Báo Úc: Châu Á cần một Nhật Bản hùng mạnh để kiềm chế Trung Quốc
Để kiềm chế sự trỗi dậy đi kèm hung hăng của Trung Quốc ở châu Á, không gì hiệu quả bằng một siêu cường đối trọng, và Nhật Bản là quốc gia mà châu Á có thể trông đợi để kiềm chế Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – Ảnh: AFP
Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua dự luật an ninh mới, trong đó cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Trong bài viết trên tờ The Age (Úc) hôm nay 21.7, giáo sư Hugh White thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng (Đại học Quốc gia Úc) nhận định rằng châu Á rất cần một Nhật Bản hùng mạnh cả về kinh tế và quân sự trong bối cảnh tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa cho các nước châu Á.
Sẽ không sai nếu để một Trung Quốc có vai trò lớn hơn trong việc lãnh đạo khu vực, nhưng lại rất sai nếu để Trung Quốc thống trị châu Á, tác giả bài viết nhận định.
Với riêng Nhật Bản, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể kéo theo căng thẳng gia tăng trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Tokyo và Bắc Kinh. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát. Ngoài ra, tác giả bài báo cũng đặt câu hỏi liệu Washington có theo đuổi được lời hứa bảo vệ đồng minh và ủng hộ Nhật Bản như Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố hay không, nếu cuộc đối đầu với Trung Quốc tốn nhiều sức lực và tiền của của người dân Mỹ? Rủi ro sẽ rất cao nếu sự tốn kém đó quá lớn.
“Cho dù Washington có nói gì thì thực tế Nhật Bản cũng sẽ bị bỏ rơi một mình để đối mặt với Trung Quốc. Điều này có nghĩa chính sách an ninh (được Mỹ bảo vệ) của Nhật Bản dù có tốt và kéo dài bao lâu thì sẽ không thể tiếp tục trong tương lai (với sự trỗi dậy của Trung Quốc)”, từ nhận định đó, giáo sư White cho rằng chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm kiếm một chiến lược mới.
Video đang HOT
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Abe đang thực hiện chiến lược song song: một mặt tiếp tục tăng cường liên minh với Mỹ, mặt khác hợp tác với những nước khác. Trong đó Úc, Ấn Độ hoặc các nước Đông Nam Á có triển vọng trở thành đối tác đáng tin cậy của Tokyo. Những nước này cũng muốn chống lại sức mạnh của Trung Quốc và kiềm chế tham vọng bá chủ của Bắc Kinh ở châu Á.
Để thực hiện những điều này, Tokyo đã có những động thái gia tăng sức mạnh quân sự vốn lâu nay chỉ dựa vào Washington, như hợp pháp hóa sự hiện diện của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài, tham gia hoạt động quân sự và chuyển giao công nghệ quân sự cho nước khác…
“Điều quan trọng mà tất cả chúng ta phải nhớ rằng Nhật Bản đang và sẽ vẫn là một cường quốc ở châu Á; châu Á nói chung không thể được ổn định trừ khi nước Nhật an toàn”, giáo sư đại học Úc nhận xét.
“Con đường tốt nhất của Nhật Bản là tăng cường năng lực tự vệ, đồng thời góp phần xây dựng một tập thể lãnh đạo khu vực trong đó Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn những quốc gia còn lại. Đó sẽ là một di sản mà ông Abe có thể tự hào nếu Tokyo thành công”, giáo sư White kết luận.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đằng sau nỗ lực gửi quân ra nước ngoài của Thủ tướng Abe
Trên con đường biến việc mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản thành hiện thực, ông Shinzo Abe đã có những bước đi thận trọng và chính xác, The Wall Street Journal nhận xét.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) đã thành công bước đầu trong việc cho phép quân Nhật mở rộng phạm vi chiến đấu ra nước ngoài - Ảnh: AFP
Thực tế vào năm 2012, chính quyền của cựu Thủ tướng Naoto Kan và sau đó là Yoshihiko Noda cũng đã ủng hộ việc bình thường hóa vai trò của quân đội Nhật trong việc hoạch định chính sách, cải thiện ngành công nghiệp quốc phòng, phát triển một lực lượng liên quân năng động và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của khu vực, theo The Wall Street Journal.
Điều này cho thấy nếu ông Abe thành công trong việc ký thành luật cho phép quân đội Nhật ra nước ngoài chiến đấu, tức làm được điều các "tiền bối" chưa hoàn thành, uy tín của ông sẽ tăng lên đáng kể.
The Wall Street Journal nhận xét rằng ông Abe đã có những con tính khôn ngoan hơn, dựa vào tình hình thực tế để đưa ra những điều chỉnh được chấp nhận nhiều hơn so với ông Kan và ông Noda.
Theo đó, sở dĩ ông Abe bị các đảng đối lập trong nước chỉ trích rằng đã cố thúc đẩy một "dự luật chiến tranh", vì ông đã im lặng thay vì giải thích. Sự im lặng này theo The Wall Street Journal chẳng qua vì ông Abe vẫn phải cẩn trọng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đặc biệt khi ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp tới.
Trong khi đó, ông đã thuyết phục những thành viên Hạ viện về việc thông qua dự luật bằng cách làm bật lên nỗi bức xúc từ những hành động hung hăng của Trung Quốc về mặt quân sự trong khu vực, kể cả những lời lẽ không tốt của Tân Hoa xã về chủ nghĩa hòa bình của Nhật.
Ông Abe khôn khéo lồng ghép ý định đưa quân ra nước ngoài bằng những cam kết phối hợp chặt chẽ hơn với các đồng minh như Mỹ, Philippines hay Hàn Quốc. Như vậy, việc đưa quân ra nước ngoài là một sự phòng vệ chủ động, không phải cố tình gây căng thẳng hay chuẩn bị cho chiến tranh...
Dù vậy, nhiều người dân Nhật Bản biểu tình phản đối dự luật này. Theo ghi nhận của hãng tin Al Jazeera, hàng ngàn người Nhật đã xuống đường giăng biểu ngữ có nội dung "Abe từ chức", "Không chiến tranh, không chết chóc"...
Một cuộc thăm dò công bố hôm 17.7 của báo Asahi Shimbun cho thấy 56% số người được hỏi phản đối các dự án luật, so với 26% ủng hộ.
Trong chuyến thăm Washington hồi tháng 4, ông Abe đã thống nhất với Mỹ về việc nâng cao các thỏa thuận trong hiệp ước an ninh của hai nước. Theo đó, Thủ tướng Abe đã có lời hứa với các nhà lập pháp Mỹ trong việc đưa dự luật cho phép gửi quân ra nước ngoài "trong mùa hè này", theo The Wall Street Journal.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trung Quốc phản ứng việc Nhật có thể đưa quân ra nước ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói với người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản rằng dự luật an ninh mới của Nhật, cho phép Nhật đưa quân ra nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, có thể làm phức tạp an ninh khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Ảnh: NBC)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất

