Báo Trung Quốc: Việt Nam muốn mua 100 xe tăng chỉ là giao dịch ở mức trung bình
Theo báo Trung Quốc, giao dịch vũ khí Nga-Philippines sẽ không lớn, còn hợp đồng xe tăng Nga-Việt Nam ở mức trung bình. Nga cần “nhượng bộ” với Việt Nam, do có nhiều đối thủ cạnh tranh đang chào mời Việt Nam.
Xe tăng chiến đấu T-90 của Quân đội Nga. Ảnh: Sina
Philippines và Nga bàn hợp đồng vũ khí
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 4/10 dẫn tờ Izvestia Nga ngày 3/10 cho hay có nguồn tin ngoại giao quân sự tiết lộ, Quân đội Philippines muốn mua máy bay trực thăng, thiết bị bọc thép và súng ống của Nga.
Danh sách mua sắm vũ khí sơ bộ đã được xây dựng xong, đồng thời sẽ chính thức gửi cho Moscow trong ngắn hạn. Sau khi Moscow nghiên cứu danh sách, sẽ đưa ra điều kiện vay cung cấp hàng hóa của họ.
Người phát ngôn Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga không thể lập tức trả lời câu hỏi của tờ Izvestia, nhưng trước đó có phương tiện truyền thông dẫn lời Đại sứ Philippines tại Nga Carlos Sorreta cho biết Moscow dự định dùng hình thức cho vay để bán vũ khí cho Manila.
Theo Carlos Sorreta, ông đã nhận được kế hoạch có liên quan khi gặp gỡ quan chức Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang.
Nga sẵn sàng giúp Philippines triển khai huấn luyện cán bộ và dịch vụ sau bán hàng của thiết bị, tiến hành chuyển nhượng công nghệ, đồng thời sản xuất các linh kiện vũ khí tại chỗ, để đảm bảo dịch vụ sau bán hàng trong tương lai có thể tiến hành thuận lợi.
Xe tăng chiến đấu T-90 của Quân đội Nga. Ảnh: Cankao
Khi Moscow và Manila bàn bạc vấn đề hợp đồng vũ khí cũng trùng với thời điểm Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang thể hiện một tư thế mới, đó là thực hiện chính sách ngoại giao độc lập. Philippines không chỉ phát triển quan hệ với đồng minh truyền thống Mỹ, mà còn muốn phát triển quan hệ với Nga và Trung Quốc.
Trước đó, ông Rodrigo Duterte từng cho biết chính sách ngoại giao “đa dạng hóa” cũng bao gồm tìm kiếm đối tác hợp tác mới trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự.
Chủ biên tạp chí Xuất khẩu vũ khí, Andrei Frolov suy đoán, kim ngạch giao dịch vũ khí giữa Nga và Philippines sẽ không lớn lắm – vài chục triệu USD, dù sao thì giao dịch cũng không phải là vũ khí mới.
Ý nghĩa chính trị của giao dịch quan trọng hơn kim ngạch, hợp đồng này có ý nghĩa tượng trưng đối với Nga: Trước hết, trước đây Nga chưa từng bán bất cứ vũ khí gì cho Philippines.
Thứ hai, Philippines luôn là “lãnh địa truyền thống” của Mỹ, một khi giao dịch thành công thì Mỹ sẽ bị chơi “một vố”.
Ngoài ra, Andrei Frolov cho biết việc triển khai hợp tác với Philippines có thể mở ra thị trường mới cho Nga.
Video đang HOT
Đối với nhà cầm quyền Philippines, đây là một hành động ngoại giao có ý nghĩa chính trị. Philippines muốn khẳng định sự độc lập của họ, đồng thời cũng muốn phát triển Nga thành đối tác và “đồng minh” của mình.
Điều không nên quên là, Philippines đang đối mặt với thách thức an ninh nghiêm trọng: Vừa có phần tử vũ trang Hồi giáo, vừa có “tranh chấp lãnh thổ”, cho nên họ cần vũ khí.
Xe tăng chiến đấu T-90C do Nga chế tạo. Ảnh: Sina
Việt Nam và Nga đang đàm phán mua gần 100 xe tăng T-90
Bài viết cũng trích dẫn thông tin được nhiều trang báo quốc tế thông tin trước đó cho hay Việt Nam dự định mua xe tăng T-90 của Nga để tăng cường trang bị cho quân đội. Hà Nội có thể sẽ mua gần 100 xe tăng tiên tiến của Nga, nhưng việc thảo luận kim ngạch hợp đồng và lắp đặt của xe tăng vẫn còn sớm.
