Báo Trung Quốc xuyên tạc Công ước Luật biển 1982 được Việt Nam áp dụng
Bài viết tiếp tục thể hiện tính chất xuyên tạc trắng trợn, lừa đảo dư luận, đổ lỗi, bôi đen, đe dọa Việt Nam, nhưng lại càng bộc lộ dã tâm đen tối của TQ.
Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 đến địa điểm mới, nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 28 tháng 5 đăng bài viết nhan đề sặc mùi xuyên tạc, bất chấp công lý: “Phân tích hành vi tùy tiện phá hoại luật công ước biển của Việt Nam ở Biển Đông”.
Bài viết đã xuyên tạc về các hoạt động bảo vệ chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam hiện nay trên Biển Đông. Báo GDVN xin đăng lại nội dung của bài viết để độc giả rộng đường tham khảo, hiểu rõ hơn bản chất lưu manh từ những cơ quan tuyên truyền được chính quyền TQ giật giây.
Theo bài viết, tình hình đối đầu giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 (hạ đặt bất hợp pháp trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam) ngày càng mở rộng, theo đó Biẻn Đông đã tiếp tục trở thành tiêu điểm được cái mà báo chí TQ cố gọi là “nhân dân” (Trung Quốc) quan tâm.
Bài báo cho biết, ngày 27 tháng 5, giàn khoan Hải Dương-981 đã “hoàn thành thuận lợi công việc giai đoạn 1 khoan thăm dò (bất hợp pháp) vùng biển lân cận đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đồng thời “đã có được số liệu địa chất liên quan, đã bắt đầu chuyển địa điểm triển khai công việc giai đoạn 2.
Đồng thời, ngày 27 tháng 5, Cục Hải sự Trung Quốc cũng (ngang nhiên) liên tiếp phát 2 lời cảnh báo hàng hải, ra dấu chuyển vùng biển và cho rằng: Gần đây, va chạm giữa các tàu thương mại, tàu cá ở trên Biển Đông liên tiếp xảy ra (thực ra là do Trung Quốc xâm lược vùng biển Việt Nam cố tình gây ra chuyện hòng vu vạ, đổ lỗi cho Việt Nam), yêu cầu tàu thuyền qua lại phải chú ý quan sát và cẩn thận di chuyển.
Thực ra, Trung Quốc làm như vậy là muốn khẳng định họ có chủ quyền và đang thực thi quyền quản lý (bất hợp pháp-PV) đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Lực lượng, phương tiện của Trung Quốc chính là những”tên hải tặc” đang ăn cướp trắng trợn vùng biển của Việt Nam với thủ đoạn không lạ là “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tham gia chiến dịch xâm lược vùng biển của Việt Nam
Theo luận điệu xuyên tạc của bài báo thì việc Trung Quốc cho chuyển giàn khoan tới vị trí khác đã bị Việt Nam phản đối “vô lý”. Ngày 27 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố, hành vi của Trung Quốc đã xâm phạm quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương – 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để hành vi tương tự tái diễn.
Từ ngày 3 tháng 5 trở đi, giàn khoan Hải Dương 981 đã đến hạ đặt trái phép ở “vùng biển đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa” (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) để tiến hành khoan thăm dò dầu khí (bất hợp pháp), bài báo lu loa cho rằng, các tàu của Trung Quốc đã bị vài chục tàu chính phủ Việt Nam “quấy rối”, đội tàu cảnh sát biển Trung Quốc và tàu chấp pháp Việt Nam cũng đã xảy ra rượt đuổi nhiều lần, thậm chí va chạm.
Thực ra, Trung Quốc đưa lực lượng, phương tiện đến cướp, xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam xua đuổi hoạt động này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút khỏi, nhưng Trung Quốc đã cho tàu chiến, máy bay quân sự, các loại tàu khác đến tham gia xâm lược, đe doạ, khiêu khích, tấn công tàu Việt Nam.
Tàu Trung Quốc cậy to, cậy khỏe, hết sức hung hăng, ưa thích đâm húc, dùng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam…
Theo bài báo, sau đó, Trung Quốc đã điều trên 100 tàu đến để hộ tống cho giàn khoan 981. Thực ra là triển khai một chiến dịch cướp biển dài ngày đối với Việt Nam, Trung Quốc có một mưu đồ thâm hiểm lộ rõ là muốn biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.
