Báo Trung Quốc viện dẫn 3 lý do để rút giàn khoan Hải Dương 981
Trung Quốc đột ngột di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực mà họ hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến dư luận nước này thắc mắc.
Theo công bố ban đầu, giàn khoan sẽ hoạt động đến giữa tháng 8 nhưng mới đến giữa tháng 7 thì các công ty dầu khí Trung Quốc đã gõ chiêng thu quân. Trang Tài chính Trung Quốc đã đưa ra 3 lý do khiến họ buộc phải di chuyển giàn khoan.
Tờ này nói lý do thứ nhất là vấn đề chuyên môn khi đã giàn khoan hoàn thành xong công việc khảo sát và lấy số liệu trong suốt 2 tháng hoạt động (phi pháp) vừa qua. Tờ này cũng rêu rao những thắng lợi to lớn trong “chiến dịch thăm dò”.
Lý do thứ hai mà Trang Tài chính Trung Quốc nêu ra là sự thay đổi thái độ của Mỹ. Cần nhớ rằng: “Ngày 10.7, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết số 412, yêu cầu “Trung Quốc phải rút giàn khoan, tàu hộ tống ra khỏi khu vực đang hoạt động ở Biển Đông và khôi phục lại nguyên trạng biển Đông”.
Ngay sau đó một ngày, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Michael Fuchs chuyên phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông tự nguyện ngưng ngay hành động khiêu khích làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”.
Video đang HOT
Ấy vậy mà Trang Tài chính Trung Quốc lại cho rằng “Mỹ đã không đổ lỗi cho Trung Quốc như các quốc gia khác và nghị quyết số 412 cũng không khiển trách mỗi mình Trung Quốc tạo sóng tại Biển Đông”. Do Mỹ “thay đổi thái độ” nên Trung Quốc phải có hành động “thiện chí” là di chuyển giàn khoan.
Lý do thứ ba mà Trang Tài chính Trung Quốc nêu ra là việc di chuyển giàn khoan sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông. Tờ này thừa nhận chiến tranh tại Biển Đông là điều không ai mong muốn và khi nó xảy ra thì tất cả các bên tham chiến sẽ cùng thua do chịu những tổn thất kinh tế khác nhau.
Mặc dù ngang ngược nói Trung Quốc khai thác trên “khu vực lịch sử” (thực tế là chà đạp luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền nước khác) nhưng Trang Tài chính Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng trong tương lai dài thì cần phải hợp tác trên cơ sở đảm bảo hòa bình.
Theo Một Thế Giới
Báo Nhật: Nên cảnh giác với "trò chơi" mới của Trung Quốc
&'Trung Quốc có thể lùi một bước bây giờ nhưng rất có thể họ sẽ chơi một trò chơi lâu dài hơn trong tương lai'. Đó là nhận định của Diplomat trước quyết định dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc hôm 15/7.
Trung Quốc đã thực hiện một thông báo gây sửng sốt vào sáng thứ Tư, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với Tân Hoa Xã rằng China National Petroleum Corp (CNPC) đã di chuyển giàn khoan Haiyang Shiyou -981 khỏi vị trí mà nó hạ đặt trái phép từ 2/5 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.
Việc di chuyển giàn khoan về đảo Hải Nam diễn ra sớm hơn 1 tháng so với dự định đã đặt ra một số câu hỏi. CNPC ban đầu nói rằng giàn khoan sẽ hoạt độg đến 15/8 nhưng hôm qua họ nói rằng cả việc thăm dò và khoan đã hoàn tất.
Phó Giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách CNPC, Wang Zhen, cho biết phân tích sơ bộ cho thấy rằng khu vực này có "điều kiện cơ bản và khả năng khai thác dầu khí, nhưng thử nghiệm khai thác không thể bắt đầu trước khi có đánh giá toàn diện của dữ liệu." Như vậy Trung Quốc đã tự đưa ra một lý do cho quyết định nhưng họ cũng chỉ đề cập một cách mơ hồ về yêu cầu đánh giá dữ liệu. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan trở lại khi có cơ hội.
Sáng nay, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã ra khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Việc Trung Quốc đột ngột rút giàn khoan trước lịch trình định sẵn trong hoàn cảnh không có cảnh báo và cũng không công bố phô trương dẫn đến một giả định hợp lý là Trung Quốc đang tìm cách giảm căng thẳng với Việt Nam. Và rất có thể đó là kết quả của áp lực quốc tế với yêu sách ngang ngược đòi đến 90 phần trăm Biển Đông.
Trong khi không đưa ra một lý do chính thức cho quyết định này, Tân Hoa Xã cũng ghi nhận rằng các hoạt động kiểm tra không thể được sắp xếp ngay lập tức bởi vì mùa mưa bão đã bắt đầu. Một quan chức ngành công nghiệp với kiến thức về các hoạt động dầu khí nói với Reuters rằng quyết định này là để đưa giàn khoan vào các công việc khác.
Điều này xem ra cũng là có cơ sở vì đây là giàn khoan dầu tiên tiến nhất và mới nhất của Trung Quốc với khả năng khoan sâu gấp đôi so với các giàn khoan hiện tại của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã thu hồi tất cả các tàu khác mà nó sử dụng để bảo vệ các giàn khoan và tuyên bố chủ quyền vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên, quyết định đưa giàn khoan về Hải Nam có thể do áp lực ngày càng lớn trong khu vực. Việc Trung Quốc gần đây đưa yêu sách "đường chín đoạn" để đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và gia tăng áp lực với Việt Nam và Philippines đã trở thành chất xúc tác cho khá nhiều hợp tác an ninh khu vực.
Đối thủ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực là Nhật Bản, đã đưa ra những cơ hội để cung cấp tàu bảo vệ bờ biển và tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước tương ứng. Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu chính của Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5 khi bị cả Mỹ và Nhật Bản chỉ trích về nỗ lực để thay đổi hiện trạng trong khu vực quan trọng nhất hiện nay.
Trong khi Trung Quốc dường như đang lùi lại trong lúc này thì cũng rất có thể họ sẽ chơi một trò chơi lâu hơn. Bắc Kinh cho thấy có thể khẳng định ý chí của họ ít nhất là trong quan hệ với một Việt Nam yếu hơn nhiều và hoàn thành mục tiêu bất chấp sự phản đối trong khu vực và cuộc đối đầu hàng ngày.
Trung Quốc có thể sẽ coi đây là sự thiết lập một tiền lệ thành công, nhờ đó mà họ có thể áp đặt giải thích ranh giới khu vực mà không có một phản ứng dữ dội đáng kể. Thay vì giảm sự quyết đoán, các lãnh đạo Bắc Kinh có nhiều khả năng sẽ xem xét lại các vấn đề như thế này ở thời gian và địa điểm mà họ cho là thích hợp trong tương lai.
Tạm thời, sự cân bằng an ninh khu vực vẫn chưa có thay đổi đáng kể. Nó chỉ thay đổi khi có một sức mạnh cứng từ bên ngoài di chuyển tới vùng này. Nếu không Trung Quốc đã chứng minh nó có đủ tiền để tăng và duy trì áp lực lâu dài trong khu vực.
Theo Người Đưa Tin
Đa Chiều: Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981 là do áp lực của Mỹ Tờ báo cho rằng việc Washington liên tục lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan 981 đã cổ vũ rất lớn cho (tính chính nghĩa của) Việt Nam. Tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh đâm va vào tàu công vụ Việt Nam đang thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng biển Việt Nam. Đa Chiều, tờ báo...