Báo Úc: Đã đến lúc phải rắn với Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Tờ Businessspectator của Australia hôm qua (21/5) đã đăng tải một bài viết có nhan đề “Đã đến lúc phải nói mạnh về vấn đề Biển Đông”, trong đó phân tích rằng nếu “các bên thứ ba” tiếp tục chỉ quan tâm đến việc của riêng mình thì Bắc Kinh sẽ ngày càng trở nên bạo gan hơn, ngang ngược hơn ở Biển Đông. Theo bài báo này, đã đến lúc Australia phải thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc.

Báo Úc: Đã đến lúc phải rắn với Trung Quốc - Hình 1

Trung Quốc ngang nhiên và trắng trợn đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam

Tác giả của bài báo “Đã đến lúc phải nói mạnh về vấn đề Biển Đông” là Tiến sĩ John Lee – một giảng viên của chương trình giảng dạy Michael Hintze, một giáo sư thuộc trường Đại học Sydney, học giả cấp cao của Viện Hudson ở Washington DC và là Giám đốc của Quỹ Kokoda.

Dưới đây là nội dung bài viết của ông John Lee.

Đã có quá nhiều bài viết về cuộc khủng hoảng hiện nay ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, và khi tình hình ngày một tồi tệ thì sẽ có nhiều bài viết về vấn đề này xuất hiện. Vị trí địa lý của Australia có nhiều thuận lợi giúp nước này thoải mái tránh được những biến động có thể xảy ra ở Đông Á. Tuy nhiên, theo nhà phân tích John Lee, Australia không phải là hoàn toàn “miễn nhiễm” trước tình hình khủng hoảng ở khu vực Đông Á. Khoảng 2/3 mặt hàng xuất khẩu của Australia và một nửa hàng nhập khẩu vào Australia đi qua Biển Đông. Và nếu xu hướng hiện nay cứ tiếp tục trôi đi thì các cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra ngày càng thường xuyên hơn và ít có khả năng kiểm soát hơn. “Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, chúng ta không thể đứng ở bên ngoài, ít nhất là về mặt ngoại giao”, ông Lee cho hay.

Đầu tiên là điểm lại tình hình. Hồi đầu tháng này, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ngang nhiên đưa giàn khoan hiện đại Hải Dương 981 vào khu vực chỉ cách bờ biển Việt Nam có 120 hải lý. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 – một bộ luật đã được Trung Quốc ký kết. Cùng với đó, Trung Quốc kéo 80 tàu thuyền, trong đó có 7 tàu chiến, vào khu vực biển của Việt Nam để bảo vệ cho việc hạ đặt giàn khoan trái phép trong khu vực thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Tàu thuyền Trung Quốc còn hung hăng chủ động đ.âm va và b.ắn s.úng vòi rồng vào các tàu Việt Nam đang thực thi hoạt động chấp pháp trên biển.

Theo chuyên gia John Lee, mặc dù các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông đã có từ nhiều thập kỷ nay, nhưng vụ việc mới nhất nói trên đã khiến người ta phải lo ngại vì một số lý do.

Thứ nhất, hành động của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam diễn ra vào một thời điểm khi quan hệ song phương Việt-Trung đang diễn ra tốt đẹp, không giống như quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines và Nhật Bản. Người ta không thể ngờ được rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự đưa một giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác có tranh chấp ở Biển Đông và rằng Trung Quốc lại chọn Việt Nam để làm như vậy.

Lý do đáng lo ngại thứ hai, theo ông Lee, chính là quy mô của lực lượng tàu mà Trung Quốc kéo vào vùng biển của Việt Nam . Vị chuyên gia người Australia cho rằng, quy mô của đội tàu đó cho thấy mức độ lên kế hoạch và phối hợp rất cao giữa các cơ quan chính phủ, bộ, ngành và địa phương ở Trung Quốc trong vụ đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Hơn nữa, sự xuất hiện của những chiếc tàu chiến ngoài lực lượng bán quân sự đã cho thấy một cấp độ mới trong việc quân sự hóa các cuộc tranh chấp hàng hải của Trung Quốc.

