Bão tuyết mùa đông khắc nghiệt ở Mỹ khiến thị trường khí hóa lỏng thêm khan hiếm
Cơn bão mùa đông khắc nghiệt đang càn quét ở Mỹ có thể làm gián đoạn nguồn cung từ Mỹ – một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng ( LNG) hàng đầu, khiến thị trường vốn đã biến động mạnh về giá trong năm nay càng thêm khan hiếm.
Người dân dọn tuyết để mở đường đi tại Hamburg, bang New York (Mỹ) ngày 26/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com, lốc xoáy vùng cực ở Mỹ đã khiến hàng triệu hộ gia đình bị gián đoạn nguồn cung điện và làm gián đoạn kế hoạch đi lại của hàng triệu người do hàng nghìn chuyến bay bị hủy. Ngay trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh cuối tuần, gần 250 triệu người dân Mỹ và Canada đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão, trong đó hàng chục người thiệt mạng.
Mỹ đã ban hành cảnh báo về “đóng băng cứng” cho tất cả các bang dọc theo duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ như Texas, Louisiana, Alabama và Florida. Đóng băng cứng xảy ra khi nhiệt độ giảm xuống -2 độ C hoặc thấp hơn trong một thời gian dài, giết chết hầu hết các loại cây trồng.
Mặc dù lưới điện bang Texas cố gắng tránh được những sự cố thảm khốc trong cơn bão, nhưng các đơn vị vận tải biển cảnh báo có thể xảy ra gián đoạn giao thông trên các tuyến đường thủy phục vụ trạm xuất khẩu LNG lớn nhất tại Sabine Pass.
Nhiệt độ đóng băng cho đến ít nhất ngày 26/12 (giờ Mỹ), có thể trì hoãn hoặc làm ngừng các dịch vụ hoa tiêu cho tuyến Đường thủy Sabine-Neches phục vụ Sabine Pass.
Video đang HOT
Ngoài ra, tàu đã ngừng cập cảng Corpus Christi ở Texas do thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Do đó, lưu lượng tàu đến cơ sở xuất khẩu LNG tại Corpus Christi có thể bị ảnh hưởng.
Cơn bão mùa đông ở Mỹ dịp cuối năm có thể là sự kiện cực đoan mới nhất ảnh hưởng đến thị trường LNG toàn cầu trong năm nay.
Mới tuần trước, một vụ hỏa hoạn tại cơ sở xuất khẩu LNG nổi Prelude ngoài khơi Australia đã buộc nhà điều hành Shell phải ngừng sản xuất, chỉ ba tháng sau khi Prelude hoạt động trở lại sau một vụ kiện kéo dài hàng tháng tại FLNG.
Australia cũng là một trong những nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới cùng với Mỹ và Qatar, nhưng chính LNG của Mỹ đã giúp châu Âu tích trữ khí đốt đủ trước mùa đông này.
Mỹ đã vận chuyển khối lượng LNG kỷ lục đến châu Âu để giúp đỡ các nước Liên minh châu Âu (EU) và khoảng 70% tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ đã được đưa đến châu Âu trong những tháng gần đây.
Giá LNG đã tăng kỷ lục vào đầu năm nay khi châu Âu đang chạy đua để dự trữ nhiên liệu này trước mùa đông. Việc EU khuyến khích ngừng phụ thuộc khí đốt Nga và tìm nguồn thay thế đã khiến châu Âu trở thành điểm đến ưa thích của LNG theo hợp đồng linh hoạt, đặc biệt là LNG từ Mỹ.
Theo ước tính từ Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES), từ tháng 1 đến tháng 11, nhập khẩu LNG vào EU và Anh cộng lại đã tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng nhập khẩu từ Mỹ đã tăng 176%, trong khi nhập khẩu từ các nguồn khác tăng 27%. Trong cùng thời gian đó, xuất khẩu LNG toàn cầu chỉ tăng 5,5%, trong đó gần một nửa mức tăng trưởng đến từ Mỹ.