Vladimir Roshchupkin, giám đốc nhà máy chế tạo xe Ural cho biết đàm phán đang ở giai đoạn khẩn trương nhất, hai bên vẫn chưa thống nhất về giá cả.
Vladimir Roshchupkin nói: “Đàm phán đang tiến hành, về số lượng, đối với chúng tôi, đây là một đơn đặt hàng trung bình. Họ muốn chiết khấu lớn hơn, chi ít tiền hơn, thấp hơn con số chúng tôi mong muốn. Lượng xuất khẩu không lớn, khoảng 100 chiếc”.
Ông còn cho biết sau khi xác định giá cả hai bên mới bắt đầu thảo luận các yêu cầu đặc biệt của lô xe tăng này trong điều kiện sử dụng ở Đông Nam Á.
T-90 là xe tăng chiến đấu hiện có của Quân đội Nga. Lượng lớn xe tăng này phiên bản cải tiến đã xuất khẩu cho Algeria, Azerbaijan và Ấn Độ, lắp ráp theo giấy phép ở các nước nói trên. Syria và Turkmenistan cũng có lượng nhỏ xe tăng T-90 đang hoạt động.
Chủ nhiệm Ruslan Pukhov, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng: “Việt Nam là đối tác lâu dài của chúng tôi, có lẽ, đáng để tiến hành một số nhượng bộ cho họ. Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang tích cực khai phá thị trường Việt Nam.
Ví dụ, trước đó không lâu Việt Nam đã lựa chọn súng trường tự động của Israel, chứ không phải súng trường Kalashnikov của Nga.
Pháp cũng đang tích cực chào bán vũ khí cho việt Nam. Tốt nhất vẫn là không nên để mất đi đối tác truyền thống này”.
Xe tăng chiến đấu T-90 do Nga chế tạo. Ảnh: Sina
Quân đội nhân dân Việt Nam cần gấp tăng số lượng trang bị bọc thép. Lục quân Việt Nam có vài trăm xe tăng do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất.
Chuyên gia Israel đã tiến hành cải tiến đối với một bộ phận trong số đó. Ban đầu, Việt Nam muốn mua xe tăng T-72 của Ba Lan, nhưng giao dịch không thành công. Cho nên, Việt Nam đã chuyển sang quan tâm đến vũ khí Nga.
Theo Viettimes
"Vua tăng" Type 99 Trung Quốc đả bại xe tăng Nga, Mỹ?
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 Trung Quốc sở hữu tính năng vượt trội, khả năng vận hành linh hoạt được cho là mạnh mẽ hơn T-90 Nga và chỉ yếu hơn xe tăng Mỹ ở hỏa lực.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 của Trung Quốc.
Mẫu xe tăng mới nhất Type 99 của Trung Quốc được giới quan sát quốc tế đánh giá cao dù chưa từng được xuất khẩu hay tham gia thực chiến. Sở dĩ như vậy vì theo số liệu công bố, xe tăng Trung Quốc sản xuất tiêu chuẩn ngang với châu Âu và có những đặc tính nổi bật, độc đáo hơn.
Chuyên gia quân sự Sebastien Roblin nhận định trên National Interest, khả năng xe tăng Type 99 Trung Quốc đối đầu với xe tăng M1 Abrams Mỹ là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi Đài Loan đã bày tỏ quan tâm đến mẫu M1 Abrams còn Australia sở hữu 60 xe tăng loại này.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian siêu tăng T-14 Armata chưa sản xuất đại trà, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 Nga vẫn được xem là đối thủ ngang tầm với xe tăng Trung Quốc.
Hỏa lực
Xe tăng Type 99 sử dụng pháo nòng trơn 125 mm, tương tự như T-90 Nga. Mẫu pháo này không mạnh mẽ so với phiên bản gắn trên chiếc Abrams. Loại đạn cải tiến mới tăng cường khả năng xuyên giáp khi chiến đấu ở cự ly gần.
Phiên bản Type 99A2 được trang bị pháo nòng dài hơn, trên lý thuyết giúp viên đạn bắn ra đạt vận tốc lớn hơn, tăng khả năng chính xác và công phá. Trung Quốc cố gắng gắn pháo 140 mm lên chiếc Type 99 nhưng không thành công.
Lợi thế của xe tăng Mỹ là đạn chứa uranium nghèo cỡ 120 mm M829, tăng khả năng xuyên giáp từ 15-25%. Washington cũng nghiên cứu thế hệ đạn pháo mới cho xe tăng, với khả năng xuyên phá giáp phản ứng nổ Kontakt và Relikt của Nga.
Trung Quốc cũng phát triển loại đạn uranium nghèo riêng với khả năng xuyên giáp M1 Abrams ở khoảng cách 1,4 km.