Thứ ba, sự thực về việc giàn khoan Hải Dương 981 thuộc CNOOC là rất đáng quan tâm. Với tư cách là tập đoàn quốc gia hàng đầu của Trung Quốc trong một ngành được xác định là chiến lược như năng lượng với sự liên quan mật thiết đến lợi ích quốc gia trong tương lai, CNOOC nhận được sự hào phóng của chính phủ về mọi thứ, từ ngoại giao, tài chính, quy định, luật lệ và nhiều sự ủng hộ khác. Ngược lại, mối liên kết về mặt thể chế và cá nhân giữa CNOOC với bộ máy lãnh đạo Trung Quốc là rất sâu sắc. Việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam của CNOOC chắc chắn nhận được sự ủng hộ của giới chính khách ở cấp cao nhất của Trung Quốc.

Video đang HOT

Kết hợp tất cả ba lý do trên, những nhân tố đó có nghĩa rằng, giai đoạn đưa giàn khoan 981 vào Việt Nam chính là một bước lấn tới mạnh mẽ và đầy phô trương mới của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp hàng hải ở Đông Á với các nước như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Trung Quốc đang ngày càng lấn tới trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Chính sách hàng hải và cách cư xử của Trung Quốc ở những vùng biển này đang trở thành mối quan ngại chính của Mỹ đối với khu vực Châu Á – nơi Mỹ có nghĩa vụ về mặt hiệp ước với Nhật Bản và Philippines và cả với những quốc gia ven biển nhỏ như Singapore.

Trở lại với lợi ích và mối quan ngại của Australia, t heo ông Lee, tầm quan trọng của sự ổn định và tự do hàng hải ở khu vực phía bắc Australia đã được thừa nhận công khai là một trong những mục tiêu chiến lược quốc gia then chốt trong Sách Trắng Quốc phòng năm 2000 của Australia . Điều này tiếp tục được khẳng định trong các cuốn sách trắng năm 2009 và 2013. Một mục tiêu then chốt như thế sẽ bị ảnh hưởng khi các nước có tranh chấp, đặc biệt là nước lớn, sử dụng vũ lực hay các hình thức dọa dẫm để tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông; và khi có sự thay đổi đáng kể về biên giới hàng hải chung hay vấn đề tự do hàng hải ở khu vực đã được quy định kể từ sau Thế chiến II.

“Nói theo cách khác, nếu có một người chơi mạnh muốn đòi chủ quyền đối với lối đi lại ngay trước cửa nhà mình thì liệu chúng ta có thực sự nên xem đó không phải là chuyện của nhà mình và không lên tiếng về lập trường của mình hay không? Hay chúng ta sẽ tự trấn an mình rằng, lối đi đó sẽ vẫn dành cho mình khi kẻ chơi kia đã chiếm mất nó”, ông Lee đặt câu hỏi. “Khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ là một phần của Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đang cố tình mập mờ trong yêu sách của họ để đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Không có gì ngạc nhiên khi các nước trong khu vực cảm thấy rằng, nhân nhượng với Trung Quốc ở một khu vực nhỏ sẽ là bước đầu tiên để Trung Quốc đòi phần lớn hơn nữa”, ông Lee phân tích.

Theo nhà phân tích Lee , Australia có ràng buộc với vấn đề Biển Đông. “Chính phủ của chúng ta thường né tránh, thậm chí là thụ động trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Có một số ngoại lệ. Điều đó xảy ra khi Ngoại trưởng Australia Julie Bishop bất ngờ triệu tập Đại sứ Trung Quốc đến để phản đối việc nước này thành lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái. Nhưng đây chỉ là một ngoại lệ. Nói chung, chúng ta vẫn tránh chỉ trích Trung Quốc vì sợ làm ảnh hưởng đến đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta. Một phương pháp tiếp cận như vậy là dễ hiểu, khi Australia chẳng thể làm được gì nhiều để giải quyết cuộc tranh chấp hay thay đổi cán cân quân sự ở Đông Á. Nói cách khác, sự thụ động, bị động của chúng ta là do thực thế, chúng ta không có liên quan và thực tế cũng không có ảnh hưởng để nói về điều đó”, chuyên gia Lee cho hay.