“Tình hình Biển Đông không hề lạc quan”
Video đang HOT
Báo Trung Quốc tự nhận vơ cho rằng, Trung Quốc là một “nước lớn về biển”, đường bờ biển dài 18.000 km và có trên 6.500 đảo diện tích 500 m2 trở lên (đương nhiên, trong số này có cả đảo của Việt Nam).
Báo Trung Quốc giải thích về pháp lý, cho rằng, “căn cứ vào quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, vùng biển quản lý do Trung Quốc chủ trương gần 3 triệu km2, cho rằng “có chủ quyền đối với một hòn đảo thì có chủ quyền và quyền lợi chủ quyền đối với vùng biển xung quanh đảo bán kính là 200 hải lý”.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng phun vòi rồng, đâm húc tàu Kiểm ngư của Việt Nam
Theo bài báo, một đảo đá rất nhỏ, về pháp lý, Trung Quốc có thể chủ trương “vùng biển 430.000 km2. Vì vậy, bài báo cho rằng, trong phân định ranh giới biển, đảo là cơ sở phân chia ranh giới trực tiếp nhất, cơ bản nhất, đảo là tiêu chí lãnh thổ và tượng trưng có chủ quyền quan trọng nhất trên biển.
Cũng theo đó, bài báo cho rằng, có một số đảo nằm ở vị trí địa lý quan trọng thường gây tranh chấp, thậm chí phát triển “địa bàn” trên đảo không có người ở, muốn tiến hành “chiếm trước” hoặc thậm chí nói đá ngầm là đảo.
Luận điệu của bài báo tiếp tục phán: “Phân định ranh giới Biển Đông đã trở thành một trong những tranh chấp có nhiều quốc gia liên quan nhất, tình hình phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Tranh chấp Trường Sa (quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện đã hình thành cục diện phức tạp “6 nước 7 bên”, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan”.
Trên thực tế, tất cả những gì TQ tự đặt ra, vẽ ra, tuyên bố đều không có căn cứ chứng minh. Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, xâm lược tiếp thêm một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988, rồi năm 1995… Như vậy, Trung Quốc thực ra là một kẻ xâm lược, xâm chiếm biển đảo của nước khác, nhảy vào tranh chấp và đòi quyền lợi. Hành vi đó là hành vi của kẻ cướp.
Theo bài báo, vùng biển Trường Sa tổng cộng có hơn 230 đảo; trong số 50 đảo, đá ngầm, bãi do các nước kiểm soát thực tế, “Trung Quốc chỉ chiếm 8 đảo đá” – ý bài báo là họ xâm lược được ít và phải tiếp tục xâm lược và xâm lược toàn bộ.
Máy bay tuần thám Trung Quốc bay trên tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam để quay phim, chụp ảnh đòi “tìm chứng cứ”.
Bài báo vu cáo, cho rằng: “Các nước xung quanh đã đưa vùng biển hơn 800.000 km2 do Trung Quốc chủ trương (bất hợp pháp) vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Hơn nữa, có mấy nghìn giếng khoan, lượng khai thác dầu mỏ trên 40 triệu tấn”. Nhìn vào khu vực này, về cơ bản, Việt Nam đã kiểm soát vùng biển phía tây Trường Sa.
Bài báo nhận định, gần đây, do các nước như Mỹ can thiệp, xu hướng quốc tế hóa vân đê Biên Đông ngày càng rõ ràng. Đặc biệt là, những năm gần đây, máy bay, tàu trinh sát tình báo điện tử của Hải quân Mỹ dồn dập xuất hiện ở biển Hoa Đông và Biển Đông, đã nhiều lần gây ra đối đầu giữa Hải quân Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt là những năm gần đây.
Đồng thời, Nhật Bản tích cực phối hợp với Mỹ trong vấn đề an ninh ở vùng biển Trường Sa. Tình hình an ninh Biển Đông “vẫn không hề lạc quan”.
Thực ra, với hành động xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam hiện nay, Trung Quốc thực sự đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, trong đó có an ninh và tự do hàng hải, tự do bay.
Bài viết cho rằng, cuộc chiến tranh đoạt tài nguyên ngày càng phức tạp, tranh chấp đảo và phân chia ranh giới giữa Trung Quốc và các nước xung quanh kéo dài không được giải quyết, “nguyên nhân căn bản là vấn đề chủ quyền và tài nguyên của vùng biển tranh chấp”.