Cả hai mẫu Type 99 và T-90 đều có thể phóng tên lửa chống tăng từ ống phóng thiết kế riêng trong khi xe tăng Mỹ không được trang bị tính năng này. Nhờ vậy, xe tăng có thể chống lại các mục tiêu ngoài tầm bắn hoặc trực thăng tầm thấp.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ.
Cảm biến để phát hiện và ngắm bắn mục tiêu là yếu tốt then chốt trong các cuộc đấu xe tăng. Về điểm này, mẫu T-90 Nga được cho là chưa thể sánh bằng với xe tăng phương Tây. Xe tăng Trung Quốc nổi tiếng với thiết bị điện tử, có khả năng theo dõi bằng hồng ngoại để săn xe tăng địch một cách hiệu quả.
Khả năng phòng vệ
Chiếc Type 99 thừa hưởng thiết kế giáp composite dày, thậm chí là vượt trội hơn Mỹ và giáp phản ứng nổ (ERA) của Nga. Nhờ vậy mà xe tăng có thể chủ động kích nổ tên lửa, đạn pháo trước khi chúng xuyên qua lớp giáp phòng vệ cuối cùng.
Xe tăng Trung Quốc cũng có năng lực thu nhận cảnh báo bằng laser, giúp kíp lái nhận biết nếu xe tăng bị đối phương ngắm bắn. Nhờ vậy mà kíp lái có thời gian kịp thời đổi hướng, tránh nguy hiểm.
Bên cạnh đó, mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Trung Quốc còn được trang bị hệ thống laser công suất lớn, có khả năng gây nhiễu hệ thống ngắm bắn bằng laser hay hồng ngoại, thậm chí là làm mù vĩnh viễn xạ thủ đối phương. Tính năng này cho đến nay chưa từng được trải qua thực chiến.
Phiên bản nâng cấp Type 99A2 được trang bị thêm khả năng phân biệt "địch-ta" và gửi dữ liệu mã hóa.
Trong khi đó, khả năng phòng thủ xe tăng T-90 Nga dựa trên "mắt thần" Shtora, không chỉ gây nhiễu hệ thống laser đối phương mà còn có thể phóng ra lựu đạn khói, giúp bảo vệ xe tăng khỏi tầm ngắm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga.
Xe tăng Mỹ không được trang bị khả năng phòng vệ chủ động như phiên bản của Nga và Trung Quốc. M1A2 Abrams chỉ dựa vào phần giáp composite dày. Kho đạn thiết kế riêng cũng giúp cho xe tăng ít phát nổ khi bị đối phương bắn trúng.
Khả năng vận hành
Type 99 có thể đạt vận tốc tối đa tới 80 km/giờ trong khi hai mẫu xe tăng Nga, Mỹ lần lượt chỉ đạt 72 km/giờ và 67 km/giờ. Xe tăng Mỹ quá cồng kềnh và nặng nề nên khó vận chuyển cũng như chuẩn bị cho tác chiến.
M1 Abrams chỉ có thể di chuyển quãng đường 386 km trước khi cần phải nạp nhiên liệu còn xe tăng Type 99 và T-90 có thể vượt qua mức 480 km.
Type 99 cũng có hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật số, tương tự như phiên bản nâng cấp mới nhất trên M1 Abrams.
Chuyên gia Sebastien Roblin kết luận, mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Mỹ chiếm ưu thế về hỏa lực trong khi Type 99 Trung Quốc được trang bị giáp phòng vệ và khả năng di chuyển vượt trội.
T-90 Nga trở nên yếu thế hơn nhưng vẫn là mẫu xe tăng tin cậy nhờ "mắt thần" Shrota. Trong tương lai, T-14 Armata sẽ là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Nga.
Ông Roblin lưu ý, các hệ thống tác chiến của Type 99 chưa từng được xuất khẩu hay thực chiến. Do đó, năng lực thực sự của xe tăng chiến đấu chủ lực Trung Quốc vẫn là ẩn số.
Dù vậy, Type 99 ra đời phù hợp với yêu cầu cắt giảm số lượng nhưng tăng chất lượng trong quân đội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Danviet
Mỹ "hốt hoảng" nâng cấp M1A2 Abrams vì sợ lạc hậu với Nga Mặc dù sở hữu các loại vũ khí hiện đại nhất trên thế giới nhưng trong lĩnh vực xe tăng, Mỹ lại tỏ ra khá lạc hậu hơn so với Nga, hoặc thậm chí là các nước đồng minh như Đức hay Israel. Chính vì vậy, quân đội Mỹ hiện đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu hoặc mua các công nghệ chế...