Tuy nhiên, ông Lee bày tỏ sự băn khoăn, “liệu sự im lặng của chúng ta có phải là một phần của vấn đề? Rốt cuộc, những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông cũng như cách hành xử của họ để thực hiện điều đó đã gây ra những cuộc đối đầu trực tiếp giữa nước này với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei. Các nước hàng hải như Singapore – quốc gia phụ thuộc vào sự tiếp cận tự do và đảm bảo đối với các vùng biển, đang quan ngại sâu sắc trước những gì mà Trung Quốc đang làm. Mỹ cũng như vậy. Một phần lớn trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc là thay vì thuyết phục nước đang trực tiếp tranh chấp với họ, Bắc Kinh tìm cách để các nước khác tin rằng, họ nên quan tâm đến lợi ích của riêng mình thay vì bình luận về những việc Bắc Kinh đang làm trong các cuộc “tranh chấp song phương”, thậm chí kể cả khi lợi ích của các nước đó cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Và khi “các bên thứ ba” chỉ quan tâm đến việc của mình thì Bắc Kinh dường như càng trở nên bạo gan và ngang ngược hơn”.

Với những phân tích ở trên, ông Lee cho rằng, “thậm chí nếu chúng ta có mối quan hệ ngoại giao tuyệt vời với Trung Quốc, thì sự lấn tới của họ trong tranh chấp chủ quyền và các hành vi ngày một hung hăng của họ ở Đông Á cũng sẽ gây hại đến các lợi ích của chúng ta. Mọi thứ ở Đông Á xung quanh Trung Quốc sẽ trở nên tồi tệ đi và không có gì đảm bảo là chúng ta cuối cùng sẽ tốt hơn lên, thậm chí nếu xung đột thực sự có thể tránh được”.

“Hãy coi chính chúng ta là một &’mục tiêu nhỏ’ và từ bỏ lựa chọn không làm gì. Đã đến lúc chúng ta cần phải đối mặt với Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không cô đơn. Tất cả các quốc gia hàng hải ở Châu Á cũng sẽ bị buộc phải làm như vậy”, ông Lee nhấn mạnh.

Kiệt Linh – (theo Businessspectator)

Theo_VnMedia

Vụ giàn khoan: Australia sẽ không để TQ tiếp tục khuấy đảo Biển Đông?

Sự kiện Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều khả năng sẽ khiến Australia quyết định không thể đứng ngoài cuộc để chứng kiến Trung Quốc bành trướng.

Hiện nay, 2/3 hàng hóa xuất khẩu và 1/2 hàng nhập khẩu của Australia được vận chuyển qua tuyến đường biển trên Biển Đông. Do đó, nếu Trung Quốc tiếp tục hành xử theo lối hung hăng, tình hình căng thẳng tại vùng biển này sẽ tiếp tục leo thang và dần vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tờ Business Spectator đã cho đăng tải bài phân tích của Tiến sĩ John Lee công tác tại Đại học Sydney. Ông Lee cho rằng Australia sẽ không thể mãi đứng ngoài cuộc mà ít nhất là tham gia mặt trận ngoại giao, để giải quyết các cuộc tranh chấp hiện nay.

Vụ giàn khoan: Australia sẽ không để TQ tiếp tục khuấy đảo Biển Đông? - Hình 1

Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thuyền tới bảo vệ hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam

T.iền lệ chưa từng có

Các cuộc tranh chấp chủ quyền và quyền kiểm soát nhiều khu vực trên Biển Đông đã diễn ra trong suốt hàng thập niên qua. Song hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được xem là sự việc nghiêm trọng nhất trong chuỗi tranh chấp trên Biển Đông.

