngon nhé Malaysia ba bảy không", chứ không phải là "Thôi nhé, chúc ngủ ngon" như thông tin ban đầu. Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein (trái) và Thủ tướng Malaysia Najib Razak - Ảnh: Reuters "Chúng...