Như vậy, bài báo quên đi nguyên nhân căn bản nhất, gốc gác nhất gây ra cuộc chiến này chính là Trung Quốc xâm lược, nhảy vào tranh chấp và đòi chủ quyền “đường lưỡi bò” tới trên 80% diện tích Biển Đông.
Bài báo lộ rõ lòng tham và những âm mưu thôn tin khi nói rằng, các đảo ở Biển Đông là “tuyến đường biển” và “hành lang trên không” của Đông Á và châu Đại Dương, ngoài nguồn lợi thủy sản, còn có tài nguyên khoáng sản phong phú đặc biệt là tài nguyên dầu khí. Tổng trữ lượng dâu khi “trong đường biên giới biển truyền thống của Trung Quốc ở Biển Đông” khoảng 42 tỷ tấn.
Ở đây, “biên giới biển truyền thống” mà bài báo muốn nói tới chính là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc yêu sách bất hợp pháp.
Các tàu Trung Quốc cố tình gây hấn để lực lượng chấp pháp Việt Nam đâm húc, nhưng không thành công.
Theo xuyên tạc, lừa đảo của báo Trung Quốc, những năm gần đây, các nước láng giềng xung quanh Biển Đông tuy luôn cho biết “không áp dụng hành động làm phức tạp hóa vấn đề”, nhưng, họ “chưa từng chấm dứt xâm phạm chủ quyền lãnh thổ các đảo ở và quyền lợi biển Trường Sa của Trung Quốc”.
Tiếp tục giọng điệu sai trái, đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, bài báo cho rằng, một số nước láng giềng mở rộng các công trình quân dụng, dân dụng trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), thu hút các nước như Nga, Anh, Nhật Bản, Australia, Pháp, Mỹ hợp tác thăm dò, “lấy trộm” tài nguyên dầu khí Biển Đông.
Nực cười hơn nữa, báo này viết: Về tổng thể, đảo và quyền lợi biển của Trung Quốc “đang bị đe dọa nghiêm trọng”, an ninh biển của Trung Quốc đang đối mặt với “tình hình nghiêm trọng”.
Xuyên tạc trắng trợn, đổ vạ cho Việt Nam
Theo bài báo xuyên tạc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tuy đã được các nước xung quanh Biển Đông tiếp thu và được cho là công ước quốc tế quan trọng nhất quản lý biển và sử dụng tài nguyên biển.
Nhưng, bài báo xuyên tạc cho rằng, một số nước ven biển Đông như Việt Nam đã sử dụng một số điều khoản của Luật công ước biển để mở rộng vùng biển quản lý của mình, “xâm chiếm đảo, đá ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc, là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước luật biển quốc tế”.
Luận điệu xuyên tạc tiếp tục cho rằng, đặc biệt, trong một số vấn đề, các nước như Việt Nam luôn “làm theo ý mình”. Về phân định thềm lục địa, Việt Nam chủ trương nguyên tăc kéo dài tự nhiên của thềm lục địa, đồng thời cho rằng, không đủ 200 hải lý cần mở rộng đến 200 hải lý. Việt Nam chủ trương các hòn đảo trên Biển Đông (chủ yếu là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa) trên thềm lục địa của Việt Nam, vì vậy đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với đảo, đá ngầm.
Báo Trung Quốc xuyên tạc về chủ trương chủ quyền của Việt Nam. Thực ra là Việt Nam chủ trương chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông là có chứng cứ lịch sử, pháp lý rõ ràng, chứ không phải làm tùy tiện như Trung Quốc nói.
Trong khi đó, sách sử chính thống, bản đồ chính thống của Trung Quốc luôn khẳng định, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, Trung Quốc không chủ quyền đối với bất cứ quần đảo nào bên dưới đảo Hải Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lúc 5 giờ 45 phút ngày 28 tháng 5, tàu Kiểm ngư 630 của Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công
Bài báo lập luận xuyên tạc cho rằng, trên thực tế, về địa chất, quần đảo Trường Sa là khép kín. Giữa giáp ranh bồn địa và đất liền xung quanh có tầng đá ngầm lục địa rộng hẹp khác nhau. 4 quần đảo lớn trên Biển Đông gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Trường Sa, nhìn vào đáy biển, chỉ là 4 nhóm ngọn núi lớn nhô lên của bồn địa lớn này mà thôi.
Trong khi đó, theo bài báo, quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh thuộc bồn địa mới và trẻ, đặc điểm hình thành của nó khác với đặc điểm bồn địa trầm tích trên bán đảo Đông Dương của Việt Nam.