Thứ nhất, mức độ nghiêm trọng được thể hiện qua việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đúng thời điểm mối quan hệ song phương giữa hai nước đang trong giai đoạn ổn định, chứ không giống như mối quan hệ sóng gió giữa Bắc Kinh với Philippines và Nhật Bản. Ngoài ra, hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu vào Vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là một t.iền lệ chưa từng có. Song Trung Quốc đã chọn Việt Nam để thực hiện kế hoạch này.

Vụ giàn khoan: Australia sẽ không để TQ tiếp tục khuấy đảo Biển Đông? - Hình 2

Tàu Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam

Thứ hai, việc Trung Quốc huy động một lực lượng lớn tàu thuyền tới Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn kế hoạch phối hợp hành động giữa chính quyền trung ương và các ban ngành địa phương. Ngoài ra, sự xuất hiện của các tàu quân sự của Hải quân Trung Quốc chứ không chỉ là tàu bảo vệ bờ biển và các tổ chức bán quân sự, đã thể hiện mức độ quân sự hóa leo thang trong những tranh chấp hàng hải mà Trung Quốc tiến hành.

Thứ ba, giàn khoan dầu nước sâu Hải Dương-981 thuộc về CNOOC - một công ty nhà nước của Trung Quốc. Điều này cho thấy CNOOC đã nhận được sự ưu ái lớn từ phía chính phủ Trung Quốc trên lĩnh vực ngoại giao, tài chính, luật pháp và nhiều nguồn hỗ trợ khác. Thậm chí, mối quan hệ giữa các cơ quan và cá nhân trong CNOOC và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ngày một trở nên sâu sắc hơn. Do đó, không có gì để ngụy biện cho việc giàn khoan Hải Dương-981 được lai dắt và hạ đặt trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một cách ngẫu nhiên mà không thông qua ý kiến của giới chức trong các cơ quan chính phủ cấp cao nhất.

Cả 3 yếu tố trên cộng lại cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng giàn khoan Hải Dương-981 như một công cụ đắc lực phục vụ các cuộc tranh chấp chủ quyền và lãnh hải giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia tại khu vực Đông Á bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia. Ngay cả khi không rõ liệu Bắc Kinh có ra lệnh cho CNOOC hạ đặt giàn khoan dầu vào Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vẫn có bằng chứng đầy đủ cho thấy ít nhất hành động này nhận được sự ủng hộ từ các cấp cao nhất trong chính quyền Trung Quốc.

Kể từ năm 2010, Trung Quốc đã liên tiếp triển khai những hành động nhằm mở rộng phạm vi chủ quyền và lãnh hải tự xưng trên hai vùng biển là Hoa Đông và Biển Đông. Tạm thời bỏ qua những vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, lối cư xử và chính sách hàng hải hung hăng của Trung Quốc đang trở thành mối lo lớn của Mỹ tại khu vực châu Á. Bởi Washington đã ký kết các hiệp ước hợp tác an ninh quốc phòng hỗ trợ cho Nhật Bản, Philippines cũng như những quốc gia hàng hải nhỏ bé khác như Singapore.

Không dám phản đối vì sợ bị liên lụy

Quay trở lại với những mối lo và lợi ích của Australia. Tầm quan trọng của sự ổn định, tự do và mở rộng tiếp cận với mạng lưới thông tin đường biển nối khu vực phía bắc Australia được công nhận là một trong những mục tiêu chiến lược quốc gia chủ chốt trong Sách Trắng quốc phòng năm 2000.

Điều này đã được nhắc lại trong Sách Trắng năm 2009 và 2013. Mục tiêu chiến lược của Australia cũng là điều được các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông đưa ra bàn thảo. Trong đó, các nước chú trọng tới việc không dùng vũ lực hay các hình thức ép buộc để khẳng định chủ quyền trên hai vùng biển này. Ngoài ra, các quốc gia cũng sẽ không có những hành động làm thay đổi hiện trạng vành đai hàng hải chung cũng như đảm bảo việc tiếp cận tự do và mở rộng với những quy định đã đạt được từ sau Thế chiến thứ Hai.