Cố vấn Tổng thống Putin xác nhận các cuộc đàm phán về đất hiếm với Mỹ

Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

Thái Lan hợp pháp hóa sòng bạc để hút khách du lịch

Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên

Ông Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine

F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật

Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Có thể bạn quan tâm

Paramaribo - một góc Nam Mỹ
Du lịch
07:03:40 01/04/2025
Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an
Tin nổi bật
06:56:08 01/04/2025
MC đám cưới cùng vợ dùng clip nhạy cảm tống tiền nhân tình
Pháp luật
06:53:04 01/04/2025
Quỳnh Lương đăng bài có tên ViruSs, thái độ căng giữa lùm xùm tình ái hot nhất hiện nay
Sao việt
06:36:04 01/04/2025
Bất ngờ với tựa game miễn phí siêu độc lạ trên Steam, ra mắt cùng ngày vẫn được chú ý hơn loạt bom tấn
Mọt game
06:26:15 01/04/2025
"Pam yêu ơi" cho bố ra rìa vì 1 nhân vật, bố con Lê Dương Bảo Lâm xuất hiện độc lạ
Tv show
06:14:48 01/04/2025
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
Sức khỏe
06:09:46 01/04/2025
Cho dù cháo đậu xanh hay đậu đỏ, hãy thêm một bước này trước khi nấu, đảm bảo cháo ngon không thể chê!
Ẩm thực
06:04:17 01/04/2025
Cặp mẹ chồng - nàng dâu gây tranh cãi nhất hiện nay xuất hiện ở sự kiện, nhìn ảnh không ai dám tin
Hậu trường phim
05:58:47 01/04/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 130% chỉ sau 1 tập, nữ chính U50 mà đáng yêu như thiếu nữ mới tài
Phim châu á
05:57:58 01/04/2025