Vì vậy, bài báo cho rằng, các đảo trên Biển Đông lần lượt là các đơn vị địa lý độc lập, quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, Trường Sa và Đông Sa là do các vùng độc lập đã hình thành các khu thềm lục địa.
Bài báo xuyên tạc: Trong khi đó, khi vạch ra thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam hoàn toàn “coi thường phủ nhận sự hiện diện của Trung Quốc trong đường chín đoạn của Biển Đông”. “Chủ trương việc phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế quyết định chủ quyền đảo, đá ngầm là vi phạm nghiêm trọng quy định có liên quan của luật biển”.
Bài báo dẫn cái mà Bắc Kinh gọi là “chứng cứ pháp lý” tiếp tục đánh lừa dưa luận cho rằng, nguyên tắc cơ bản của Công ươc Liên hơp quôc về Luật biển chỉ áp dụng cho giải quyết tranh chấp phân định ranh giới vùng biển, chứ không áp dụng cho giải quyết tranh chấp đảo. Công ước quy định, trong tình hình chiếu cố ổn thỏa chủ quyền của tất cả các nước, xây dựng một trật tự pháp lý trên biển để tiện lợi cho giao thông quốc tế và thúc đẩy sử dụng biển một cách hòa bình.
Trong toàn bộ Công ươc Liên hơp quôc về Luật biển không có điều khoản quy định có thể dành cho các nước ven biển thông qua phương thức vạch ra thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, “xác định lãnh thổ đảo thuộc nước khác về mình” – bài báo xuyên tạc.
Thực ra, cần phải nói lại rằng, Việt Nam chủ trương chủ quyền biển đảo là dựa trên các căn cứ pháp lý và lịch sử rõ ràng, được chính căn cứ pháp lý và lịch sử của Trung Quốc khẳng định (bản đồ nhà Thanh là một ví dụ). Theo bài báo, tiền đề thực hiện Công ước chính là nguyên tắc đất liền chi phối biển.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm tàu Việt Nam
Bài báo gào thét, phàn nàn cho rằng, về quy định lãnh hải, Việt Nam đã áp dụng thái độ “hoàn toàn chỉ biết đến bản thân”, làm cho đường cơ sở lãnh hải của họ “quá dài”, “chệch khỏi phương hướng cơ bản của đường bờ biển”. Nhưng, vùng đặc quyền, vùng tiếp giáp được Việt Nam xác định trên cơ sở đó “chỉ có thể có lợi cho nước này”.
Theo Giáo Dục
Tin mới nhất vụ chủ tiệm vàng bị giết hại dã man bằng 20 nhát dao
Ngày 28/8, chiếc xe SH của ông Nguyễn Hiếu Học (42 tuổi, chủ tiệm vàng Hiếu Học, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị sát hại ngày 27/8) đã được cơ quan CA tìm thấy.
Tiệm vàng Hiếu Học nơi xảy ra vụ án
Nguồn tin riêng của PV cho biết sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành điều tra vụ ông Học bị sát hại và bị cướp chiếc xe hiệu Honda SH mang BKS 60X9-3079 cùng số tiền, vàng khoảng 1,2 tỉ đồng, thì Công an tỉnh Lâm Đồng qua xác minh sàng lọc đã phát hiện chiếc xe máy này được một người đem đến tiệm cầm đồ ở tỉnh Lâm Đồng thế chấp vào sáng 27/8.
Ngay sau đó, Công an Lâm Đồng đã tạm giữ chiếc xe và liên hệ với Công an Đồng Nai để phối hợp điều tra. Hiện hai nghi can liên quan đến vụ án đã được khoanh vùng, và cơ quan công an đang tiếp tục truy lùng.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, khoảng 8h ngày 27/8, người thân đã phát hiện ông Học bị giết chết trong tư thế người không mặc quần áo, trên người bị khoảng 20 vết đâm, chém trong phòng ngủ ở tầng trệt.
Theo Thanh niên
Yêu cầu Trung Quốc hủy tem có quần đảo Hoàng Sa Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) hôm nay lên tiếng phản đối Bưu chính Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền Việt Nam. Bưu chính Trung Quốc đã phát hành bộ tem phổ thông 6 mẫu mang tên "Mỹ lệ Trung Quốc" nhân ngày du lịch quốc gia 19/5. Trong số này, mẫu tem có giá mặt 1,2...