Vụ giàn khoan: Australia sẽ không để TQ tiếp tục khuấy đảo Biển Đông? - Hình 3

Australia từng lên tiếng phản đối Trung Quốc đơn phương thiết lập "Vùng phòng không" trên biển Hoa Đông

Tuy nhiên, chính phủ Australia lại đang tỏ ra bị động và phản ứng khiêm tốn trước các vụ việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện nay. Australia từng ghi nhận một ngoại lệ duy nhất là khi Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop quyết định triệu hồi đại sứ Trung Quốc tới để phản đối hành động Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập "Vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp với Nhật Bản - Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 11/2013. Australia khẳng định quốc gia này "phản đối mọi hành động đơn phương và ép buộc nhằm thay đổi hiện trạng trong vùng biển Hoa Đông".

Việc Australia ra mặt chỉ trích chỉ được xem là điều ngoại lệ. Đối với Trung Quốc, Australia lo ngại hành động phản đối sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ đối tác thương mại giữa quốc gia này với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra, theo Tiến sĩ Lee, cách tiếp cận khiêm tốn trước các cuộc tranh chấp chủ quyền cũng là điều dễ hiểu bởi Australia "không làm được gì" để giải quyết khủng hoảng và cũng không thể thay đổi cán cân quân sự tại khu vực Đông Á.

Trong khi đó, trọng tâm trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc là nhằm chỉ cho các nước chứ không chỉ duy nhất quốc gia mà Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền rằng, họ chỉ nên quan tâm tới lợi ích của mình chứ không nên đưa ra bất cứ lời bình luận nào về "tranh chấp song phương" của Trung Quốc ngay cả khi lợi ích của các quốc gia liên quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu các "bên thứ ba" can thiệp vào chuyện của Trung Quốc, họ chắc chắn sẽ đối mặt với những phản ứng gay gắt và liều lĩnh hơn từ phía Bắc Kinh.

Theo Tiến sĩ Lee, ngay cả thiết lập mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Trung Quốc, việc Bắc Kinh thi hành lối hành xử ngày một hung hăng và liên tiếp tranh chấp chủ quyền trong khu vực Đông Á, sẽ vẫn gây bất lợi cho những lợi ích của Australia. Do đó, một khi Trung Quốc có những hành động khiến cuộc khủng hoảng tại Đông Á ngày một leo thang, không có gì đảm bảo tình hình sẽ được cải thiện ngay cả khi các nước tránh được một cuộc xung đột giao tranh.

Chuyên gia Lee cho rằng đây là thời điểm để tổ chức các cuộc đối thoại với Trung Quốc. Song nếu chỉ một mình Australia, kế hoạch này sẽ không thể trở thành hiện thực. Do đó, Australia kêu gọi các nước trong khu vực châu Á cần đẩy mạnh trao đổi ngoại giao để giải quyết các tranh chấp chủ quyền.

Theo Infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Cháy nhà ở thành phố Thái Nguyên làm 2 người t.ử v.ong
11:18:43 26/06/2024
Xe buýt cán t.ử v.ong người phụ nữ ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
23:05:23 25/06/2024
Bệnh nhân bất ngờ lái ô tô lao vào tường bệnh viện
17:11:53 26/06/2024
Một trẻ bị điện giật t.ử v.ong khi trèo trạm biến áp gỡ diều
05:47:41 26/06/2024
Diễn biến mới vụ b.é t.rai người Nhật bị đuối nước tại resort ở Mũi Né
14:50:42 27/06/2024