Các nhà phân tích và các công ty trong ngành cho biết, năm tới, châu Âu sẽ cần nhiều nguồn cung LNG hơn nữa để bù đắp khi Nga không xuất khẩu hoặc xuất khẩu ít năng lượng qua đường ống.
Đầu tháng này, nhà giao dịch hàng hóa Trafigura cho biết do tình hình sụt giảm vận chuyển khí đốt qua đường ống dẫn của Nga, châu Âu sẽ cần khối lượng khổng lồ LNG vào năm tới, đồng thời cho biết thêm họ dự kiến thị trường khí đốt tự nhiên và LNG sẽ tiếp tục biến động.
Trafigura nhận định: “Mặc dù châu Âu nên tránh mất điện vào mùa đông này bằng cách sử dụng năng lượng tích trữ và cắt giảm nhu cầu, nhưng họ sẽ cần nhập khẩu một lượng lớn LNG vào năm 2023 do dòng chảy từ Nga giảm mạnh”.
Theo Trafigura, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu sẽ phải duy trì ở mức cao thì châu lục này mới có thể tiếp tục thu hút hầu hết các lô hàng LNG để cạnh tranh với các khu vực có nhu cầu cao khác. Trafigura dự báo châu Âu sẽ ưu tiên đảm bảo nguồn cung cho đến mùa đông tới và sau đó nữa.
IEA: Thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự
Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự.
Một cơ sở lọc dầu ở gần thị trấn Szazhalombatta, Hungary. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng và khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc phục hồi sẽ khiến thị trường thắt chặt, khi công suất LNG chỉ tăng thêm 20 tỷ m3 trong năm tới.
Trong khi đó, quyết định gần đây của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh về việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày là một quyết định "rủi ro" khi IEA nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ ở mức gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Đó là điều đặc biệt rủi ro khi một số nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.
Giá cả tăng trên toàn cầu đối với một số nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá đang khiến người tiêu dùng thêm khó khăn khi lạm phát giá thực phẩm và dịch vụ đang tăng. Giá cao và khả năng phân phối có thể là điều bất lợi cho người tiêu dùng châu Âu khi mùa Đông sắp tới.
Với dầu mỏ, mức tiêu thụ dự kiến tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, khiến thế giới sẽ cần đến dầu mỏ của Nga để đáp ứng nhu cầu.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã đề xuất cơ chế cho phép các nước mới nổi mua dầu của Nga nhưng với giá thấp để hạn chế nguồn thu của nước này sau xung đột tại Ukraine. Cơ chế này vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ tuần trước cho rằng thế giới vẫn cần dầu của Nga. Một tỷ lệ 80 - 90% lượng dầu của Nga được cung cấp ra bên ngoài là mức đáng khuyến khích để đáp ứng nhu cầu.
Trong khi đó, dù vẫn còn một lượng lớn dầu trong các kho dự trữ chiến lược có thể được giải phóng khi nguồn cung gián đoạn, hiện chưa có kế hoạch cho điều này.
Lý giải về hiện tượng 'lốc xoáy bom' càn quét nước Mỹ dịp Giáng sinh Hệ thống thời tiết được mệnh danh là "lốc xoáy bom" đang càn quét nước Mỹ, kéo nhiệt đột sụt nhanh xuống -45 độ C và làm 21 người thiệt mạng. Người đi bộ chùm chăn qua đường đầy tuyết phủ ở St Louis giữa cơn lốc xoáy bom. Ảnh: AP Một vụ nổ Bắc Cực đã mang đến cái lạnh cực độ,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do
Có thể bạn quan tâm

Ăn gì để cơ thể đủ nước trong các ngày nắng nóng?
Sức khỏe
05:32:56 08/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Vóc dáng hiện tại của Võ Hạ Trâm, chỉ 1 bức ảnh mà thấy rõ sự khác biệt
Sao việt
23:20:14 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh
Netizen
22:23:58 07/05/2025