Báo Trung Quốc: Vũ khí xuất khẩu của Nga, Mỹ chất lượng kém, có thiết bị gián điệp?
Vũ khí trang bị xuất khẩu của Mỹ, Nga có cài thiết bị gián điệp, đồng thời chất lượng kém đồ dùng trong nước, vì vậy cần phát triển theo hướng tự cường.
Báo mạng Sina vừa có bài viết được ghi là “dẫn nguồn” từ Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 28 tháng 11 đưa tin, trên máy bay chiến đấu F-16 (tổng cộng chuẩn bị mua 36 chiếc) nhập khẩu từ Mỹ của Không quân Iraq đã phát hiện có thiết bị gián điệp do Israel chế tạo, vì vậy yêu cầu công ty Lockheed Martin tiến hành giải thích.
Căn cứ vào tin tình báo của Quân đội Iraq, thiết bị gián điệp tương tự “cửa sau” (backdoor) cũng từng phát hiện thấy ở trong máy bay chiến đấu mà Mỹ cung ứng cho Ai Cập, Oman, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác. Loại “backdoor” này là “virus máy tính”, có thể hạn chế hoặc ngăn cản các khách hàng không theo Mỹ và đồng minh thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
Ngoài ra, các khách hàng tham gia nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 có được tính năng tàng hình của máy bay thấp hơn nhiều so với máy bay F-35 trang bị cho Không quân, Hải quân và Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, do đó, sức chiến đấu bị hạn chế rất lớn.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ
Năm 2001 Trung Quốc phát hiện, trên chuyên cơ “Không quân Trung Quốc số 1 do Mỹ cung ứng có máy nghe trộm, tổng cộng có 27 thiết bị nghe trộm cỡ nhỏ, có thể nghe trộm trò chuyện vệ tinh của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trên máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk Mỹ bán cho Trung Quốc vào thập niên 80 thế kỷ trước cũng đã phát hiện có thiết bị gián điệp, chúng có thể phán đoán những máy bay trực thăng này hạ cánh ở sân bay nào ở Tây Tạng, tuyến đường bay và hành trình.
Mãi đến khi thiết bị điều khiển một máy bay trực thăng của Không quân Trung Quốc mất tác dụng, máy bay bị rơi vỡ thì mới phát hiện thiết bị “backdoor” do người Mỹ cấy vào. Trong thời kỳ trăng mật của quan hệ Trung-Mỹ (từ thập niên 70 đến năm 1989), tốc độ khởi động tua-bin chạy ga LM-2500 Mỹ cung ứng cho Trung Quốc có thông số chậm so với tài liệu kỹ thuật, hơn nữa thường gặp sự cố khi có sóng gió trên biển khá lớn, thậm chí hoàn toàn tê liệt.
Theo bình luận chó chủ đích của truyền thông TQ trong bài viết đăng trên mạng Sina, Nga cũng “gian lận” về vũ khí và trang bị công nghệ quân sự dùng cho xuất khẩu, các thông số tính năng vũ khí phiên bản xuất khẩu đã bị “co lại” (kém hơn), nếu không, khó có thể giải thích tại sao máy bay tiêm kích Su -30MKI bay rất tốt ở Nga, nhưng khi đến Ấn Độ lại thường xuyên dễ xảy ra tai nạn trên không, đặc biệt là về vấn đề động cơ.
Khi tiến hành nâng cấp tàu ngầm Type 877 lớp Kilo, Trung Quốc không mua tên lửa hành trình Club của Nga, vì vậy Nga từ chối lắp thiết bị phóng ngư lôi do Trung Quốc sản xuất cho chúng, hơn nữa sức chiến đấu của tàu ngầm xuất khẩu cho Trung Quốc rõ ràng yếu hơn phiên bản trang bị cho Hải quân Nga.
Theo bài báo, hiện nay, Trung Quốc cũng có những lo ngại tương tự, vì vậy “trì hoãn” ký kết hợp đồng nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, hy vọng lắp các thiết bị nội địa cho chúng, một phần nguyên nhân chính là Trung Quốc tìm cách cố gắng giảm thấp các rủi ro có thể xảy ra do có thể bị cấy “backdoor” vào các hệ thống trên máy bay chiến đấu Su-35.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Tóm lại, chỉ có quốc gia nào tạm thời không thể bảo đảm tự cung ứng vũ khí trang bị thì mới nhập khẩu vũ khí và trang bị công nghệ quân sự nước ngoài loại “thành phẩm hoàn toàn”, hơn nữa nhìn ở góc độ chiến lược an ninh lâu dài, bất kỳ nước nào đều cần phải tự lực cánh sinh, phát triển toàn diện công nghiệp quân sự của mình.
Theo Giáo Dục