Tin đang nóng

Cắn răng lấy chồng U50, đêm tân hôn chưa kịp động phòng tôi 'sợ run người' trước màn lộ diện của chồng
10:49:36 27/06/2024
NSND Trung Đức: 35 năm không có quỹ đen, về đến nhà là "vợ ơi, t.iền đây"
12:49:56 27/06/2024
Angelababy hết cửa trở lại showbiz
13:34:34 27/06/2024
Á hậu Phương Anh trở thành giảng viên đại học RMIT
15:02:34 27/06/2024
Hàng loạt ngôi sao rời CAHN sau mùa giải 2023/24?
12:36:10 27/06/2024
Sao Vbiz từng đạt 9,5 điểm Văn trong kỳ thi đại học, thành tích tốt nghiệp còn "khủng" hơn nữa
13:27:18 27/06/2024
Loạt thành tích khủng của Câu Chuyện Hoa Hồng: Lập kỷ lục hot nhất 2024, Lưu Diệc Phi còn làm được 1 điều ít người làm được
10:29:51 27/06/2024
Chuyện tế nhị về cơ thể chồng khiến tôi thất vọng
10:53:01 27/06/2024

Tin mới nhất

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Phú Thọ: B.é t.rai 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành giữa đêm

16:12:28 27/06/2024
Thông tin từ lãnh đạo phường Minh Phương (TP. Việt Trì, Phú Thọ), Công an TP. Việt Trì đang điều tra nghi vấn cháu bé 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành.

70 công nhân ở một nhà máy đóng tàu tại Hải Phòng đi cấp cứu sau bữa trưa

16:00:24 27/06/2024
Tuy nhiên, những người này vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi sức khỏe ổn định. Đồng thời, cần làm rõ tác nhân gây ra biểu hiện bệnh lý của 70 công nhân này.

T.iền Giang: Sông Mỹ Thiện sạt lở, ảnh hưởng nặng đến sản xuất và đời sống nhân dân

15:57:34 27/06/2024
Việc đi lại của người dân địa phương hết sức khó khăn và thiếu an toàn. Sạt lở cũng làm một phần sân chùa Thiền Quang (ấp Mỹ Hưng A, xã Mỹ Đức Đông) bị đổ xuống sông Mỹ Thiện.

Ô tô con bị tàu hỏa tông bẹp dúm, văng gần chục mét

15:02:46 27/06/2024
Băng qua đường sắt tại huyện Núi Thành (Quảng Nam) lúc đoàn tàu hỏa đang chạy đến, ô tô 4 chỗ bị tông trực diện, hất văng gần chục mét.

Tiêu hủy chiếc "tàu ma" trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị

14:26:27 27/06/2024
Chiếc tàu ma này được làm bằng gỗ, dài 11 m, được người dân phát hiện trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị hơn 3 tháng trước

Quốc hội chốt cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

12:24:53 27/06/2024
Sáng 27/6, 357/448 Đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn .

Người dân lật ô tô cứu tài xế nhưng bất thành

11:33:46 27/06/2024
Thời điểm xảy ra vụ việc, người dân đã hỗ trợ lật ô tô lên và đưa tài xế đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương nặng, tài xế đã t.ử v.ong.

Hà Nội chủ động tiêu thoát nước, đề phòng ngập úng tại các điểm thi

11:23:19 27/06/2024
Đơn vị sẽ khắc phục, thay thế kịp thời các hư hỏng trên hệ thống thoát nước như: vỡ, mất nắp đan ga, sụt cống trên địa bàn quản lý... đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Con chó cắn nhiều người ở Đắk Lắk dương tính virus bệnh dại

11:20:57 27/06/2024
Theo ông Phạm Văn Thái, Chủ tịch UBND phường Tân Lợi, ngay sau khi xảy ra sự việc, cán bộ UBND phường Tân Lợi đã đưa bốn người dân đến cơ sở y tế tiêm phòng bệnh dại.

Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam đạt danh hiệu Danh lục Xanh

11:18:03 27/06/2024
Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế là một bộ Tiêu chuẩn toàn cầu nhằm ghi nhận các Khu bảo tồn đã đạt được các kết quả bảo tồn thiên nhiên thành công.

Hà Nội: Vụ cháy khiến 14 người t.ử v.ong là do chập mạch điện

11:15:59 27/06/2024
Thứ hai, Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan, trách nhiệm quản lý Nhà nước, quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo PCCC đối với nhà trọ nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

4 loại trái cây giàu chất xơ hỗ trợ giảm cân lành mạnh

Sức khỏe

16:18:17 27/06/2024
Nếu bạn đang thực hiện hành trình giảm cân hoặc muốn kiểm soát cân nặng, việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn vào chế độ ăn uống là một cách tuyệt vời để đạt được mục tiêu đó.

Ai Cập, UAE sẵn sàng tham gia lực lượng an ninh Gaza hậu chiến do Mỹ đề xuất

Thế giới

16:11:32 27/06/2024
Ngoại trưởng Blinken đã nói riêng với những người đồng cấp rằng mục tiêu sẽ là thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Gaza và chính phủ này sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực.

2 ngày trước hôn lễ, Midu tung trọn bộ ảnh cưới: Cô dâu mỹ miều bên chồng trẻ, 1 chi tiết đắt đỏ gây chú ý

Sao việt

15:36:13 27/06/2024
Vào sáng 27/6, trước 2 ngày diễn ra đám cưới, Midu tiếp tục tung trọn bộ ảnh cưới full HD gây sốt trên mạng xã hội.

Phim vừa chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, cặp chính đẹp xuất sắc còn có c.ảnh n.óng cực bạo

Phim châu á

15:33:17 27/06/2024
Phim được phát hành tại Việt Nam thông qua một nền tảng trực tuyến lớn và chỉ sau đúng 1 ngày ra mắt, nó đã vượt qua hàng loạt bom tấn đình đám để đứng top 1 BXH series truyền hình được xem nhiều nhất.

Mỹ nam hot nhất hiện tại: Visual lãng tử vạn người mê, diễn xuất tài tình vai nào cũng cân đẹp

Hậu trường phim

15:27:38 27/06/2024
Tính riêng trong tháng 6 này, Lưu Tuấn Khiêm có 2 dự án điện ảnh cùng ra rạp Việt là Cửu Long Thành Trại: Vây Thành và Chờ Người Nơi Pháo Hoa Rực Rỡ.

Hùng vĩ Mã Pì Lèng Hà Giang

Du lịch

15:12:00 27/06/2024
Hà Giang, vùng đất xa xôi nơi địa đầu Tổ quốc được biết đến không chỉ là bạt ngàn hoa tam giác mạch, sự trùng điệp của cao nguyên đá Đồng Văn mà còn là những vách núi cheo leo

Lần đầu tiên, Tốc Chiến ra mắt một "vị tướng" hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện ở phiên bản PC

Mọt game

15:09:07 27/06/2024
Vẫn biếtTốc Chiếnluôn đượcRiotưu ái thực hiện nhiều ý tưởng thú vị, thế nhưng mới đây, trò chơi này đã khiến cả làng game phải sốc nặng khi ra mắt hàng loạt thay đổi khác lạ trong bản cập nhật mới.

Tiết lộ: Lương HLV của đội tuyển vừa khiến Ronaldo và đồng đội ôm hận chưa bằng 1/3 ông Troussier ở Việt Nam

Sao thể thao

15:02:32 27/06/2024
Theo Daily Mail, HLV Sagnol hiện chỉ nhận lương 215.000 USD/năm (khoảng gần 18.000 USD/tháng, tương đương 450 triệu VNĐ/tháng).

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 84: Cuộc nói chuyện siêu gượng gạo nhưng đáng yêu của Đức Anh

Phim việt

14:57:28 27/06/2024
Thật khó tin khi giờ đây Đức Anh đang phải bắt chuyện lại với Hân như thể hai người chưa từng kết hôn trước đó với cuộc nói chuyện khá gượng gạo.

Bắt người thứ 13 liên quan đến dự án 'ma' ở Phú Quốc

Pháp luật

14:52:39 27/06/2024
Ngày 26/6, mở rộng điều tra vụ án phân lô, bán nền tại Phú Quốc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố và bắt tạm giam bị can Tăng Tấn Đạt (40 t.uổi) để điều tra tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .